5. Kết cấu luận văn
3.1 Tổng quan về Tổng công ty xây lắp Dầu khí Nghê ̣An
3.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy của PVNC
Nền kinh tế nƣớc ta hiện nay đã có sự tăng trƣởng liên tục trong nhiều năm, những chuyển biến về kinh tế, xã hội trong nƣớc cũng nhƣ khu vực và thế giới tạo cho Việt Nam nhiều thử thách và kinh nghiệm. Công cuộc đổi mới đất nƣớc tiếp tục thực hiện với những yêu cầu cao hơn về công nghệ hiện đại, trình độ tổ chức sản xuất ở mọi lĩnh vực, mọi ngành. Để đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển và nắm bắt đƣợc các công nghệ tổ chức hiện đại, Công ty đã xây dựng cho mình một cơ cấu gọn nhẹ với sự tham gia trực tiếp của Hội đồng quản trị trong việc điều hành các công việc của Công ty. Với mô hình quản lý này, các công việc thƣờng đƣợc trực tiếp Hội đồng quản trị công ty phê duyệt và giao cho Tổng giám đốc và các phòng ban thực hiện. Mô hình này có ƣu điểm là có đƣợc sự quan tâm sát sao của Hội đồng quản trị công ty, ban kiểm soát, họ đều là những ngƣời có trình độ có năng lực trong việc điều hành, quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng công trình. Tuy nhiên, nhƣợc điểm của mô hình này là việc giải quyết các công việc đôi khi còn chậm trễ. Việc chờ Hội đồng quản trị xem xét và ra quyết định sẽ để lỡ các cơ hội kinh doanh cũng nhƣ chậm trễ trong khâu giải quyết công việc của Công ty. Cơ cấu tổ chức Công ty đƣợc thể hiện qua sơ đồ trong hình 3.1.
Cơ cấu tổ chức của công ty đƣợc xây dựng theo mô hình: Trực tuyến- Chức năng. Công ty có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và Ban kiểm soát.
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, có quyền: Thảo luận và thông qua Điều lệ công ty; Bầu Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; Thông qua phƣơng án sản xuất kinh doanh; Quyết định cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của công ty; Quyết định tổ chức lại và giải thể công ty.
Hội đồng quản trị (HĐQT) là cơ quan quản lý Công ty, quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có 5 thành viên, do đại hội đồng cổ đông bầu hoặc miễn nhiệm. Hội đồng quản trị bao gồm 01 chủ tịch và các ủy viên. Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau: Quyết định chiến lƣợc phát triển của Công ty; Quyết định phƣơng án đầu tƣ đối với các dự án đầu tƣ đƣợc đại hội đồng cổ đông thông qua; Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập Công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp; Quyết định về quy chế tuyển dụng, cho thôi việc của công ty phù hợp với quy định của pháp luật; Quyết định khen thƣởng, kỷ luật nhân viên thuộc quyền quản lý của hội đồng quản trị và quyết định mức bồi thƣờng vật chất khi nhân viên gây thiệt hại cho Công ty; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng giám đốc và các cán bộ quản lý bao gồm: Phó Tổng giám đốc, Kế toán trƣởng; quyết định mức lƣơng và lợi ích khác của Tổng giám đốc và các cán bộ quản lý đó; Chủ tịch HĐQT là ngƣời đại diện pháp nhân của Công ty, có quyền quyết định cao nhất về việc điều hành mọi hoạt động Sản xuất kinh doanh của Công ty.
Ban kiểm soát là ngƣời thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh quản trị và điều hành của công ty. Ban kiểm soát có 3 thành viên
do đại hội đồng cổ đông bầu và bãi miễn, các thành viên ban kiểm soát bầu trƣởng ban kiểm soát. Sau khi đại HĐCĐ thành lập, ban kiểm soát thực hiện việc kiểm soát quá trình triển khai và hoàn tất thủ tục thành lập công ty.
Tổng giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm. Giúp việc cho Tổng giám đốc có các Phó tổng giám đốc, kế toán trƣởng do hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc. Là ngƣời trực tiếp thực hiện nhiệm vụ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của công ty và các nghị quyết, quyết định của HĐQT. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trƣớc HĐQT và trƣớc pháp luật về mọi hoạt động của công ty, nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), tuân theo các quy định của pháp luật với mục đích là sự phát triển không ngừng của công ty. Tiến độ thi công thực hiện đầu tƣ dự án đã đƣợc HĐQT phê duyệt là nhiệm vụ cụ thể của công ty mà Tổng Giám đốc là ngƣời đại diện. Các cá nhân (kể cả Chủ tịch HĐQT) phải chịu trách nhiệm về những việc liên quan của cá nhân mình có ảnh hƣởng đến tiến độ. Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của Tổng Giám đốc nhƣ sau: Tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị; Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của công ty theo Nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị, Nghị quyết của đại hội đồng cổ đông, Điều lệ công ty và tuân thủ pháp luật; Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty; Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phƣơng án đầu tƣ của công ty, bảo toàn và phát triển vốn; Xây dựng và trình hội đồng quản trị kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm; các quy chế quản lý điều hành công ty; quy chế tài chính; quy chế lao động tiền lƣơng; quy chế sử dụng lao động...; Đề nghị hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm, khen thƣởng và kỷ luật các chức danh: Phó tổng giám đốc, Kế toán trƣởng; Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật
đối với các trƣởng phòng ban, các chức danh tƣơng đƣơng và cán bộ công nhân viên dƣới quyền trừ chức danh do hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; Ký kết các Hợp đồng kinh tế đƣợc HĐQT ủy quyền theo luật định; Báo cáo trƣớc hội đồng quản trị tình hình hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, cung cấp đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu của hội đồng quản trị.
Phó Tổng giám đốc công ty là ngƣời giúp việc cho Tổng giám đốc theo sự phân công của Tổng giám đốc bằng văn bản và chịu trách nhiệm trƣớc HĐQT, Tổng Giám đốc và trƣớc pháp luật về những việc mình đƣợc phân công.
Các phòng ban chức năng là bộ phận giúp việc cho Tổng giám đốc. Các phòng, ban Quản lý dự án với chức năng, nhiệm vụ của mình giúp công ty thực hiện các nhiệm vụ cụ thể phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Trong quá trình thực hiện công việc, các phòng ban còn đề xuất những chủ trƣơng, biện pháp nhằm giải quyết những khó khăn vƣớng mắc trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Các ban quản lý dự án trực thuộc Tổng công ty đƣợc thành lập theo các quyết định của Hội đồng quản trị để giúp Tổng công ty quản lý các dự án. Ban Quản lý dự án có con dấu riêng. Trụ sở chính đặt tại: số 07 Tòa Nhà Dầu khí, Phƣờng Quang Trung, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Ban QLDA có nhiệm vụ triển khai công tác chuẩn bị đầu tƣ các dự án do Tổng công ty làm chủ đầu tƣ. Giúp chủ đầu tƣ triển khai công tác thực hiện đầu tƣ theo quy định của pháp luật. Thực hiện việc quản lý tổ chức, lao động, tài chính, tài sản, tiền lƣơng và các chính sách, thi đua khen thƣởng, kỷ luật đối với cán bộ, lao động thuộc phạm vi quản lý của ban theo quy định của pháp luật và Công ty. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành và thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc phân công.