Bộ máy quản lý dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước các dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ (Trang 51 - 55)

Quản lý nhà nước quá trình đầu tư xây dựng bao gồm từ cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ giữa các khâu trong quản lý dự án và cán bộ quản lý.

* Chủ thể của QLNN các dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ

- Quốc hội: thực hiện chức năng của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất:

chức năng ban hành pháp luật về ĐTXD, chức năng giám sát tối cao; trực tiếp quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án quan trọng quốc gia;

- Chính phủ: ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo luật định điều

chỉnh hoạt động ĐTXD tại các dự án; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH; chỉ đạo, tổ chức, thực hiện dự án ĐTXD công trình đường bộ; quyết định chủ trương đầu tư, quyết định ĐTXD, quyết định cơ quan chủ đầu tư của các dự án theo phân cấp quản lý; thực hiện phân cấp, ủy quyền quản lý các dự án; quyết định việc bố trí vốn

cho các dự án ĐTXD, quy định, hướng dẫn việc thanh toán, quyết toán vốn ĐTXD tại các dự án; chỉ đạo và tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát dự án ĐTXD công trình đường bộ.

- Bộ Xây dựng: thống nhất thực hiện QLNN về xây dựng; ban hành các

tiêu chuẩn xây dựng, quy chẩn xây dựng, ban hành, công bố các loại định mức xây dựng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến QLNN đối với các dự án theo phân cấp;

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: cân đối vốn ĐTXD; phối hợp với Bộ Tài chính

và các bộ, ngành hữu quan kiểm tra, đánh giá hiệu quả vốn đầu tư các công trình xây dựng đường bộ; phối hợp với Bộ Tài chính lập dự toán NSNN; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính lập dự toán chi đầu tư phát triển, lập phương án phân bổ chi ĐTXD;

- Bộ Tài chính: trình Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật

về NSNN liên quan đến dự án ĐTXD theo phân cấp; chủ trì trong việc xây dựng các định mức phân bố, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN, chế độ kế toán, quyết toán vốn NSNN cho các dự án ĐTXD; lập dự toán NSNN và phương án phân bố ngân sách trung ương; tổ chức thực hiện NSNN; thanh tra việc quản lý, sử dụng NSNN tại các dự án ĐTXD; Quyết định các dự án ĐTXD từ NSNN theo phân cấp. Kho bạc Nhà nước chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và nhà nước về việc tiếp nhận, thanh toán vốn nhà nước cho các dự án ĐTXD. Hiện tại, việc cấp phát, thanh toán vốn ĐTXD cho các dự án ĐTXD từ vốn nhà nước được quy định trong Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 03/3/2007 và Thông tư số 130/2007/TT-BTC hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn dự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN. Việc quyết toán vốn nhà nước thực hiện theo Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước

- Bộ Giao thông vận tải: trình Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực giao thông vận tải theo phân cấp; chủ trì chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài ha ̣n, năm năm và hàng n ăm; các chương trình, dự án quốc gia thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bô ̣.

+ Chỉ đạo việc tổ chức thực hiê ̣n quy hoa ̣ch , kế hoạch phát triển hệ thống kết cấu ha ̣ tầng giao thông đường bộ đã được phê duyê ̣t;

+ Ban hành quy chuẩn xây dựng (trừ quy chuẩn xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đô thị) và quy định việc quản lý kết cấu hạ tầng giao thông theo thẩm quyền; quy định việc bảo trì, quản lý sử dụng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong phạm vi cả nước; chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức bảo trì, đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mạng lưới công trình giao thông đường bộ đang khai thác;

+ Quyết định đầu tư các dự án ĐTXD công trình đường bộ vốn nhà nước theo phân cấp; thành lập và quản lý các Ban QLDA trực thuộc.

- UBND các cấp: có chức năng QLNN đối với Dự án ĐTXD công trình

đường bộ trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật; quyết định các dự án ĐTXD theo phân cấp; thành lập Ban QLDA trực thuộc hoặc thuê tư vấn QLDA.

- Chủ đầu tư các dự án ĐTXD công trình đường bộ: được quy định tại

Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án là một trong các cơ quan: bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan khác thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, đơn vị quản lý và sử dụng công trình, hay một đơn vị khác do người quyết định đầu tư chỉ định.

- Đại diện chủ đầu tư dự án công trình đường bộ: là đơn vị do Chủ đầu tư

thành lập, thực hiện chức năng quản lý dự án theo quyết định thành lập. Ban QLDA theo quy định hiện hành gồm có hai loại:

- Ban QLDA chuyên trách là đơn vị sự nghiệp được thành lập chủ yếu để quản lý các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B có quy mô lớn; có tư cách pháp nhân; có biên chế, hưởng lương từ kinh phí QLDA;

- Ban QLDA không chuyên trách thường do một số cán bộ của chủ đầu tư

làm kiêm nhiệm, không hưởng lương từ kinh phí QLDA.

* Cơ cấu, tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng

QLNN đối với dự án ĐTXD công trình đường bộ

Cơ cấu, tổ chức bộ máy các chủ thể QLNN (cả về số lượng, chất lượng, chuyên môn) cơ bản đã theo cơ cấu và chức năng quản lý theo quy định. Các chủ thể có khả năng phối hợp trong quá trình quản lý, đội ngũ cán bộ, công chức để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ của từng nội dung quản lý, của từng cơ quan trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hiện nay là hợp lý, tiết kiệm kinh phí hoạt động.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn sâu,

rộng tham gia vào việc thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp về chiến lược, kế hoạch phát triển KT-XH, quy hoạch phát triển, hoạch định phát triển các dự án, tổ chức, soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu, thẩm định kế hoạch đầu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các gói thầu thuộc dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, hướng dẫn giám sát, đánh giá đầu tư các dự án.

- Bộ Tài chính: đội ngũ cán bộ am hiểu về đầu tư xây dựng làm công tác

quản lý đầu tư, tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tạm ứng, thanh toán, quyết toán vốn nhà nước cho các dự án đầu tư; thẩm tra trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt quyết toán các dự án thuộc thẩm quyền.

- Bộ Xây dựng: đội ngũ cán bộ đảm bảo trình độ và năng lực để đảm

tiêu chuẩn xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, về dự án đầu tư.

- Bộ Giao thông vận tải: đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định dự án,

thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán, qua đó góp phần quan trọng vào việc đảm bảo tính khả thi của các dự án đã được thẩm định, tiết kiệm chi phí cho dự án ĐTXD công trình đường bộ. Bên cạnh đó, Bộ GTVT đã tiến hành đào tạo, đào tạo lại, luân chuyển cán bộ, công chức để không ngừng nâng cao hiệu quả công tác.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước các dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)