1.3. Kinh nghiệm của một số nƣớc về quản lý nhà nƣớc các dự án đầu
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Mỗi quốc gia đều có những đặc điểm riêng về thể chế chính trị, quan điểm, định hướng phát triển kinh tế. Do đó, QLNN đối với đầu tư công nói chung, quản lý công trình đường bộ nói riêng không thể áp dụng máy móc vào Việt Nam. Tuy nhiên, qua nghiên cứu QLNN đối với đầu tư công (mà bao trùm lên đó là đầu tư dự án công trình đường bộ) của một số quốc gia trên thế giới, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
Một là, thực hiện tốt công tác hoạch định phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ thông qua việc đưa ý tưởng hình thành dự án vào chiến lược – quy hoạch – kế hoạch 5 năm – kế hoạch hàng năm của ngành giao thông
vận tải (lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ). Đây là nội dung quan trọng, là căn cứ để xác định nhu cầu vốn nhà nước cho đầu tư dự án công trình đường bộ. Các dự án được hình thành sớm ngay từ bước lập quy hoạch mạng lưới đường bộ và đưa vào kế hoạch ngắn hạn, trung hạn sẽ giảm bớt tình trạng đầu tư manh mún, dàn trải, dẫn đến nợ đọng xây dựng cơ bản làm hạng loạt công trình đường bộ thi công dở dang.. Đồng thời hạn chế thất thoát, lãng phí tại các dự án do nguyên nhân từ việc xác định sai vị trí, hướng tuyến hoặc thiết kế dự án không phù hợp với quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt.
Hai là, Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về chi phí đầu tư xây dựng
công trình thông qua việc ban hành, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Quản lý chi phí dự án phải bảo đảm mục tiêu, hiệu quả dự án và các yêu cầu khách quan của kinh tế thị trường; phải phù hợp với các giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế, nguồn vốn và các quy định của nhà nước; tại các giai đoạn đầu tư dự án, Tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình phải được tính đúng, tính đủ và phù hợp độ dài thời gian xây dựng công trình, tránh tình trạng đường bao chi phí bị phá vỡ.
Ba là, nghiên cứu hoàn thiện thể chế, chính sách, định mức thích hợp cho
công tác tư vấn đầu tư, tăng thêm một tỷ lệ phù hợp trong tổng mức đầu tư dự án sẽ đem lại hiệu quả cao, giảm được chi phí tiêu cực và nâng cao chất lượng, tiến độ công trình. Khuyến khích các doanh nghiệp tư vấn đầu tư chất xám vào nghiên cứu nâng cao chất lượng, ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới cho các sản phẩm tư vấn đồng thời giúp các doanh nghiệp tư vấn có sự bứt phá để hội nhập khu vực và quốc tế.
Bốn là, hoàn thiện hành lang pháp lý mô hình hợp tác nhà nước và tư nhân
chưa rõ ràng. Hiệu quả mà mô hình này đem lại là giảm chi phí, giảm rủi ro và tạo ra được một môi trường cạnh tranh cao trong khi vẫn đảm bảo lợi ích cho người dân. Để đảm bảo sự thành công cho mô hình PPP nói chung và mô hình PPP trong phát triển cơ sở hạ tầng nói riêng cần hội đủ hai yếu tố cơ bản sau: "hợp đồng hiệu quả" để tăng giá trị vốn đầu tư và "môi trường thuận lợi" để quản lý PPP, trong đó một trong những nội dung cơ bản nhất của nhân tố môi trường chính là khung thể chế, pháp lý đầy đủ và ổn định. Điều này sẽ góp phần giảm chi phí giao dịch, tăng tính minh bạch cho các mô hình PPP và khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân tham gia tích cực hơn.
Năm là, công bố rõ ràng về chính sách khuyến khích đào tạo, nâng chuẩn
về trình độ tối thiểu đối với đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước các dự án tại các khâu quy hoạch, kế hoạch, thẩm định, tài chính,.. chuẩn về trình độ đối với các nhà thầu, tư vấn, đặc biệt là các tiêu chuẩn về học vị và ngoại ngữ đối với cán bộ được đề bạt. Tạo ra nhiều cơ hội đào tạo thông qua việc định hướng lại cho các viện nghiên cứu, các trường về nhiệm vụ đào tạo và nâng cao các chương trình đào tạo để đáp ứng nhu cầu thực tế. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ nguồn vốn ODA cho những lĩnh vực mà đặc biệt còn thiếu những chuyên gia trong nước đồng thời cần phải nâng cao trình độ và tiêu chuẩn đào tạo phù hợp với thế giới như: Hoạt động chiến lược, dự báo nhu cầu vận tải bằng phương pháp hiện đại, lập quy hoạch bằng phương pháp hiện đại, phân tích tài chính, kinh tế cho dự án, thiết kế thi công… tổ chức đào tạo trong nước hoặc đào tạo nước ngoài.
CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐƢỜNG BỘ