2.1. Tổng quan công tác đầu tƣ xây dựng công trình đƣờng bộ gia
2.1.1. Đặc điểm tình hình
Nền kinh tế nước ta vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho hạ tầng giao thông đường bộ phát triển. Nhà nước ban hành nhiều cơ chế chính sách tạo tiền đề cho việc tăng cường công tác quản lý, tổ chức lại bộ máy, giải phóng năng lực sản xuất và mở rộng các hình thức huy động vốn. Chính phủ tiếp tục ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông đường bộ nhằm làm tăng năng lực và chất lượng dịch vụ vận tải.
Chính phủ bổ sung vốn đầu tư cho các dự án công trình đường bộ từ các nguồn vay tín dụng ưu đãi, trái phiếu Chính phủ. Chỉ đạo, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc lớn như trả nợ khối lượng hoàn thành, ứng trước vốn kế hoạch, tháo gỡ khó khăn về tài chính cho các doanh nghiệp..; giao trách nhiệm cho các địa phương trong công tác bảo vệ hành lang đường bộ, an toàn giao thông, giải phóng mặt bằng..; Quốc hội, Chính phủ đã có các nghị quyết về chống đầu tư dàn trải, thất thoát, nợ đọng trong xây dựng cơ bản… tạo điều kiện cho Bộ GTVT chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư dự án.
Tuy vậy, thời gian qua ngành GTVT cũng gặp nhiều khó khăn. Mặc dù nhà nước tăng vốn đầu tư nhưng các dự án công trình đường bộ thiếu vốn nghiêm trọng. Nhiều dự án dở dang phải tạm đình hoãn (Nghị quyết 11/NQ- CP ngày 24/2/2011); các dự án quan trọng, cấp bách không có vốn để triển khai.
* Theo báo cáo của Bộ GTVT về chiều dài đường bộ, tiêu chuẩn đường và vốn đầu tư thực hiện như sau [1, tr86]:
- Tổng chiều dài đường bộ nước ta hiện có trên 258.200 km, trong đó, quốc lộ và cao tốc 18.744 km, chiếm 7,26%; đường tỉnh 23.520 km, chiếm 9,11%; đường huyện 49.823 km, chiếm 19,30%; đường xã 151.187 km, chiếm 58,55%; đường đô thị 8.492 km, chiếm 3,29% và đường chuyên dùng 6.434 km, chiếm 2,49%.
- Hiện có 104 tuyến quốc lộ, 5 đoạn tuyến cao tốc và các tuyến đường do Trung ương quản lý với tổng chiều dài 18.744 km; trong đó mặt đường bê tông nhựa chiếm 62,97%, bê tông xi măng chiếm 2,67%, nhựa chiếm 31,7%, cấp phối và đá dăm chiếm 2,66%.
- Về tiêu chuẩn kỹ thuật: đường có tiêu chuẩn kỹ thuật cao (cao tốc, cấp I, cấp II) chiếm tỷ trọng rất thấp chỉ đạt 7,51%. Tỷ lệ đường đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III, cấp IV chiếm 77,73%; còn lại đường có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp (cấp V, cấp VI) chiếm tỷ lệ là 14,77%.
Hình 2.1: Tỷ lệ chất lƣợng đƣờng quốc lộ
Nguồn: Bộ Giao thông vận tải
+ Tổng số vốn ngành GTVT đã đầu tư là 181.324 tỷ đồng, bình quân 60.441 tỷ đồng/năm, trong đó vốn TW chiếm 61% vốn địa phương chiếm 39% (các dự án vốn TW thì NSNN chiếm 35,6%; TPCP 40,0% và ngoài NS 24,3%). Tỷ lệ đầu tư cho ngành GTVT so với GDP trong giai đoạn 2009 - 2011 đạt bình quân cả nước là 3,1% (cao hơn giai đoạn 2006 - 2008 đạt bình quân cả nước là 2,8%).
Bảng 2.1. Tổng hợp vốn thực hiện đầu tƣ phát triển ngành GTVT giai đoạn 2009-2011
Đơn vị: tỷ đồng
TT Năm Vốn TW Vốn ĐP Tổng Vốn (TW+ĐP) GDP Tỉ lệ đầu tƣ so với GDP (%)
1 2009 36.102 28.653 64.755 1.658.400 3,9% 2 2010 39.372 22.595 61.967 1.980.900 3,1% 3 2011 35.102 19.500 54.602 2.535.000 2,2%
Cộng 110.576 70.748 181.324
Bình quân 36.859 23.583 60.441 3,1%
(Nguồn: Vụ KHĐT Bộ GTVT và tổng hợp của tư vấn)
+ Vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông các dự án do Trung ương là 110.576 tỷ đồng, bình quân 36.859 tỷ đồng/năm; trong đó đường bộ chiếm 91,9% tổng vốn đầu tư toàn ngành GTVT.
Bảng 2.2. Tổng hợp vốn đầu tƣ xây dựng các công trình giao thông Bộ GTVT quản lý giai đoạn 2009-2011
Đơn vị: tỷ đồng
Năm ngành Cộng Đƣờng bộ Đƣờng sắt Đƣờng thủy nội địa Đƣờng biển không Hàng
2009 36.102 33.184 1.244 187 765 722
2010 39.372 36.189 1.357 204 834 787
2011 35.102 32.265 1.210 182 744 702
Cộng 110.576 101.638 3.810 573 2.343 2.211
Tỷ lệ 100% 91,9% 3,4% 0,5% 2,1% 2,0%