2.3. Phân tích, đánh giá những kết quả và tồn tại, hạn chế của quản lý
2.3.1. Những kết quả đạt được
Đến nay, mạng lưới giao thông đường bộ nước ta được phân bố tương đối hợp lý khắp cả nước và đã có bước cải thiện rõ rệt trong những năm qua. Nhiều
phát triển KT-XH của đất nước, góp phần bảo đảm quốc phòng an ninh. Có được kết quả trên, một phần lớn, là do công tác QLNN các dự án ĐTXD công trình đường bộ những năm qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Một là, QLNN các dự án ĐTXD công trình đường bộ đã đáp ứng được
một số yêu cầu của QLNN trên lĩnh vực này, cụ thể:
- Về công tác quy hoạch, kế hoạch: Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh
tế xã hội đến năm 2020 [11, tr86] Bộ GTVT đã xây dựng định hướng chiến lược đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, được kế hoạch hóa thành các chương trình, dự án. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm tra thực hiện quy hoạch, các dự án phải phù hợp với quy hoạch được duyệt. Các chiến lược, quy hoạch cũng được điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Chất lượng công tác lập quy hoạch được nâng cao, bám sát thực tế và tính khả thi cao, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư;
- Về tiến độ thi công các dự án: Bộ GTVT đã tập trung chỉ đạo quyết liệt,
tạo cơ chế và điều kiện thuận lợi tháo gỡ những vướng mắc liên quan nhằm đảm bảo tiến độ dự án. Ban QLDA và các đơn vị liên quan đã có nhiều cố gắng trong việc đẩy nhanh tiến độ thi công, huy động tối đa nguồn lực, thi công liên tục kể cả ngày nghỉ để đảm bảo tiến độ các dự án theo kế hoạch đề ra. Nhiều dự án được đôn đốc để đẩy nhanh tiến độ, như: Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành -Dầu Giây…, một số dự án tiến độ đạt và vượt kế hoạch, như: Đường vành đai 3 (giai đoạn 2) TP. Hà Nội, Đường cao tốc Giẽ - Ninh Bình, Cầu Nhật Tân (gói thầu số 1), Cầu Bến Thủy II, các cầu vượt nhẹ tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh…
- Công tác quản lý chất lượng: Bộ GTVT đã ban hành nhiều văn bản chỉ
đạo hướng dẫn để tăng cường công tác quản lý chất lượng như các quy chế thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư, quy chế triển khai thực hiện chỉ
cơ chế, quy chế, tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật, quy trình công nghệ, hệ thống quản lý chất lượng và tăng cường kiểm tra, giám sát ngăn ngừa triệt để các yếu tố kém chất lượng. Do đó, chất lượng dự án được nâng lên, chất lượng công trình được cải thiện rõ rệt, các công trình thực hiện cơ bản đảm bảo yêu cầu chất lượng, các dự án có tồn tại về chất lượng của các năm trước đã được sửa chữa khắc phục, duy trì khai thác ổn định.
- Quản lý chi phí đầu tư: Chính phủ ban hành Nghị định 16/2005/NĐ-CP
ngày 07/2/2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Thời kỳ này, Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 24/2005/QĐ-BXD v/v ban hành "Định mức dự toán xây dựng công trình – Phần xây dựng" để áp dụng cho các dự án. Kể từ thời điểm Chính phủ ban hành Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và có hiệu lực thì Bộ xây dựng ban hành Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 hướng dẫn lập và quản lý chi phí ĐTXD công trình, công bố định mức dự toán xây dựng công trình theo công văn 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007, theo đó Nhà nước chỉ thực hiện việc ban hành phương pháp xây dựng định mức và công bố định mức để tham khảo; quy định đơn giá xây dựng công trình được lập cho công trình xây dựng chứ không áp dụng đơn giá tỉnh, thành phố mang tính chất bình quân; quy định về chỉ số giá xây dựng. Những nội dung đổi mới này mang tính chất bước ngoặt trong cơ chế quản lý chi phí xây dựng công trình từng bước hòa nhập với trình độ, thông lệ khu vực và quốc tế.
