3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc
3.2.3. Hoàn thiện cơ chế, chính sách
3.2.3.1. Tăng cường phân cấp và đổi mới ủy quyền trong dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ
Tăng cường phân cấp và đổi mới ủy quyền trong ĐTXD công trình đường bộ theo hướng phân cấp và ủy quyền cần triệt để, rõ ràng, cụ thể hơn, không
duy trì việc mang tư cách pháp lý kép, tăng quyền và trách nhiệm của các cấp, chỉ ủy quyền trong trường hợp không thể phân cấp được.
Một là, trong cùng một dự án, cấp này, cá nhân này được phân cấp quyết
định đầu tư thì không giao cho cấp đó, cá nhân đó làm chủ đầu tư, hoặc cấp này, cá nhân này đang là chủ đầu tư thì không thực hiện ủy quyền quyết định đầu tư.
Hai là, phân cấp toàn diện việc phê duyệt dự án và kế hoạch đấu thầu đối với
dự án nhóm B và C cho các cơ quan cấp dưới xét thấy đủ điều kiện, năng lực tổ chức thực hiện dự án. Việc phân cấp quyết định ĐTXD công trình đường bộ phải gắn liền với quy định về đấu thầu trong tổ chức thực hiện dự án.
Ba là, việc phân cấp, ủy quyền phải dựa trên cơ sở năng lực thực tế và các
điều kiện cụ thể của từng cơ quan, đơn vị nhằm một mặt phát huy được tính chủ động, sáng tạo của các cấp, mặt khác, phải đảm bảo chất lượng quản lý dự án ĐTXD công trình đường bộ.
3.2.3.2. Hoàn thiện quản lý công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ
Một là, đối với Bộ GTVT và các cơ quan quản lý nhà nước
- Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống các văn bản pháp quy về công tác chuẩn bị đầu tư, quản lý hợp đồng, quản lý năng lực của các tổ chức tư vấn khảo sát, thiết kế, tư vấn thẩm tra và các chủ thể tham gia quá trình lập dự án đầu tư;
- Các chủ đầu tư (Ban QLDA) để dự án do mình quản lý xảy ra sai sót, chậm tiến độ sẽ bị xem xét, đánh giá, xử lý theo các tiêu chí đánh giá năng lực chủ đầu tư (Ban QLDA);
- Các nhà thầu tư vấn vi phạm chất lượng giai đoạn chuẩn bị đầu tư, các chủ đầu tư (Ban QLDA) phải thống kê, báo cáo cơ quan có thẩm quyền hàng năm (trường hợp không báo cáo khi phát hiện sẽ có chế tài xử lý người đứng đầu); nếu phát hiện sai phạm lớn sẽ không được tham gia khảo sát, thiết kế, lập dự án trong một thời gian nhất định.
- Sớm ban hành Thông tư/Quyết định quy định về nội dung hồ sơ thiết kế cơ sở và hướng dẫn công tác thẩm định thiết kế cơ sở của các cơ quan quản lý chuyên ngành;
- Ban hành mẫu hợp đồng về tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra trong đó chú trọng chế tài xử phạt khi để sản phẩm không đạt chất lượng yêu cầu;
- Tăng cường công tác lựa chọn, kiểm tra các tổ chức tư vấn thông qua giải pháp lựa chọn, đánh giá đúng năng lực, xác minh đúng năng lực thực của các đơn vị tư vấn; kiên quyết loại bỏ các đơn vị tư vấn không đủ kinh nghiệm, trình độ, năng lực,.. tham gia các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Hai là, đối với Chủ đầu tư, Ban QLDA
- Chấn chỉnh lại khâu lựa chọn nhà thầu Tư vấn, đặc biệt phải có các giải pháp theo dõi, kiểm tra nhân sự thực hiện khảo sát, lập dự án; Tăng cường công tác kiểm soát chất lượng khảo sát, thiết kế tránh tình trạng đến khi xong hồ sơ trình duyệt mới phát hiện ra;
- Hợp đồng cần phải quy định rõ chế tài xử phạt cụ thể và thực hiện nghiêm chế tài đã quy định, đặc biệt liên quan đến việc bồi hoàn trách nhiệm tư vấn khi để xảy ra sai sót trong đồ án; Kịp thời phát hiện các vi phạm về chất lượng, tiến độ, kiên quyết xử lý các đơn vị tư vấn vi phạm các quy định của hợp đồng và các quy định của pháp luật;
- Để đảm bảo chất lượng dự án đầu tư, chủ đầu tư phải có kỹ năng quản lý một cách chuyên nghiệp, có trình độ năng lực thực sự để điều hành các chủ thể khác như: Tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu trong quá trình thực hiện dự án.
