Một số thành tựu và hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước các dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ (Trang 39 - 41)

2.1. Tổng quan công tác đầu tƣ xây dựng công trình đƣờng bộ gia

2.1.2. Một số thành tựu và hạn chế

2.1.2.1. Thành tựu

Trong 10 năm qua, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông nước ta phát triển theo chiều hướng khá tích cực: mở rộng về quy mô, nâng cao về chất lượng. Các tuyến giao thông đường bộ chính yếu đã được đầu tư nâng cấp kết hợp tăng cường công tác quản lý bảo trì nâng cao đáng kể năng lực thông qua. Mật độ đường bộ tăng 0,66 km/km2 năm 2001 lên tới 0,77 km/km2. Nhiều công trình quan trọng cấp thiết phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như: Đường bộ cao tốc tại các vùng kinh tế trọng điểm, trục Bắc Nam, đường vành đai đô thị,.. đã và đang được triển khai xây dựng.

Hệ thống giao thông đường bộ được đầu tư nâng cấp một bước rất cơ bản (Đã hoàn thành nâng cấp, cải tạo được gần 14.000 km quốc lộ; hiện còn khoảng 6.000 km chưa được nâng cấp cải tạo). Bước đầu xây dựng khoảng 150 km đường bộ cao tốc. Đang triển khai xây dựng một số tuyến đường bộ cao tốc: Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lào Cai, Sài Gòn - Long Thành - Dầu Giây; chuẩn bị khởi công các tuyến cao tốc: Bến Lức - Long Thành, Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Dầu Giây - Phan Thiết và đang tích cực kêu gọi vốn đầu tư cho các tuyến: Ninh Bình - Thanh Hóa, Biên Hòa - Vũng Tàu, Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ…

Riêng trong giai đoạn 2009-2013 đã hoàn thành xây dựng, nâng cấp cải tạo các quốc lộ 22, QL70, QL6, QL2, QL4A, QL4B, QL4C, cầu Rạch Miễu, cầu Đồng Nai; hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác cao tốc HCM - Trung Lương, đại lộ Thăng Long, cầu Cần Thơ, cầu Thanh Trì, cầu Pá Uôn, cầu Hàm Luông, cầu Phùng; cao tốc Giẽ - Ninh Bình, đường Nam Sông Hậu, cầu Ngọc Tháp, hợp long cầu Đầm Cùng, thông xe các cầu trên QL1 đoạn Cần Thơ - Nam Căn,...

2.1.2.2. Hạn chế

Hiện trạng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, lạc hậu, vốn đầu tư cũng mới chỉ tập trung cho những công trình quan trọng, cấp bách, tỷ trọng đường cao tốc, đường có tiêu chuẩn kỹ thuật cao còn khá thấp so với khu vực và quốc tế; hệ thống đường địa phương, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo còn xấu. Cụ thể là:

- Hiện vẫn còn 6.000 km quốc lộ chưa được vào cấp; có tới 566 cầu yếu trên hệ thống quốc lộ; hiện nay đã và đang ĐTXD thay thế khoảng 146 cầu. Còn 111 cầu rất yếu cần đầu tư ngay, 45 cầu cần sửa chữa nâng cấp cải tạo trong giai đoạn 2012-2015 và 262 cầu cần sửa chữa, nâng cấp cải tạo trong giai đoạn 2016-2020.

- Đường trục quốc gia mang tính chiến lược và các hành lang kinh tế trọng điểm quy mô còn nhỏ bé; năng lực phục vụ chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.

- Sự kết nối của GTVT đường bộ với các hệ thống giao thông khác (đường sắt, đường thủy nội địa, đường ra cảng biển… còn rất nhiều yếu kém, xuất hiện nhiều “nút thắt cổ chai”, nhất là trên hành lang vận tải Bắc - Nam, tại các vùng kinh tế trọng điểm, khu vực đô thị.

- Tình trạng kỹ thuật đường bộ còn thấp kém; sụt trượt còn xảy ra thường xuyên gây ách tắc giao thông; số lượng cầu yếu, tải trọng thấp, chưa đồng bộ với cấp đường còn nhiều. Nhiều tuyến đường giao thông địa phương miền núi chưa đi lại được quanh năm.

- Trong những năm qua, vốn đầu tư cho đường bộ gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chính sách thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát của Chính phủ, nhiều dự án bị điều chỉnh kế hoạch, giãn tiến độ hoặc tạm dừng… ảnh hưởng rất lớn đến lưu thông phương tiện và đi lại của người dân.

- Công tác xã hội hóa, huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng GTVT đường bộ đã được chú trọng với nhiều hình thức (BOT, BT, PPP…)

nhưng chưa đạt được kết quả như mong muốn; cơ chế chính sách thiếu nhất quán, chưa đồng bộ để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư.

- Công tác quản lý, bảo trì đường bộ còn chưa được coi trọng đúng mức. Hệ thống khung tiêu chuẩn, định ngạch, định mức còn thiếu và chưa đồng bộ. Giữa vốn ĐTXD cơ bản và vốn bảo trì (vốn ĐTXD cơ bản cho đường bộ do Trung ương quản lý từ năm 2002 đến 2013, chiếm 88-94%, trong khi đó vốn bảo trì mới đạt 6-12% tổng vốn) vẫn còn mất cân đối. Vì thiếu vốn, nên nhiều hạng mục sửa chữa không được thực hiện đúng tiến độ.

Những yếu kém về kết cấu hạ tầng giao thông cùng với những bất cập trong phát triển đô thị và bảo vệ hành lang an toàn giao thông đã làm cho hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bị xâm hại. Hiện trạng này dẫn theo hệ lụy là làm giảm khả năng thông đường, gây mất an toàn giao thông và tai nạn giao thông tăng cao.

2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc các dự án đầu tƣ xây dựng công trình đƣờng bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước các dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)