3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc
3.2.5. Nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư
Có thể nói, chủ yếu các dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ sử dụng nguồn vốn nhà nước. Thực trạng cũng cho thấy, hiệu quả đầu tư từ vốn Nhà nước tại Việt Nam còn rất thấp, đối với các dự án đầu tư công nói chung, dự án xây dựng công trình đường bộ nói riêng còn dàn trải, phân tán khiến đầu tư chậm, thiếu đồng bộ, gây lãng phí và kém hiệu quả. Do đó, để nâng cao chất lượng quản lý vốn đầu tư, phải lưu ý đến những vấn đề sau:
Thứ nhất, ở góc độ bao quát nhất, phải thực hiện đúng và nghiêm túc các
nội dung chính sau:
- Đảm bảo quy hoạch đầu tư: Quy hoạch đầu tư là nội dung hết sức quan
trọng, nhằm xác định lĩnh vực cần đầu tư, nhu cầu vốn đầu tư…; đảm bảo mối liên kết giữa các dự án đầu tư và chiến lược phát triển KT-XH quốc gia.
Nội dung này cũng xác định các nguồn vốn đầu tư, trên cơ sở đó phân định lĩnh vực đầu tư thuộc phần vốn nhà nước (trong đó có vốn ngân sách và các nguồn vốn khác). Từ đó, có cơ sở hướng các nguồn lực bên ngoài vào các lĩnh vực cần ưu tiên. Đồng thời, hỗ trợ công tác quản lý tài chính công nói chung trong việc cân đối giữa các cam kết và nguồn lực trong dài hạn. Thiết lập một khung khổ cho việc chuẩn bị, thực hiện và giám sát các dự án đầu tư.
- Thực hiện quản lý quá trình đầu tư và quản lý dự án đầu tư.
+ Đảm bảo cơ chế quản lý đầu tư và dự án đầu tư: Chính sách và quyết
định đầu tư đều được thực hiện theo dự án đầu tư;
+ Thực hiện nghiêm các bước trong QLDA đầu tư: Lập dự án; Thẩm định
dự án; Giám sát dự án; Nghiệm thu dự án hoàn thành.
+ Thực hiện tốt khâu giám sát đầu tư: Đây là hoạt động kiểm tra, theo dõi
hoạt động đầu tư từ vốn nhà nước của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm đảm bảo cho hoạt động đầu tư đi theo quỹ đạo, theo quy hoạch đầu tư đã đề ra.
Thứ hai, đánh giá đúng vai trò của các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý đầu tư sử dụng vốn nhà nước, để từ đó có sự đánh giá toàn diện khách quan. Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư nhà nước bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Kỷ luật tài chính: Thực tế, kỷ luật tài chính bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu
tố, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Tuy nhiên, hiện nay, kỷ luật tài chính không được đảm bảo phần lớn là do yếu tố chủ quan, bao gồm: (1) Các chi phí phát sinh sẽ dẫn tới chi đầu tư vượt dự toán ngân sách; (2) Sự thiếu minh bạch; (3) Quy hoạch đầu tư không được thể chế hóa có thể làm giảm tính bắt buộc tuân thủ.
- Quy hoạch đầu tư: Yêu cầu quan trọng nhất đối với quy hoạch đầu tư là
phải bám sát các mục tiêu chiến lược phát triển KT-XH. Tuy nhiên, hiện nay yêu cầu này không đạt được có thể do những nguyên nhân sau: (i) Chiến lược phát triển KT-XH không được giải thích và thông báo một cách đầy đủ cho các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Điều này khiến quy hoạch đầu tư ở các cấp không gắn chặt với chiến lược phát triển chung; (ii) Thiếu các phân tích và dự báo về thị trường khiến cho công tác quy hoạch không có tầm nhìn xa, không theo kịp những thay đổi của các yếu tố khách quan, mang tính chủ quan. Bên cạnh đó, việc lồng ghép các quy hoạch trên vùng, lãnh thổ không gắn kết với quy hoạch chung của cả nước cũng có thể dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, khiến cho nguồn lực bị phân tán, dự án chậm hoàn thành.
- Nhân tố thất thoát, lãng phí: Có thể kể ra một số nguyên nhân dẫn đến
thất thoát, lãng phí trong quản lý vốn đầu tư nhà nước, đó là: (1) Trình độ năng lực yếu kém của Chủ đầu tư và Ban QLDA;
(2) Chủ đầu tư, từ chủ đầu tư cao nhất là Nhà nước đến các bộ, ngành và chính quyền các cấp, thiếu trách nhiệm thể hiện qua công tác thanh tra, kiểm
tra, giám sát thực hiện không đầy đủ và chưa nghiêm túc, lề lối làm việc trong nhiều dự án thiếu khoa học;
(3) Cơ chế phân công, phân cấp, phối hợp chồng chéo, trách nhiệm không được quy định rõ ràng, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát sinh tình trạng cục bộ, bản vị và khép kín. Chính sách tài chính thiếu ổn định, chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư không thống nhất và thiếu nhất quán;
(4) Hệ thống văn bản pháp luật từ quy hoạch, quản lý ĐTXD cơ bản đến đấu thầu, giải phóng mặt bằng, nghiệm thu, quyết toán... thiếu đầy đủ, nội dung không phù hợp với thực tế, thiếu cụ thể, không đồng bộ, hay thay đổi và thiếu chế tài nghiêm minh.
