Tình hình lập kế hoạch huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Long Biên, Hà Nội (Trang 59 - 61)

4 .Kết cấu của luận văn

3.2. Phân tích thực trạng quản lý huy động vốn tại Techcombank – Chi nhánh

3.2.1. Tình hình lập kế hoạch huy động vốn

Để quản lý huy động vốn được tốt trên cơ sở kế hoạch của Hội Sở giao, Chi nhánh Long Biên đã xây dựng kế hoạch huy động vốn hàng năm dựa trên việc phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của chi nhánh để đưa ra bản kế hoạch về nguồn vốn huy động phù hợp nhất.

- Thương hiệu ngân hàng Techchombank đã được khẳng định trên thị trường Việt Nam và đã được nhiều người trong khu vực biết đến .

- Đội ngũ cán bộ trẻ nhiệt tình, có trình độ học vấn cao nên dễ dàng nắm bắt công việc và thực hiện công nghệ mới.

- Địa điểm các phòng giao dịch đều được đặt tại các trục đường trung tâm của khu vực tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng giao dịch.

- Đã khẳng định được vị thế và thương hiệu trên địa bàn

- Cơ chế chính sách huy động vốn của Ngân hàng khá linh động và luôn thay đổi phù hợp với xu thế phát triển của thị trường.

* Điểm yếu:

- Năng lực hoạch định chiến lược trung và dài hạn còn hạn chế.

- Là một quận mới nên tốc độ phát triển rất nhanh, trong khi đó các phòng giao dịch còn hạn chế nên chưa tiếp cận được sâu rộng đến khách hàng

- Cán bộ trẻ chưa có kinh nghiệm trong công việc và mối quan hệ.

* Cơ hội:

- Có sự hỗ trợ từ Techcombank Việt Nam cho các chi nhánh tại các khu vực mới thành lập.

- Quận Long Biên hiện tại có môi trường đầu tư rất tốt cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, có nhiều dự án lớn đây cũng tạo nhiều cơ hội cho Chi nhánh Techcombank Long Biên.

- Tiềm lực tiền gửi dân cư tại khu vực quận Long Biên là khá lớn

* Thách thức:

- Ảnh hưởng của nền kinh tế khó khăn và suy thoái - Các rủi ro tiềm ẩn nhiều

- Cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng.

- Các chỉ tiêu hoạt động còn yếu và không bền vững.

Trên cơ sở kết quả hoạt động huy động vốn những năm trước, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của chi nhánh hàng năm, kết hợp với việc khảo sát thông tin từ khách hàng và đối thủ cạnh tranh trên địa bàn, Lãnh đạo cùng với tất cả cán bộ đã họp và xây dựng kế hoạch kinh doanh, trong đó có kế hoạch về nguồn vốn . Cụ thể kế hoạch huy động vốn giai đoạn 2014 – 2017:

-Bình quân hàng năm, tổng nguồn vốn huy động tăng từ 10-15% Trong đó:

-Tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng bình quân tối thiểu 65% trên tổng nguồn vốn.

-Tiền gửi có kỳ hạn tăng trưởng bình quân hàng năm từ 15-20%.

Sau khi xác định được kế hoạch, cần phải tổ chức bảo vệ kế hoạch: Hàng năm, Giám đốc chi nhánh bảo vệ kế hoạch với Giám đốc hội sở. Việc tổ chức bảo vệ kế hoạch được thực hiện tại Trụ sở chính hoặc theo vùng, tại từng địa phương sau đó được tổng hợp cân đối chung toàn quốc làm căn cứ để trình Tổng giám đốc phê duyệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Long Biên, Hà Nội (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)