Thu thập và xử lý tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Long Biên, Hà Nội (Trang 43)

4 .Kết cấu của luận văn

2.1.2. Thu thập và xử lý tài liệu

* Thu thập thông tin, tài liệu thứ cấp

Tác giả thu thập, tổng hợp các tài liệu nước ngoài và trong nước về quản lý huy động vốn tại các ngân hàng thương mại, gồm sách tham khảo, giáo trình, luận án, đề tài khoa học, các tài liệu trên internet.

Sau khi có các dữ liệu thứ cấp, tác giả tiến hành phân loại, tổng hợp, lựa chọn sử dụng dữ liệu phù hợp để xây dựng cơ sở lý luận, hình thành khung nghiên cứu của Luận án.

Tác giả thực hiện thu thập thông tin, tài liệu sơ cấp thông qua việc thực hiện điều tra bảng hỏi đối với khách hàng và cán bộ nhân viên của chi nhánh về các vấn đề liên quan đến việc quản lý huy động vốn tại Techcombank – Chi nhánh Long Biên, Hà Nội.

Từ các thông tin định lượng và định tính thu được qua quá trình phỏng vấn, tác giả đã tiến hành sàng lọc và tính toán dựa trên các phần mềm Excel, SPSS…từ đó xây dựng các luận cứ, phục vụ cho việc chứng minh hoặc bác bỏ các giả thuyết khoa học của quá trình quản lý huy động vốn tại Techcombank – chi nhánh Long Biên, Hà Nội.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp logic

Dùng phương pháp nghiên cứu lịch sử để tái hiện lại quá trình quản lý huy động vốn trong quá khứ của chi nhánh theo đúng trình tự thời gian và không gian như nó đã từng diễn ra. Đồng thời sử dụng phương pháp logic để tìm ra bản chất, quy luật vận động và phát triển của công tác quản lý huy động vốn trên cơ sở khái quát hóa và rút ra từ hiện thực. Nghĩa là phải sử dụng phương pháp logic gắn liền với phương pháp lịch sử, nếu tách rời phương pháp lịch sử thì người nghiên cứu sẽ rơi vào tình trạng suy luận trừu tượng thiếu cơ sở, nhận xét chung chung, thậm chí kết luận sai lầm. Đồng thời cũng tránh trường hợp chỉ dựa vào vài dữ kiện ít ỏi để khái quát hóa thành quy luật, bản chất của sự vật, hiện tượng.

Phương pháp logic được sử dụng trong toàn luận văn: các chương mục, tiểu mục đều được thiết kế theo 1 logic chặt chẽ.

2.2.2 Phương pháp phân tích – tổng hợp

Phương pháp phân tích

Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để

nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy.

Khi đứng trước một đối tượng nghiên cứu, sẽ có cảm giác có nhiều hiện tượng đan xen nhau, chồng chéo nhau làm lu mờ bản chất của nó. Vậy muốn hiểu được bản chất của một đối tượng nghiên cứu, cần phải phân chia nó thành những hiện tượng, sự việc riêng rẽ.

Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

Khi phân chia đối tượng nghiên cứu cần phải: Xác định tiêu thức để phân chia; Chọn điểm xuất phát để nghiên cứu; Xuất phát từ mục đích nghiên cứu để tìm thuộc tính riêng và chung.

Phương pháp phân tích được tác giả sử dụng chủ yếu trong chương 3 của luận văn: Phân tích thực trạng QL huy động vốn tại Techcombank – Chi nhánh Long Biên.

Phương pháp tổng hợp

Bước tiếp theo của phân tích là tổng hợp. Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ, quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp

vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngược nhau) từ sự phân tích, khả năng trừu tượng, khái quát nắm bắt được mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau.

Phương pháp tổng hợp được tác giả sử dụng trong việc khái quát hóa và hệ thống hóa cơ sở lý luận ở chương 1 và đánh giá công tác quản lý huy động vốn ở chương 3 nhằm đánh giá những thành công, những hạn chế và nguyên nhân tình hình QL huy động vốn tại Techombank – Chi nhánh Long Biên.

2.2.3. Phương pháp so sánh

So sánh (hoặc so sánh đối chiếu) là một thao tác nghiên cứu được dùng trong nhiều ngành khoa học khác nhau. Vai trò quan trọng ít hay nhiều của thao tác nghiên cứu này là tùy thuộc vào đặc điểm bản chất của đối tượng nghiên cứu, và do đó vào nhiệm vụ của ngành khoa học nghiên cứu đối tượng ấy. Có những ngành khoa học nếu không vận dụng phương pháp nghiên cứu so sánh thì không thể giải quyết nổi những vấn đề cơ bản phát sinh trong quá trình nghiên cứu đối tượng.

