Bối cảnh kinh tế mới ảnh hưởng tới huy động vốn và công tác huy động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Long Biên, Hà Nội (Trang 86 - 90)

4 .Kết cấu của luận văn

4.1. Bối cảnh kinh tế mới và định hướng hoàn thiện công tác quản lý huy động

4.1.1. Bối cảnh kinh tế mới ảnh hưởng tới huy động vốn và công tác huy động

4.1. Bối cảnh kinh tế mới và định hƣớng hoàn thiện công tác quản lý huy động vốn tại Techcombank – Chi nhánh Long Biên

4.1.1. Bối cảnh kinh tế mới ảnh hưởng tới huy động vốn và công tác huy động vốn động vốn

Trong bối cảnh động lực phát triển kinh tế phụ thuộc nhiều vào nguồn tín dụng ngân hàng, kinh tế trong và ngoài nước có nhiều biến động, rủi ro hoạt động ngân hàng tăng cao trong khi khả năng quản lý, giám sát chưa theo kịp sự phát triển và đa dạng hóa của thị trường. Sự phát triển của nền tảng công nghệ 4.0 phát triển như vũ bão thì xu hướng hội nhập kinh tế là không thể tránh khỏi. Sự gia nhập vào thị trường huy động vốn sẽ có ngày càng nhiều các đối thủ đặt các NHTM vào sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Các ngân hàng nước ngoài có tiềm lực kinh tế lớn, công nghệ quản trị hiện đại, và kinh nghiệm hoạt động lâu đời sẽ là một thách thức rất lớn cho sự hoạt động của các ngân hàng thương mại trong nước. Buộc Ngân hàng nhà nước phải tăng cường quản trị ngân hàng theo thông lệ quốc tế thông qua việc đẩy mạnh áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như tiêu chuẩn Basel II vào năm 2020. Bối cảnh này đã đặt ra cho các NHTM trong nước nói chung và chi nhánh NHTMCP Techcombank nói riêng những thách thức như:

Thách thức từ tín dụng tăng trưởng cao: Tại Việt Nam, tín dụng từ khu vực ngân hàng vẫn đang là một trong những động lực chính thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế. Tỉ lệ tín dụng so với GDP tăng liên tục tăng từ 95,2% năm 2012 lên tới 130% (tính đến giữa năm 2017). Tín dụng trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng tín dụng (53,7% năm 2017), trong khi đó, vốn huy động trung và dài hạn chỉ chiếm 13% - 15% tổng huy động. Với cơ

cấu này, có thể khiến ngân hàng và các TCTD rơi vào tình trạng rủi ro thanh khoản do mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ.

Thách thức từ kiểm soát rủi ro hoạt động ngân hàng: Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và hội nhập tài chính ngày càng sâu rộng trên toàn cầu, sản phẩm tài chính ngày càng đa dạng, hệ thống ngân hàng phát triển ngày càng phức tạp, thì rủi ro trong hoạt động ngân hàng trở nên khó lường hơn, mức độ và phạm vi ảnh hưởng cũng sâu rộng hơn.

Thách thức khi áp dụng quản trị rủi ro theo Basel II: triển khai Basel II được coi là trọng tâm trong thực hiện đề án tái cơ cấu hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 - 2015 và 2016 - 2020, song song với các giải pháp như sáp nhập, hợp nhất, xử lý các ngân hàng yếu kém. Các ngân hàng có thể gặp sức ép về kỹ thuật và chi phí do các ngân hàng buộc phải đảm bảo nguồn lực tài chính để điều chỉnh và kiện toàn cơ cấu tổ chức quản trị, khung chính sách, mô hình đo lường rủi ro; thách thức đối với ngân hàng khi tăng vốn và giảm tài sản có rủi ro. Tại Việt Nam, dữ liệu chưa được các ngân hàng chú trọng và chưa được quản trị một cách có hệ thống và hợp nhất. Do đó, việc xây dựng hệ thống và thu thập dữ liệu sẽ đòi hỏi thời gian, nhân lực và vật lực của các ngân hàng khi triển khai, điều này cũng có thể gây sức ép cho các ngân hàng trong quá trình thực hiện Basel II. Ngoài ra, việc áp dụng Basel II cũng đặt ra các thách thức chính sách đối với NHNN khi ban hành các quy định về hoạt động ngân hàng phù hợp với lộ trình triển khai Basel II.

Thách thức ổn định mặt bằng lãi suất: Dư địa giảm lãi suất trong năm 2017 rất hạn chế do tác động của ba lần FED tăng lãi suất khiến đồng USD tăng giá, qua đó, đẩy chi phí vay vốn bằng USD tăng cao, ảnh hưởng đến việc duy trì lãi suất thấp của NHTW nhiều nước, trong đó có Việt Nam.

Thách thức xử lý nợ xấu: Đầu năm 2017, nợ xấu thực tế được NHNN

khả quan, nhưng pháp luật về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm còn nhiều bất cập, chưa thiết lập và đưa thị trường mua bán nợ xấu vào hoạt động, thiếu nguồn lực và cơ chế đặc thù cho VAMC hoạt động. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng còn đối mặt với nguy cơ bùng phát nợ xấu mới do nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh từ hệ thống ngân hàng và các TCTD vẫn chiếm tỷ trọng lớn, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô trong nước và thế giới còn nhiều bất ổn, biến động phức tạp, khó lường. Nếu nợ xấu không được xử lý kịp thời, triệt để trong những năm tới, có thể sẽ ảnh hưởng tới hệ thống tài chính và đây có thể coi là một trong những điểm nghẽn cho phát triển kinh tế.