- Chi phí phát sinh: Đó là chi phí vượt mức dự toán. Chi phí phát sinh
thường xảy ra đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Chi phí phát sinh có nhiều nguyên nhân, dưới đây là một số nguyên nhân chính: Việc lập dự toán đã không dự tính được đầy đủ các chi phí, có thể do năng lực của người lập dự toán hoặc do không có đủ cơ sở dữ liệu cho việc tính toán; Chi phí đầu vào gia tăng, có thể do nhà cung cấp tăng giá bán hoặc do tình hình lạm phát, mất giá đồng tiền; Thiết kế dự án bị thay đổi; Có những công việc mới phát sinh không được lường trước trong dự toán.
- Nhân tố dàn trải, dự án kéo dài: Dự án bị kéo dài có thể ở khâu xây
dựng hoặc khâu thực hiện, hoặc cả hai. Các nguyên nhân dẫn đến việc kéo dài dự án, được xếp theo thứ tự quan trọng giảm dần như sau: Nhà thầu thiếu sự đốc thúc, giám sát chặt chẽ ngay tại công trình; Phải thay đổi thiết kế dự án; Thiết kế dự án đưa ra một thời hạn thiếu thực tế; Cấp phát vốn không theo kế hoạch; Nguồn nguyên liệu đầu vào bị thiếu; Sơ suất trong thi công; Trao đổi thông tin giữa các bên liên quan không thông suốt; Công việc mới phát sinh; Thiếu lao động có tay nghề; Thời tiết xấu.
Bên cạnh đó, còn có cản trở từ phía cơ quan hành chính nhà nước, nhất là các thủ tục phiền hà, phức tạp trong xem xét, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư gây ra những ách tắc, chậm trễ trong triển khai đầu tư.
- Tham nhũng: Tham nhũng làm giảm hiệu quả quản lý vốn đầu tư nhà
nước trên hai phương diện: Làm giảm hiệu quả phân bổ trong quản lý vốn đầu tư nhà nước, chuyển nguồn lực từ các khu vực có lợi sang những khu vực không có lợi qua đó làm giảm hiệu quả vốn đầu tư nhà nước và tổng vốn đầu tư cả nước; Gây tăng chi phí đầu tư dự án.
Thứ ba, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý vốn đầu tư. Cụ thể:
- Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý vốn đầu tư Nhà nước thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn, về các kỹ thuật và quy trình quản lý vốn, QLDA, quản lý ngân sách.
- Tăng cường công tác QLNN về hoạt động đầu tư phát triển, công tác quản lý vốn ĐTXD công trình. Xây dựng tiêu chí phân bổ vốn ĐTXD cơ bản; phân cấp quản lý và công tác kế hoạch vốn đầu tư phù hợp; thực hiện tốt công tác đánh giá đầu tư (đầu kỳ, giữa kỳ, kết thúc và tác động).
- Nghiên cứu, xây dựng mô hình quản lý sau đầu tư một cách hiệu quả, bền vững, phù hợp với từng loại công trình; ban hành bộ chỉ số giá hàng tháng; xây dựng điều chỉnh, bổ sung bộ đơn giá xây dựng theo từng khu vực, địa phương để tham khảo áp dụng vào điều chỉnh tổng mức đầu tư và điều chỉnh hợp đồng xây dựng.
- Tăng cường vai trò của các cơ quan chức năng trong QLNN về đầu tư sử dụng vốn nhà nước. Sớm hoàn thành việc rà soát, phân loại đối với những dự án, công trình đang được đầu tư bằng vốn nhà nước, nhưng thiếu vốn để tiếp tục triển khai và những dự án đã quyết định đầu tư chưa được bố trí vốn; đề xuất và quyết định biện pháp giải quyết phù hợp đối với từng dự án, như: chuyển đổi sang các hình thức đầu tư khác, huy động các nguồn vốn hợp pháp
khác để thực hiện hoặc tạm dừng thực hiện đến khi có điều kiện cân đối, bố trí vốn, thì phải có biện pháp bảo toàn giá trị công trình dở dang.
- Giám sát chặt chẽ đối với các nhà thầu các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Ban hành quy định trách nhiệm và chế tài xử lý vi phạm cụ thể cho các chủ đầu tư, các Ban QLDA, các nhà thầu về công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án, dự toán, thiết kế kỹ thuật (thiết kế thi công), lựa chọn nhà thầu và thực hiện hợp đồng thi công xây lắp.