4 .Kết cấu của luận văn
4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý huy động vốn tại Techcombank –
4.2.4. Các giải pháp khác
- Cần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ thông tin và ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động chi ngân hàng được hiệu quả. Lắp đặt thêm các trang thiết bị hiện đại và các cây ATM tích hợp cả việc nhận tiền để khách hàng thuận tiện trong việc giao dịch.
- Xây dựng uy tín của Chi nhánh ngân hàng đối với khách hàng bằng cách thường xuyên tổ chức hội nghị tri ân khách hàng. Xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, chuyên nghiệp trong giao tiếp với khách hàng.
- Mở rộng quan hệ với các doanh nghiệp trong và ngoài khu vực chi nhánh Ngân hàng bằng cách xây dựng chính sách lãi suất phù hợp, đa dạng với từng doanh nghiệp để thu hút nguồn vốn huy động và cho vay.
KẾT LUẬN
1. Công tác huy động vốn có vai trò hết sức quan trọng không chỉ đối với các NHTM mà còn với cả nền kinh tế. Do vậy, mỗi ngân hàng cần quản lý hoạt động huy động vốn với những nội dung cụ thể như: Hoạch định nguồn vốn kinh doanh, xây dựng chính sách và quy chế huy động vốn, xây dựng và phát triển hệ thống các công cụ huy động vốn, điều chỉnh nguồn vốn và kiểm tra, kiểm soát hoạt động huy động vốn. Quản lý hoạt động vốn chịu ảnh hưởng từ các nhân tố chủ quan và khách quan.
2. Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý huy động vốn từ các ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội trên cho thấy, để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hoạt động huy động vốn cần: Đa dạng các hình thức huy động vốn, mở rộng mạng lưới phòng giao dịch, có chính sách lãi suất thích hợp để khuyến khích người dân tiết kiệm và gửi tiền vào ngân hàng.
3. Trong giai đoạn 2014-2017 Công tác quản lý huy động vốn tại Techcombank – Chi nhánh Long Biên đã đạt được những thành quả nhất định như: Nguồn vốn hàng năm của Techcombank chi nhánh Long Biên đều tăng trưởng, số dư năm sau cao hơn năm trước
4. Tuy nhiên, quá trình quản lý huy động vốn của Ngân hàng Techcombank chi nhánh Long Biên cũng còn những hạn chế nhất định như: Ban lãnh đạo chưa chú trọng, quan tâm đến chính sách phát triển mạng lưới giao dịch, việc mở rộng mạng lưới còn trì trệ mặc dù đã có kế hoạch. Sự phối hợp giữa các bộ phận chuyên môn còn chưa chặt chẽ và đồng bộ. Việc điều hành về công cụ lãi suất không kịp thời và nhạy bén. Chưa phát triển thêm được sản phẩm tiền gửi linh hoạt.
5. Để hoàn thiện công tác QL huy động vốn, NH TMCP Kỹ Thương – Chi nhánh Long Biên cần thực hiện các giải pháp trên các khía cạnh như:
- Công tác lập kế hoạch huy động vốn cần: đánh giá diễn biến thị trường và phân tích nguồn vốn, xây dựng và vận dụng cơ chế lãi suất linh hoạt, đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn và sản phẩm khác biệt, xây dựng chính sách khách hàng hợp lý cho hoạt động của mình, hoàn thiện công nghệ hiện đại hóa ngân hàng, phối hợp với cơ quan khác trong việc bán chéo sản phẩm.
- Công tác tổ chức huy động vốn cần: hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo hướng phục vụ chiến lược và chính sách huy động vốn, đào tạo chuyên sâu cán bộ cho ngân hàng, linh hoạt hơn nữa trong việc quản lý huy động vốn cho hiệu quả, tăng cường hơn nữa mối quan hệ truyền thông và đàm phán với các chi nhánh trong cùng hệ thống, nên phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ trong quá trình hoạt động huy động vốn.
- Công tác kiểm soát huy động vốn cần: nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ quản lý tại chi nhánh trong công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động huy động vốn, xây dựng các chế độ báo cáo rõ ràng từ quy chế đến thực tế, xử lý nghiêm túc những trường hợp vi phạm chế độ báo cáo, các phòng chịu trách nhiệm kiểm tra như phòng kiểm tra
- Các giải pháp khác như: Cần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ thông tin và ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động chi ngân hàng được hiệu quả, xây dựng uy tín của Chi nhánh ngân hàng đối với khách hàng, mở rộng quan hệ với các doanh nghiệp trong và ngoài khu vực chi nhánh Ngân hàng.
Vì còn nhiều hạn chế về mặt thời gian, lý luận, kinh nghiệm thực tiễn nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý của của các Thầy, các Cô giáo và bạn đọc để bản luận văn được hoàn thiện hơn và có giá trị thực tiễn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Hữu Bình, 2010. Tăng cường huy động vốn tại Agribank - chi nhánh Long Biên. Luận văn thạc sỹ, Học viện Ngân hàng.
2. David Cox, 1997. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.
3. Vũ Thị Dậu, 2005. Phát triển các dịch vụ mới trong kinh doanh của ngân hàng thương mại. Tạp chí Giáo dục lý luận, Hà Nội.
4. Vũ Thị Dậu, 2008. Hoàn thiện và phát triển thị trường tín dụng Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Tạp chí Kinh tế và Kinh doanh – số 1. Trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội.
