Hoàn thiện hành lang pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước các dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ (Trang 71 - 72)

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc

3.2.2. Hoàn thiện hành lang pháp lý

3.2.2.1. Đổi mới phương thức xây dựng, ban hành luật và các văn bản hướng dẫn

Các văn bản quy phạm pháp luật thường chỉ quy định khung, nên tình trạng chỉ dựa vào thông tư hướng dẫn, thậm chí văn bản cá biệt để thực hiện làm mất đi ý nghĩa và công năng của Luật. Trong khi đó, hệ thống các văn bản dưới Luật của nhiều lĩnh vực có sự khác nhau nhưng lại cùng liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng (đất đai, xây dựng, thuế..) đã gây trở ngại cho việc thực hiện đầu tư theo hướng đơn giản hóa. Hiện tượng phân tán, chồng chéo, trùng lắp về thủ tục hành chính giữa các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các thủ tục hành chính về đầu tư vẫn chưa được giải quyết kịp thời, gây trở ngại, đẩy chi phí đầu tư lên cao.

Để khắc phục tình trạng này, luận văn đề xuất 2 hướng:

Một là, chuyển từ xây dựng luật khung như hiện nay sang luật chi tiết để

có thể triển khai luật ngay khi ban hành;

Hai là, Quốc hội, Chính phủ trình ban hành Luật quản lý đầu tư dự án,

điều chỉnh toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng theo hướng tập trung nhằm hạn chế tình trạng làm luật theo từng khâu, các Nghị định vừa ban hành đã phải sửa đổi, bổ sung.

3.2.2.2. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật

Một là, sớm ban hành Luật Quy hoạch xây dựng thay vì các quy định pháp

lý của quy hoạch xây dựng chỉ được nêu tại một chương của Luật Xây dựng năm 2003 (sửa đổi). Luật Quy hoạch xây dựng điều chỉnh bắt buộc các hoạt động lập, phê duyệt và triển khai các quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch

chung và quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng, trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành, UBND các cấp trong tổ chức, thực hiện quy hoạch xây dựng, quy định rõ nguồn vốn NSNN đáp ứng công lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng, xác định rõ các điều kiện, năng lực của các tổ chức, cá nhân hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng, đặc biệt là đối với các chức danh chủ nhiệm đồ án quy hoạch xây dựng, chủ trì thiết kế chuyên ngành thuộc đồ án quy hoạch xây dựng...

Hai là, việc sửa đổi, bổ sung các nghị định liên quan đến lập, thẩm định,

phê duyệt dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ cần ghi rõ ràng, dễ hiểu, xác định rõ nội dung nào là sửa đổi, nội dung nào là thay thế tránh gây khó hiểu cho người đọc và khó khăn cho quá trình tổ chức thực hiện. Hạn chế tối đa việc thường xuyên thay đổi các nghị định, thông tư hướng dẫn Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng để tránh thấp nhất việc triển khai lúng túng thiếu ổn định.

Ba là, ban hành đủ, đồng bộ hệ thống định mức tư vấn ĐTXD để các công

trình xây dựng chuyên ngành đều đảm bảo có định mức để quản lý. Xây dựng và hoàn thiện một số định mức chi phí tư vấn ĐTXD hiện chưa có như: định mức chi phí tư vấn pháp luật về hợp đồng kinh tế trong hoạt động xây dựng, định mức chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường... Hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho từng loại công tác tư vấn ĐTXD khi áp dụng hệ thống định mức chi phí và đơn giá tư vấn ĐTXD.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước các dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)