1.2. Quản lý nhà nƣớc các dự án đầu tƣ xây dựng công trình đƣờng bộ
1.2.3. Yêu cầu quản lý nhà nước
1.2.3.1. Bảo đảm thực hiện đầy đủ các mục tiêu phát triển dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ
Các mục tiêu phát triển dự án được thể hiện trong chiến lược, kế hoạch đầu tư dự án của ngành GTVT (lĩnh vực đường bộ). Chương trình phát triển dự án giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng, khuyến khích các nguồn vốn khác cùng đầu tư nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH đất nước trong từng thời kỳ.
Trên cơ sở chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH, kế hoạch phát triển ngành GTVT (lĩnh vực đường bộ), các cơ quan quản lý liên quan xây dựng danh mục các dự án triển khai mới và các dự án chuyển tiếp của từng năm kế hoạch, triển khai thực hiện các dự án đã xác định, sử dụng chức năng quản lý của mình tác động đến hoạt động tại các dự án để mục tiêu của từng dự án đạt được trên thực tế.
Mục tiêu của chương trình phát triển mạng lưới đường bộ chỉ có thể đạt được khi mục tiêu của từng dự án đạt được. Mục tiêu của dự án được hình thành ngay từ khi hình thành chủ trương đầu tư và được pháp lý hóa sau khi người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt dự án, được hiện thực hóa dần trong quá trình triển khai dự án, thể hiện đầy đủ nhất trong giai đoạn kết thúc đầu tư đưa công trình vào khai thác, sử dụng.
1.2.3.2. Sử dụng tiết kiệm các nguồn lực của Nhà nước kết hợp bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội
Nhằm đạt được mục tiêu của chương trình phát triển mạng lưới đường bộ và từng dự án yêu cầu phải sử dụng tiết kiệm nguồn lực (lao động, vốn đầu tư, đất đai ..)
- Tiết kiệm nguồn lực lao động (con người) đòi hỏi trong bố trí, sử dụng cán bộ, công chức phải xuất phát từ mục tiêu công việc, đúng người, đúng việc, đúng kỹ năng, sở trường và được chuẩn hóa theo các tiêu chuẩn Nhà nước quy định.
- Tiết kiệm nguồn lực vốn đầu tư đòi hỏi việc lập kế hoạch, phân bổ vốn, giao kế hoạch vốn cho các chủ đầu tư theo đúng trình tự, quy định của pháp luật; quản lý chi phí quá trình đầu tư dự án đảm bảo tính kinh tế.
- Sau khi kết thúc đầu tư, việc quan tâm, tính toán tới những lợi ích đạt được, tác động của dự án trong quá trình khai thác sử dụng kết quả đầu tư cũng là một yêu cầu của QLNN. Các nội dung trên được xác định ngay khi xây dựng chương trình phát triển mạng lưới đường bộ và được cụ thể, chi tiết hóa khi lập, thẩm định và phê duyệt từng dự án. Đó chính là điều kiện để dự án này đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội.
1.2.3.3. Đảm bảo đúng trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng, tiến độ thực hiện dự án tại các dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ
- Trình tự, thủ tục đầu tư được ban hành để quản lý hoạt động ĐTXD. Theo đó, các giai đoạn đầu tư dự án được xác lập có căn cứ khoa học nhằm biến chủ trương đầu tư thành kết quả đầu tư, hiện thực hóa mục tiêu đầu tư. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án phải tuân thủ các trình tự, thủ tục đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư, đưa công trình vào khai thác, sử dụng có thể thực hiện tuần tự hoặc xen kẽ tùy theo từng điều kiện cụ thể.
- Tiến độ là một yêu cầu quan trọng trong quản lý nhà nước các dự án. Đối với dự án ĐTXD công trình đường bộ, đáp ứng đúng tiến độ thực hiện dự án sẽ đảm bảo hiệu quả kinh tế do tăng tốc độ vận tải, thúc đẩy giao lưu hàng hóa, góp phần thực hiện các mục tiêu của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH, phát triển ngành, lĩnh vực đã được xác định.
1.2.3.4. Bảo đảm tổ chức bộ máy chủ đầu tư, ban quản lý dự án hoạt động hiệu quả, chuyên nghiệp trong quản lý dự án ĐTXD công trình đường bộ
- Tổ chức bộ máy chủ đầu tư và ban QLDA hiệu quả, chuyên nghiệp là yêu cầu của QLNN. Nhà nước đã ban hành các quy định về cơ cấu tổ chức, đồng thời tiến hành tiêu chuẩn hóa đối với đội ngũ cán bộ, công chức tham gia hoạt động quản lý đầu tư dự án.
- Tổ chức bộ máy chủ đầu tư phải hiệu lực, để có thể thực hiện tốt nhất việc lập dự án, sau đó trình người quyết định đầu tư phê duyệt. Sau khi có quyết định đầu tư, giai đoạn thực hiện dự án, ban QLDA tinh gọn, chuyên nghiệp là yếu tố quan trọng quyết định tới chất lượng quản lý dự án, thể hiện ở việc hoàn thành tốt các mục tiêu, tuân thủ quy định của nhà nước, đảm bảo tiến độ thực hiện, tiết kiệm chi phí đầu tư.
1.2.3.5. Hạn chế sai phạm, giảm thất thoát, lãng phí vốn đầu tư xây dựng công trình đường bộ
Với cơ chế hiện nay, sai phạm, thất thoát, lãng phí vốn đầu tư tại các dự án là khá phổ biến, tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do lĩnh vực đầu tư dự án phức tạp, còn sự bất cập trong cơ chế, pháp luật về ĐTXD còn chồng chéo, không thống nhất; Quy trình quản lý quá trình thực hiện dự án chưa chặt chẽ, năng lực các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư dự án còn chưa cao; chủ đầu tư xây dựng công trình là người được giao quản lý và sử dụng vốn nhà nước, do đó dự án không có “ông chủ đích thực” sở hữu vốn.
Như vậy, đáp ứng yêu cầu phòng, chống tham nhũng, hạn chế sai phạm, giảm thất thoát, lãng phí vốn đầu tư dự án là một yêu cầu quan trọng của QLNN, góp phần quan trọng vào việc tiết kiệm nguồn lực đầu tư công, đặc biệt là nguồn lực tài chính đồng thời thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của dự án.