5. Phạm Văn Dũng và cộng sự, 2012. Kinh tế chính trị đại cương. Hà Nội NXB ĐHQG Hà Nội.
6. Phan Huy Đường, 2012. Quản lý kinh tế nâng cao. Hà Nội: NXB ĐHQG Hà Nội.
7. Frederic S. Mishkin, 1991. Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính. Hà Nội: Nxb Khoa học kỹ thuật.
8. Phan Thị Thu Hà, 2009. Quản trị Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nxb Giao thông vận tải.
9. Trịnh Thị Kim Hảo, 2011. Tăng cường quản lý nguồn vốn huy động trong bối cảnh hội nhập quốc tế tại Agribank Thanh Hóa. Luận văn thạc sỹ, Học viện Ngân hàng.
10. Trần Viết Hoàng và Cung Trần Việt, 2005. Các nguyên lý tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính. Hà Nội: Nxb Thống kê.
11. Nguyễn Phương Hồng, 2009. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn tại Sacombank - chi nhánh Hà Nội. Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
thương mại Việt Nam. Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. 13. Trần Xuân Kiên, 1996. Chiến lược huy động vốn và sử dụng vốn trong nước cho phát triển nền công nghiệp Việt Nam. Hà Nội: Nxb Lao động.
14. Nguyễn Minh Kiều, 2006. Tiền tệ ngân hàng. Hà Nội: Nxb Thống kê. 15. Nguyễn Minh Kiều, 2008. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Hà Nội: Nxb Thống kê.
16. Trịnh Thị Hoa Mai và cộng sự, 2001. Kinh tế học tiền tệ ngân hàng. Hà Nội: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
17. Nguyễn Văn Nam và Vương Trọng Nghĩa, 2001. Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nxb Tài chính.
18. Ngân hàng Agribank Thanh Hóa (2012), Chính sách lãi suất huy động của Agribank, Hội thảo khoa học.
19. Đặng Việt Tiến, 2005. Marketing ngân hàng. Hà Nội: Nxb Thống kê. 20. Lê Văn Tư, 2005. Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nxb Tài chính.
21. Techcombank Long Biên, kết quả kinh doanh năm 2014, 2015, 2016, 2017. Báo cáo.
22. Trường Đại học Đà Nẵng (2012), Chính sách huy động vốn của NHTM Việt Nam trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế, Hội thảo khoa học.
PHỤ LỤC
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG I.THÔNG TIN CHUNG
Kính chào Anh/Chị! Tôi là Phạm Quang Minh, học viên cao học chuyên ngành Quản lý kinh tế - trường Đại học kinh tế Đại học quốc gia Hà Nội. Hiện nay tôi đang nghiên cứu luận văn "Quản lý huy động vốn tại ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Long Biên”.
Bảng khảo sát này ghi nhận lại những ý kiến cá nhân của các Anh/Chị , vì vậy, sẽ không có câu trả lời đúng hay sai, tất cả các ý kiến của Anh/Chị đều đóng góp cho sự thành công của luận văn. Tôi xin cam kết mọi thông tin của Anh/Chị sẽ được bảo mật và chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu của luận văn...
Rất mong nhận được hỗ trợ nhiệt tình của Anh/Chị! Trân trọng cảm ơn! Anh/Chị vui lòng cho biết một số thông tin sau:
2. Xin vui lòng cho biết Anh/Chị thuộc nhóm tuổi nào:
- – –
3. Xin vui lòng cho biết trình độ học vấn, trình độ chuyên môn của Anh/Chị
4. Xin vui lòng cho vị trí công việc/chức vụ hiện tại của Anh/Chị ………..
Anh/Chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý của Anh/Chị về các phát biểu sau bằng cách đánh dấu vào ô mà Anh/Chị cho là phù hợp nhất theo quy ước như sau:
1.Hoàn toàn phản đối 2.Phản đối 3.Không ý kiến 4.Đồng ý 5.Hoàn toàn đồng ý
Tiêu chí Ký hiệu
Mức độ đánh giá Công tác lập kế hoạch huy động vốn 1 2 3 4 5 1.Các mục tiêu huy động vốn hàng năm phù hợp KH1
2.Chính sách lãi suất huy động vốn linh hoạt và có tính cạnh tranh
KH2
3.Chính sách đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ huy động vốn hợp lý
KH3
4.Chính sách mạng lưới huy động vốn phù hợp KH4 5.Chính sách chăm sóc khách hàng hiệu quả KH5 6.Kế hoạch huy động vốn hàng năm phù hợp
cho vay vốn của Chi nhánh.
KH6
Thực trạng tổ chức thực hiện huy động vốn 1 2 3 4 5 1. Cơ cấu bộ máy huy động hợp lý, phân công
nhiệm vụ rõ ràng
TT1
2. Cán bộ có năng lực, thái độ làm việc tốt. TT2 3.Đảm bảo đầy đủ, kịp thời các nguồn lực cho
huy động vốn.
TT3
4.Hệ thống thông tin báo cáo và phối hợp trong công tác huy động vốn được kịp thời.
TT4
Đánh giá thực trạng kiểm soát huy động vốn 1 2 3 4 5 1.Việc kiểm soát được thực hiện chặt chẽ, đúng
quy trình.
KS1
2.Thông tin phản hồi chính xác, kịp thời, cụ thể. KS2 3.Các nội dung kiểm soát huy động vốn phù
hợp.
KS3
4.Kết quả kiểm soát huy động vốn được xử lý đúng và kịp thời (xử lý vi phạm)