Ba là, đối với đơn vị tư vấn lập dự án, thẩm tra dự án
- Xây dựng kế hoạch phát triển, nghiên cứu đổi mới mô hình doanh nghiệp, nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp và thương hiệu của tư vấn;
- Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao; nâng cao trình độ khoa học công nghệ để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của dự án, bảo đảm chất lượng của sản phẩm và dịch vụ tư vấn;
- Thường xuyên tổ chức, đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ chuyên môn, hiểu biết pháp luật đặc biệt là các quy định về quản lý ĐTXD cho đội ngũ tư vấn;
- Tăng cường hợp tác quốc tế, liên doanh, liên kết với tư vấn nước ngoài; tăng cường nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các dự án cụ thể;
- Đối với tư vấn thẩm tra cần tăng cường công tác hiện trường để đối chiếu với hồ sơ thiết kế.
3.2.3.3. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về đấu thầu, lựa chọn nhà thầu tại các dự án ĐTXD công trình đường bộ
Đấu thầu là phương thức quản lý vốn đầu tư tiên tiến nhất mà hiện nay các nước đang áp dụng, góp phần xóa bỏ cơ chế bao cấp «xin-cho» của các chủ đầu tư, có tác dụng thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh lành mạnh, vươn lên làm chủ công nghệ, kỹ thuật thi công, đảm bảo chất lượng công trình với chi phí hợp lý nhất.
Một là, thực hiện đấu thầu các dự án đảm bảo tính đúng đắn, khách quan,
công bằng và minh bạch: Xác định các trường hợp phải lựa chọn nhà thầu qua đấu thầu rộng rãi, được phép đấu thầu hạn chế hay chỉ định thầu; quy định cụ thể việc phân chia dự án thành các gói thầu, đồng thời đưa ra phương pháp phân chia dự án thành các gói thầu một cách cụ thể, khoa học (phù hợp với thiết kế, thi công) để thực hiện thống nhất, tránh tình trạng vận dụng, chia nhỏ gói thầu để không phải đấu thầu hoặc tạo thành những gói thầu có điều kiện, vị trí tốt hơn các gói còn lại nhằm mục đích khác; đổi mới công tác xét thầu bằng cách đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu một cách cụ thể, rõ ràng và thống nhất trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ mời thầu phải do tư vấn thiết kế lập để
đảm bảo tính đồng bộ; quy định số lượng chuyên gia xét thầu phù hợp với quy mô gói thầu, quy định quyền đánh giá độc lập của từng chuyên gia.
Hai là, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về quản lý
ĐTXD, đấu thầu, quản lý hợp đồng xây dựng; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành Quyết định cho phép áp dụng hình thức chỉ định thầu trong trường hợp đặc biệt quy định tại điểm k, khoản 2, Điều 40 của Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ và minh bạch trong công tác đấu thầu.
Ba là, tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra hoạt động đấu thầu tại các
dự án để phát hiện và xử lý nghiêm những hiện tượng tiêu cực. Rà soát lại quá trình đấu thầu và cảnh báo hiện tượng nhà thầu và chủ đầu tư, tổ chuyên gia xét thầu móc nối, thông đồng với nhau để có được thông tin có lợi, xét thầu ưu ái cho nhà thầu đó; hiện tượng dàn dựng quân xanh, quân đỏ để mỗi nhà thầu trúng một gói thầu trong dự án nhưng vẫn không vi phạm luật về đấu thầu.
Bốn là, đẩy mạnh công khai hóa các hiện tượng tiêu cực trong đấu thầu, tạo
thư mục quốc gia hoặc ngành về danh mục các nhà thầu vi phạm quy định trong đấu thầu để các tổ chức và cá nhân liên quan có thể tra cứu. Xếp hạng các nhà thầu thi công để làm căn cứ cộng điểm khi xét thầu nhằm mục đích chọn ra được các nhà thầu có uy tín, có năng lực tốt để thực hiện dự án.
Năm là, nghiên cứu các tồn tại, yếu kém để chấn chỉnh, quán triệt và tổ chức
đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực thực thi pháp luật của cán bộ, công chức; thường xuyên cập nhật các văn bản quy định, hướng dẫn của Chính phủ, Bộ ngành liên quan để triển khai thực hiện công tác đấu thầu theo đúng quy định.
3.2.3.4. Đổi mới cơ chế, chính sách quản lý định mức, đơn giá và chi phí đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ
- Nhà nước cần có hướng dẫn cụ thể việc áp dụng định mức dự toán xây dựng công trình đối với từng loại công trình, các trường hợp cụ thể để dễ triển khai áp dụng trên thực tế. Đồng thời cập nhật, bổ sung, hoàn thiện hệ thống định mức đơn giá đã có. Xây dựng mới các định mức, đơn giá còn thiếu hay đã lạc hậu không còn phù hợp.
- Đổi mới quản lý chi phí tư vấn theo hướng chủ đầu tư tự xác định chi phí tư vấn để đàm phán, thỏa thuận mức chi phí hợp lý phù hợp với loại công việc tư vấn ĐTXD công trình giao thông đường bộ trên cơ sở thông tin về giá dịch vụ tư vấn ĐTXD công trình giao thông đường bộ của thị trường trong nước và nước ngoài.