Phương pháp so sánh được tác giả sử dụng khá triệt để trong Chương 3 của luận văn khi nghiên cứu về thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng. Việc phân tích thực trạng dựa trên các kết quả kinh doanh chỉ phát huy hiệu quả khi sử dụng phương pháp so sánh để rút ra nhận xét về hoạt động huy động vốn, cũng như công tác quản lý hoạt động vốn có hiệu quả hay không. Bên cạnh đó, việc tính toán và so sánh về hoạt động huy động vốn qua các năm (2014-2017) cũng giúp tác giả có một cái nhìn toàn diện, để từ đó đề ra các giải pháp quản lý hiệu quả hơn trong công tác huy động vốn tại Ngân hàng.

2.2.4. Phương pháp thống kê mô tả và nghiên cứu tài liệu

Thống kê là một hệ thống các phương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định.

Thống kê mô tả là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu, ở đây chính là hoạt động huy động vốn tại NHTM Sài Gòn Công thương. Thống kê và so sánh là hai phương pháp được sử dụng song hành với nhau trong luận văn. Các phương pháp thống kê mô tả, thống kê phân tích được sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận văn để phân tích thực trạng công tác huy động vốn nhằm phản ánh chân thực và chính xác đối tượng nghiên cứu. Các phương pháp này cũng giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các số liệu được chính xác, phân tích tài liệu được khoa học, phù hợp, khách quan, phản ánh được đúng nội dung cần phân tích.

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: là phương pháp thu thập thông tin hoàn toàn gián tiếp, không tiếp xúc với đối tượng khảo sát. Các số liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài từ các báo cáo, đề án chuyển đổi mô hình hoạt động của ngân hàng, các quy chế, quy trình, kết hợp với thông tin sơ cấp qua trao đổi, tìm hiểu tại ngân hàng.

Phương pháp thống kê mô tả và nghiên cứu tài liệu được sử dụng trong toàn bộ luận văn đặc biệt ở chương 3.

2.2.5. Phương pháp điều tra khảo sát

Tác giả tiến hành xây dựng 01 mẫu phiếu câu hỏi khảo sát đối với cán bộ nhân viên của Chi nhánh.

- Bảng câu hỏi khảo sát nhân viên chi nhánh (Phụ lục 1) gồm 2 phần: + Phần 1: Phần thông tin chung. Bao gồm độ tuổi, giới tính, bộ phận công tác…

+ Phần 2: Đánh giá của nhân viên về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn.

nhánh và các phòng giao dịch của Techcombank CN Long Biên có liên quan đến công tác huy động vốn.

Đối tượng: Chọn mẫu ngẫu nhiên gồm 68 nhân viên

Thời gian tiến hành khảo sát từ ngày 15/03/2018 đến ngày 15/04/2018 Sau khi phát ra 68 phiếu khảo sát, tác giả thu về được 68 phiếu hợp lệ.

Sau khi thu thập đủ phiếu câu hỏi khảo sát, tác giả tổng hợp các ý kiến và tính mức độ (%) phản ứng của khách hàng và nhân viên tại ngân hàng (Phụ lục 1).

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN TẠI TECHCOMBANK CHI NHÁNH LONG BIÊN

3.1. Khái quát về Techcombank - chi nhánh Long Biên và bộ máy quản lý huy động vốn lý huy động vốn

3.1.1. Khái quát về Techcombank - Chi nhánh Long biên

Techcombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam. Kể từ khi thành lập vào ngày 27/9/1993 với số vốn ban đầu chỉ có 20 tỷ đồng, Techcombank đã không ngừng phát triển mạnh mẽ với thành tích kinh doanh xuất sắc và được nhiều lần ghi nhận là một tổ chức tài chính uy tín với danh hiệu Ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Ngày nay, cùng với sự hỗ trợ của cổ đông chiến lược HSBC, Techcombank đang có một nền tảng tài chính ổn định và vững mạnh với tổng tài sản đạt trên 158.897 tỷ đồng (tính đến hết năm 2013). Techcombank cũng sở hữu một mạng lưới dịch vụ đa dạng và rộng khắp với 315 chi nhánh và 1229 máy ATM trên toàn quốc cùng với hệ thống công nghệ ngân hàng tiên tiến bậc nhất.

Ngày 14/10/2012 Techcombank – chi nhánh Long Biên được thành lập theo quyết định số 1953/cục I.5 của Techcombank – Thành phố Hà Nội. Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của Techcombank – chi nhánh Long Biên:

- Huy động vốn bằng nội tệ và ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức kinh tế tại khu vực quận Long Biên với nhiều hình thức: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn, phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tiền gửi của các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế…

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn (trong đó: cho vay theo hình thức cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay hợp vốn, cho vay trả góp…)

- Cho vay theo các chương trình của dự án và kế hoạch của chính phủ - Cho vay vốn tài trợ, ủy thác

- Thực hiện công tác ngân quỹ: thu chi tiền mặt tại Ngân hàng

- Thực hiện nghiệp vụ cho thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ - Kinh doanh bảo hiểm và tư vấn về kinh doanh tiền tệ thông tin tín dụng và phòng ngừa rủi ro, thực hiện dịch vụ két sắt, cất giữ bảo quản và quản lý các chứng khoán, giấy tờ có giá và tài sản quý cho khách hàng

- Thanh toán trong hệ thống ngân hàng Techcombank với các tổ chức tín dụng khác

- Các dịch vụ ngân hàng khác như:

+ Hoạt động bảo lãnh: bao gồm bảo lãnh, tái bảo lãnh trong nước và quốc tế, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán.