- Công tác quản lý đầu tư được tăng cường: Hầu hết các dự án trong quá
trình lập, thẩm định, phê duyệt đã có nội dung đánh giá hiệu quả KT-XH và đánh giá tác động môi trường (ĐTM) theo quy định. Chủ đầu tư và Ban QLDA đã ban hành các văn bản nhằm chấn chỉnh, tăng cường đảm bảo an toàn lao động trong thi công và phát triển bền vững môi trường, phòng chống cháy nổ theo các quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng Nhà nước ban
hành. Sau khi công trình hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, các dự án và tác động, ảnh hưởng của từng dự án tới môi trường trong giới hạn cho phép.
- Minh bạch trong đầu tư dự án: Kể từ khi có Luật phòng chống tham
nhũng, các cơ quan QLNN đã có nhiều cố gắng quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư xây dựng từng bước đẩy lùi tham nhũng, thất thoát, lãng phí, giảm tình trạng đầu tư dàn trải, không phù hợp với quy hoạch, tình trạng nợ đọng XDCB tại các dự án sử dụng vốn nhà nước.
Hai là, kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đã
tập trung vào những công trình đường bộ trọng điểm phục vụ trực tiếp cho quá trình phát triển kinh tế xã hội đất nước. Các cơ quan quản lý (Bộ GTVT, KH&ĐT, Tài chính) đã xây dựng được kế hoạch các dự án theo năm tài khóa trên cơ sở kết quả năm trước đạt được và nhiệm vụ phải thực hiện trong năm kế hoạch. Danh mục các dự án từ vốn nhà nước đưa vào kế hoạch đầu tư hàng năm có xem xét tới mức độ phù hợp, đáp ứng mục tiêu của quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực đường bộ dài hạn và hàng năm.
Ba là, Trong quá trình đổi mới và hội nhập, những năm qua Nhà nước ta
đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách mới về quản lý dự án ĐTXD phù hợp với từng giai đoạn phát triển theo cơ chế thị trường, tiếp cận với trình độ của các nước trong khu vực và trên thế giới kể từ khi ban hành và triển khai Luật Xây dựng (7/2004). Cơ chế, chính sách cho dự án ĐTXD đã góp phần quan trọng thúc đẩy hoạt động này phát triển theo đúng định hướng, hình thành được khung khổ pháp lý theo hướng ngày càng đầy đủ, đồng bộ và kịp thời cho công tác quản lý nhà nước. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh đến các giai đoạn của hoạt động xây dựng như: quy hoạch, kế hoạch, lựa chọn nhà thầu, QLDA, quản lý chi phí, công tác tạm ứng, nghiệm thu, thanh toán, quyết toán, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán...
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Chính phủ ban hành các Nghị định quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ như Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ GTVT.. Nhà nước tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý, tại Bộ GTVT đã xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước có chất lượng, theo hướng bám sát cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của từng chủ thể quản lý, đối với từng nội dung công việc quản lý như: kế hoạch, quy hoạch, thẩm định dự án, thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán, QLDA, giám sát, nghiệm thu, thanh toán, quyết toán..
Năm là, hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất Quốc
hội được tăng cường, các ủy ban được nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, các đoàn giám sát của Quốc hội thường xuyên giám sát tại các dự án, công trình trọng điểm quốc gia thể hiện ý chí quyết tâm của Nhà nước và nhân dân làm lành mạnh hóa hoạt động xây dựng tại các dự án ĐTXD nói chung và dự án ĐTXD công trình đường bộ nói riêng, góp phần quan trọng trong việc hạn chế, góp phần làm minh bạch hóa nền tài chính quốc gia.
Sáu là, hoạt động của các cơ quan kiểm tra, giám sát như thanh tra, kiểm
toán đã chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác QLNN, trong quản lý dự án, kiến nghị bổ sung, sửa đổi cơ chế, chính sách; công tác quản lý dự án cho phù hợp góp phần đáng kể vào việc hoàn thiện QLNN các dự án ĐTXD công trình đường bộ. Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, kiểm toán dự án ĐTXD công trình ngày càng được tăng cường với trình độ chuyên môn sâu, phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị vững vàng đáp ứng nhiệm vụ trong thời kỳ mới.