3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc
3.2.4. Đổi mới mô hình và phương thức quản lý
3.2.4.1. Đổi mới mô hình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ theo hình thức đối tác công - tư (PPP)
Đối tác công - tư (Public - Private Partnership - PPP) là sự hợp tác giữa Nhà nước và khu vực tư nhân trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cung cấp các dịch vụ công, theo đó một phần hoặc toàn bộ công việc sẽ được chuyển giao cho khu vực tư nhân thực hiện với sự hỗ trợ của Nhà nước.
Hiện nay, so với khu vực và thế giới, GTVT Việt Nam rất lạc hậu (nhất là đường bộ), làm giảm năng lực cạnh tranh quốc gia. Chính phủ đã duy trì mức đầu tư khoảng 2-2,5% GDP/năm cho lĩnh vực này (trong đó đầu tư đường bộ > 70%) nhưng vẫn chưa có sự thay đổi đáng kể về bức tranh giao thông Việt Nam. Hơn nữa, khoảng cách giữa cung và cầu về vốn đầu tư cho lĩnh vực này
Nam cần tăng mức đầu tư lên 3,5-4% GDP/năm nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải và tăng trưởng kinh tế. Riêng đường bộ, vốn đầu tư cho giai đoạn 2010 - 2025 dự kiến khoảng 75 tỷ USD (5 tỷ USD/năm, tương đương 105.000 tỷ đồng/năm). Nguồn vốn cần thiết cho quá trình này vượt quá khả năng tài trợ của Chính phủ (bao gồm vốn ngân sách, ODA, trái phiếu chính phủ) và thị trường vốn trong nước chưa phát triển nên sẽ thiếu hụt nghiêm trọng nguồn vốn đầu tư cho giao thông đường bộ trong tương lai và hình thức đối tác công - tư (PPP) đáp ứng được yêu cầu này do huy động được nguồn tài trợ từ khu vực tư nhân (trong và ngoài nước).
* Có năm hình thức hợp tác công - tư phổ biến
Hình 3.1: Mức độ tham gia của tƣ nhân trong hợp đồng hợp tác PPP
(1) Xây dựng - vận hành – chuyển giao (BOT: Build – Operate – Transfer) là mô hình mà doanh nghiệp thực hiện dự án sẽ thực hiện xây dựng và vận hành công trình trong một thời gian nhất định; sau đó chuyển giao toàn bộ cho Nhà nước.
(2) Xây dựng – chuyển giao – vận hành (BTO) là mô hình dự án mà quyền sở hữu cơ sở hạ tầng được chuyển giao ngay cho Nhà nước sau khi hoàn
thành xây dựng, nhưng doanh nghiệp thực hiện dự án vẫn giữ quyền khai thác công trình.
(3) Xây dựng – sở hữu – vận hành (BOO; Build – Own - Operate) là mô hình mà doanh nghiệp thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng công trình, sở hữu và vận hành dự án.
(4) Nhượng quyền khai thác ( Franchise) là hình thức mà theo đó cơ sở hạ tầng được Nhà nước xây dựng và sở hữu nhưng giao (thường là thông qua đánh giá) cho tư nhận vận hành và khai thác.
(5) Thiết kế - xây dựng – tài trợ - vận hành (DBFO: Design – Build – Finace – Operate) là mô hình mà khu vực tư nhân sẽ đứng ra xây dựng, tài trợ và vận hành công trình nhưng quyền sở hữu vẫn thuộc Nhà nước.
Nguồn thu để trang trải các khoản chi phí đầu tư và vận hành chủ yếu từ: (1) thu phí người sử dụng đối với những dự án có thể thu phí như giao thông hoặc (2) nhà nước trả cho các công ty vận hành khi thuê họ thực hiện một số loại hình dịch vụ có nguồn thu không đủ bù đắp chi phí. Đối với các dự án có thu phí người sử dụng thì nhà nước là người quyết định mức giá.
* Quy trình PPP gồm bốn giai đoạn
(1) Giai đoạn thứ nhất là xác định PPP (PPP identification). Trong giai đoạn này, các công việc cần thực hiện gồm có: lập kế hoạch chiến lược, phân tích tiền khả thi của dự án, phân tích tài chính, kiểm tra tính phù hợp của PPP,…
(2) Giai đoạn thứ hai là giai đoạn phát triển. Trong giai đoạn này bao gồm các nhiệm vụ sau: chuẩn bị dự án (bao gồm phân tích tính khả thi về mặt kỹ thuật và mức độ bền vững tài chính), cấu trúc dự án, chuẩn bị các tài liệu, văn bản cho hợp đồng.
(3) Giai đoạn thứ ba là giai đoạn đấu thầu. Giai đoạn này bao gồm việc tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu cho dự án. Việc đấu thầu cần được diễn ra
nhằm khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân và gây dựng niềm tin của công chúng về thủ tục đấu thầu.
(4) Giai đoạn thứ tư là quản lý và giám sát hợp đồng PPP. Trong giai đoạn này, các công việc gồm có việc quản lý và thực hiện dự án trong suốt thời gian của dự án PPP.
3.2.4.2. Đổi mới phương thức quản lý dự án theo đầu ra và kết quả
Đầu ra của hoạt động đầu tư dự án là các hạng mục công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Thời gian để hoàn thành hạng mục công trình đường bộ thường kéo dài trên 1 năm. Vì vậy, thực hiện dự án hàng năm sẽ có đầu ra trung gian - các khối lượng công việc chuẩn bị đầu tư dự án, các đợt nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn thành.
Ứng dụng phương thức quản lý các dự án theo đầu ra và kết quả theo từng bước: (1) xây dựng nội dung, quy trình quản lý, (2) xây dựng thể chế, (3) xác định chi phí trung bình, (4) sắp xếp, tổ chức lại bộ máy quản lý dự án, (5) thực hiện lựa chọn nhà thầu, (6) ký kết hợp đồng, (7) thực hiện hợp đồng, (8) thanh toán vốn cho công trình, (9) đánh giá kết quả dự án và nghiệm thu kết quả.
Trong quá trình xây dựng kế hoạch dự án, các bộ, ngành cần xem xét, xác định các đầu ra và kết quả trung gian (đối với dự án chưa hoàn thành), các đầu ra cuối cùng và kết quả trước mắt, kết quả lâu dài (đối với dự án dự kiến hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng) để bố trí nguồn lực, bố trí vốn cho từng dự án và danh mục dự án để tập trung cho các dự án cấp bách theo thứ tự ưu tiên để xác định, tránh dàn trải trong bố trí kế hoạch vốn.
Các chủ đầu tư, ban QLDA trên cơ sở xem xét, xác định các đầu ra và kết quả trung gian (đối với dự án chưa hoàn thành), các đầu ra cuối cùng và kết quả trước mắt, kết quả lâu dài (dự án dự kiến hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng) để tổ chức thực hiện dự án đáp ứng đúng tiến độ, chất lượng.