+ Công tác về thẻ: bao gồm các hoạt động phát hành thẻ thanh toán tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ thẻ ATM, thẻ TM…

Techcombank – Chi nhánh Long Biên là một trong 315 chi nhánh của Techcombank. Cũng như các NHTM khác, hoạt động chủ yếu là huy động vốn từ các cá nhân, tổ chức và nền kinh tế, thông qua đó, sử dụng đồng vốn đã huy động được để cho vay. Ngoài ra còn rất nhiều hoạt động khác như: thanh toán xuất nhập khẩu, phát hành thẻ và thanh toán thẻ, chuyển tiền cá nhân. Techcombank – Chi nhánh Long Biên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên cơ sở thực hiện các nghiệp vụ:

- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn. Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác.

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá; góp vốn và liên doanh theo luật định.

- Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế. Huy động các nguồn vốn từ nước ngoài và thực hiện các dịch vụ ngân hàng có liên quan đến nước ngoài khi được NHNN cho phép.

- Hoạt động bao thanh toán.

- Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền dưới nhiều hình thức đặc biệt chuyển tiền nhanh Westorn Union.

Kết quả kinh doanh giai đoạn 2014 - 2017

Trong thời gian qua, với những diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới và trong nước đã đặt ngân hàng và các tổ chức tín dụng vào một môi trường hoạt động đầy khó khăn, thử thách. Cùng với diễn biến phức tạp của nền kinh tế, hoạt động hệ thống ngân hàng nói chung và Techcombank Long Biên nói riêng cũng chịu ảnh hưởng nhất định về tính thanh khoản, sự cạnh tranh, về thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. Chi nhánh đã tập trung thực hiện tốt công tác quản trị điều hành hoạt động kinh doanh, chấp hành nghiêm túc chính sách tiền tệ của quốc gia, tuân thủ nghiêm túc các chỉ đạo của chính phủ, ngân hàng nhà nước và Techcombank, hoạt động kinh doanh của Techcombank Long Biên trong giai đoạn 2014 - 2017 đã đạt được một số kết quả nhất định như:

Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh của Techcombank chi nhánh Long Biên giai đoạn 2014-2017

Đơn vị tính: Triệu VNĐ

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017

Tổng vốn huy động 1.797.330 1.902.252 2.176.867 2.312.079 Tổng vốn cho vay 1.880.541 2.067.685 1.279.378 1.295.035 Lợi nhuận trước thuế 447.320 496.525 256.968 268.535 Lợi nhuận sau thuế 335.490 372.395 192.726 202.315 Tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế (%) 11% -48.24% 4.5%

tại Techcombank – Chi nhánh Long Biên)

Qua bảng trên ta có thể rút ra nhận xét: Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp nhưng rõ ràng là không ổn định trong giai đoạn vừa qua. Trước hết, lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp có sự thay đổi đáng kể. Nếu như năm 2014, lợi nhuận này đạt 447.320 triệu đồng, năm 2015 có sự tăng lên đáng kể đạt 496.525 triệu đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2014. Đến năm 2016 con số này khiêm tốn chỉ còn 256.535 triệu đồng giảm 48.24% và có dấu hiệu tăng nhẹ lên 4.5% đạt mức 268.535 triệu đồng vào năm 2017. Sự thay đổi này cũng khiến cho lợi nhuận sau thuế giảm từ 335.490 triệu đồng xuống còn 202.315 triệu đồng năm 2017. Như vậy có thể nói: Lợi nhuận trước và sau thuế thu nhập doanh nghiệp của ngân hàng không được ổn định qua giai đoạn 2014- 2017. Lý giải nguyên nhân trên là do trong giai đoạn này, nền kinh tế không ổn định, khó khăn khiến cho việc cho vay khách hàng gặp nhiều rủi ro, ngân hàng nợ xấu nhiều nên không ổn định.

Nhân lực của Chi nhánh

Hiện Chi nhánh có 68 cán bộ, trong đó 65 đại học và trên đại học, 02 cao đẳng, 01 trung cấp. Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên là sức mạnh của Ngân hàng, giúp Ngân hàng sẵn sàng đương đầu với mọi cạnh tranh, vì thế Ngân hàng luôn quan tâm nâng cao chất lượng công tác quản trị.

Sau đây là bảng số liệu về đội ngũ nhân sự của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Long Biên tính đến ngày 30/12/2017:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Long Biên, Hà Nội (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)