Hai là, đổi mới quản lý giá xây dựng. Nhà nước cần thống nhất quản lý
giá xây dựng vào một đầu mối, có phân cấp rõ ràng, ban hành các văn bản hướng dẫn phương pháp lập giá sản phẩm xây dựng theo các giai đoạn của trình tự ĐTXD. Hoàn thiện cơ cấu từng khoản mục chi phí một cách thống nhất và phù hợp với thực tế triển khai hoạt động ĐTXD, xác định rõ về thời gian xác định chỉ số giá xây dựng.
Ba là, Nhà nước quy định về điều kiện năng lực, quy chế hành nghề cũng
như chính sách khuyến khích phát triển các tổ chức tư vấn và các cá nhân các kỹ sư định giá xây dựng, đào tạo các kỹ sư định giá xây dựng tiếp cận với các quy định nghề nghiệp của các tổ chức quốc tế có thể áp dụng vào nước ta để hình thành các tổ chức, cá nhân quản lý chi phí ĐTXD có tính chuyên nghiệp, nâng cao hiệu quả quản lý và kiểm soát chi phí.
Bốn là, kiểm soát quản lý chi phí, tránh tăng tổng mức đầu tư dự án
- Kiểm soát chặt chất lượng các đề xuất về chủ trương đầu tư, lập dự án, chất lượng hồ sơ quy hoạch, công tác khảo sát địa chất, thủy văn, hồ sơ thiết kế, dự toán xây dựng công trình, tổng mức đầu tư, các đề xuất giải pháp kỹ thuật, công nghệ cho dự án,..của tư vấn.
- Nâng cao năng lực trách nhiệm đối với đội ngũ tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra của dự án.
- Nâng cao năng lực chủ đầu tư (Ban QLDA) bằng cách tăng cường tính chịu trách nhiệm theo các chế tài, tăng cường hợp tác quốc tế để nâng cao trình độ quản lý cho dự án.
- Đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng trước khi triển khai thi công. - Tăng cường năng lực (máy móc, thiết bị, nhân lực, tài chính, quản lý) của các nhà thầu để đạt tiến độ dự án, tránh kéo dài thời gian thi công gây lãng phí máy móc, thiết bị, nhân công làm tăng khả năng bị tác động của trượt giá vật tư, vật liệu. Đồng thời cần hoàn thiện quy trình, đơn giản hóa các thủ tục trong công tác phê duyệt bù giá chi phí trong trường hợp có sự biến động lớn về giá nhằm giảm áp lực tài chính cho nhà thầu, giúp nhà thầu không bị thua lỗ để có thể đảm bảo khả năng thi công dự án.
3.2.3.5. Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý thanh, quyết toán dự án ĐTXD công trình đường bộ
Một là, hoàn thiện các quy định liên quan tới cấp phát, thanh toán vốn đầu
tư theo hướng đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ kiểm tra, dễ thực hiện nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc giải ngân vốn cho các dự án, hạn chế thấp nhất tình trạng vốn chờ công trình. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư trong việc thực hiện thanh toán vốn theo kế hoạch năm, tránh tình trạng nhiều công trình đã có nghiệm thu khối lượng nhưng chủ đầu tư và nhà thầu không hoàn tất thủ tục thanh toán, dẫn đến tình trạng chờ vốn công trình, ứ đọng vốn tại cơ quan cấp phát tập trung vào những tháng cuối năm.
Hai là, Quyết toán dự án, công trình hoàn thành là giai đoạn cuối cùng của
quá trình đầu tư, quyết toán phải đảm bảo chính xác, đầy đủ chi phí đầu tư đã thực hiện, xác định nguồn vốn quyết toán, vốn đầu tư chuyển thành tài sản cố định, hoặc chi phí duyệt bỏ trong quá trình đầu tư không hình thành tài sản cố
công trình vào khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả vốn đầu tư. Hiện nay công tác quyết toán đã có văn bản pháp luật điều chỉnh (Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011 quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước) tuy nhiên, chế tài cho công tác quyết toán còn chưa rõ ràng, cần phải hoàn thiện, quy định rõ trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan, Chủ đầu tư trong việc quyết toán vốn đầu tư hoàn thành.
Ba là, cần phải hoàn thiện các thủ tục pháp lý ngay từ giai đoạn chuẩn bị
đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư để đảm bảo yêu cầu về tiến độ, chất lượng quyết toán vốn đầu tư. Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến quá trình đầu tư dự án, đặc biệt là trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan chủ đầu tư trong việc quyết toán vốn. Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan chuyên môn liên quan, xử lý những tồn tại, vướng mắc kịp thời.. Tăng cường năng lực của cơ quan thẩm tra về lực lượng, bố trí đủ cán bộ có trình độ chuyên môn sâu theo từng lĩnh vực, có cơ chế đãi ngộ, tiền lương, tiền thù lao, bồi dưỡng phù hợp để thu hút được cán bộ.