Bên cạnh những thách thức được đặt ra thì hoạt động của ngân hàng cũng có những cơ hội khi mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2018 đã được thông qua (17%) là mức tăng trưởng phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay.

Thúc đẩy việc triển khai Basel II trên toàn hệ thống ngân hàng, về mặt pháp lý, cần ban hành quy định về tỷ lệ an toàn vốn, quản lý rủi ro, quy định về ICAAP theo Basel II với lộ trình phù hợp, hoàn thiện Chuẩn mực kế toán Việt Nam theo các nguyên tắc của Chuẩn mực kế toán quốc tế; thanh tra và giám sát ngân hàng cần thực hiện trên cơ sở rủi ro; nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất.

Việc đẩy mạnh tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tiếp tục triển khai cổ phần hóa các NHTM Nhà nước và giảm tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước tại một số NHTM cổ phần có tỉ lệ sở hữu Nhà nước chi phối về mức trên 65% nhằm thu hút các nhà đầu tư chiến lược. Đồng thời, thúc đẩy mạnh mẽ việc mở rộng các dịch vụ ngân hàng cho các thành phần trong nền kinh tế và mở rộng các dịch vụ ngân hàng ra ngoài khu vực truyền thống, tăng cường cạnh tranh quốc tế và mở rộng mạng lưới ra ngoài phạm vi quốc gia. Điều chỉnh mạnh mẽ cấu trúc hệ thống các TCTD theo hướng giảm dần số lượng, tăng quy mô về vốn tương ứng với năng lực quản trị điều hành và phạm vi hoạt động, đáp ứng đầy

đủ các quy định về an toàn hoạt động do NHNN quy định và phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Huy động vốn tiếp tục tăng cao: Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và dân cư tiếp tục duy trì tốc độ tăng cao, với mức tăng ước khoảng 19% so với năm 2016. Huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá cũng tăng mạnh, ước tính tăng 38%. Huy động bằng VND vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động, với gần 90,5% tổng vốn huy động, một phần là nhờ sự hấp dẫn về lãi suất hơn so với mức lãi suất 0% nếu gửi bằng đồng USD.

Cơ cấu tín dụng ngày càng hợp lý hơn: tỷ trọng tín dụng ngắn hạn có xu hướng tăng, trong khi tín dụng trung và dài hạn giảm xuống còn 53,7% tổng tín dụng, giảm 1,4 điểm phần trăm so với cuối năm 2017, phản ánh đúng thực trạng huy động vốn ở Việt Nam hiện nay (huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so với vốn trung và dài hạn).

Lãi suất tiếp tục xu hướng giảm, hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh: lãi suất liên ngân hàng trong năm 2017 đạt mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây (bình quân lãi suất liên ngân hàng qua đêm năm 2017 khoảng 2,3%).

Xử lý nợ xấu được đẩy mạnh: những khó khăn pháp lý gặp phải trong quá trình xử lý nợ xấu đã dần được tháo gỡ thông qua việc ban hành Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD. Các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán và xử lý nợ xấu đã được trao quyền thu giữ tài sản bảo đảm, cơ chế xử lý tài chính đối với các TCTD khi bán nợ xấu đã được tạo lập. Việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 42 bước đầu đã đạt được các kết quả tích cực khi toàn hệ thống đã xử lý được khoảng 70.000 tỷ đồng nợ xấu trong năm 2017, tăng 40% so với năm 2016, đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống TCTD giảm xuống còn 2,3% từ mức 2,46% vào cuối năm 2016. Tỷ lệ nợ xấu giảm chủ yếu do các khoản nợ xấu tiềm ẩn trong nợ cơ cấu lại, trái phiếu doanh nghiệp và các khoản phải thu bên ngoài khó thu hồi giảm.

Tỷ giá ổn định: tỷ giá USD/VND được duy trì ổn định suốt cả năm 2017 trong bối cảnh thị trường quốc tế không ngừng biến động. Tính đến cuối tháng 12/2017, tỷ giá trung tâm ước tăng khoảng 1,5 - 1,7% so với đầu năm.

Nguyên nhân tạo ra các tác động, ảnh hưởng tích cực đối với thị trường tiền tệ, tín dụng trong năm 2017 chủ yếu là do việc điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra (bình quân khoảng 3%), ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý (tăng trưởng GDP vượt mục tiêu đề ra khi đạt 6,81%), bảo đảm thanh khoản của các TCTD, ổn định thị trường tiền tệ. Bên cạnh đó, khu vực doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, mở rộng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, thành lập mới doanh nghiệp, thị trường chứng khoán tăng trưởng ấn tượng, thị trường bất động sản phục hồi tốt,… cũng tác động tích cực lên thị trường tiền tệ, tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Long Biên, Hà Nội (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)