Quản lý nhà nước về CCN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội (Trang 25 - 31)

1.2. Cơ sở lý luận về phát triển cụm công nghiệp

1.2.4. Quản lý nhà nước về CCN

1.2.4.1. Khái niệm, chức năng QLNN về CCN

Để có thể khái quát đƣợc khái niệm QLNN về CCN trƣớc hết cần tìm hiểu quản lý nhà nƣớc về kinh tế.

Quản lý nhà nƣớc về kinh tế là những nhiệm vụ tổng quát mà nhà nƣớc phải thực hiện để phát huy vai trò và hiệu lực của mình. Chức năng quản lý nhà nƣớc về kinh tế do bản chất của nhà nƣớc, do yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội và tình hình kinh tế - xã hội của từng giai đoạn lịch sử quy định.

Tùy theo yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị và kinh tế xã hội của từng giai đoạn mà việc sắp xếp thứ tự ƣu tiên và nội dung của các chức năng có thể thay đổi, nhƣng nhìn chung các chức năng quản lý nhà nƣớc về kinh tế bao gồm:

+ Chức năng tạo lập môi trƣờng và điều kiện cho hoạt động kinh doanh. Với chức năng này, bằng quyền lực và sức mạnh tổ chức của mình, nhà nƣớc bảo đảm một môi trƣờng thuận lợi, bình đẳng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh bao gồm các môi trƣờng chính trị, pháp luật, kinh tế, tâm lý, xã hội, kết cấu hạ tầng... là những điều kiện cần thiết để giới kinh doanh yên tâm đầu tƣ vốn và kinh doanh thuận lợi, ổn định, phát đạt, góp phần phát triển có hiệu quả kinh tế đất nƣớc.

+Chức năng định hƣớng và hƣớng dẫn phát triển kinh tế: Nhà nƣớc định hƣớng, hƣớng dẫn bằng các công cụ nhƣ chiến lƣợc, quy hoạch, chính sách, kế hoạch, thông tin và các nguồn lực của nhà nƣớc bằng phƣơng pháp tác động trực tiếp hoặc gián tiếp.

+ Chức năng tổ chức: Tổ chức là một chức năng quan trọng của QLNN về kinh tế. Nhà nƣớc có nhiệm vụ sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị kinh tế, trong đó quan trọng và cấp thiết hơn cả là sắp xếp, củng cố lại doanh nghiệp nhà nƣớc, tổ chức các vùng kinh tế, các khu công nghiệp, khu chế xuất.

+ Chức năng điều tiết: Để điều tiết, nhà nƣớc sử dụng hàng loạt các biện pháp bao gồm các chính sách, đòn bẩy kinh tế, các công cụ tài chính, thuế, tín dụng...

+ Chức năng kiểm tra: Nhà nƣớc thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát nhằm thiết lập trật tự, kỷ cƣơng trong hoạt động kinh tế, phát hiện và ngăn ngừa các hiện tƣợng vi phạm pháp luật, sai phạm chính sách, bảo vệ tài sản quốc gia và lợi ích của nhân dân, góp phần tăng trƣởng kinh tế và từng bƣớc thực hiện công bằng xã hội.

Xuất phát từ khái niệm, chức năng QLNN về kinh tế nói trên tác giả luận văn khái quát khái niệm QLNN về CCN nhƣ sau: QLNN về CCN là một trong những nội dung của hoạt động QLNN về kinh tế. Đó là quá trình Nhà nƣớc sử dụng bộ máy và các công cụ đƣợc quy định tại hệ thống pháp luật của Nhà nƣớc để tác động lên hệ thống CCN nhằm đƣa hệ thống này hoạt động và phát triển theo mục tiêu mà Nhà nƣớc đã đặt ra.

1.2.4.2. Đặc điểm của QLNN về CCN

QLNN nói chung có đặc điểm là hoạt động mang quyền lực nhà nƣớc thể hiện ở việc các chủ thể có thẩm quyền thể hiện ý chí nhà nƣớc thông qua phƣơng tiện nhất

định, trong đó phƣơng tiện cơ bản và đặc biệt quan trọng đƣợc sử dụng là văn bản quản lý hành chính nhà nƣớc; QLNN là hoạt động đƣợc tiến hành bởi những chủ thể có quyền năng hành pháp và quản lý nhà nƣớc là hoạt động có tính thống nhất, đƣợc tổ chức chặt chẽ.

Đối với sự phát triển của các CCN, do phát triển các CCN có những đặc điểm đặc thù riêng. Những đặc điểm đặc thù này chịu sự ảnh hƣởng của nhiều yếu tố, trong đó phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm, tính chất của đối tƣợng quản lý, chủ thể quản lý và công cụ quản lý cho nên QLNN đối với phát triển các CCN cũng có những đặc điểm riêng.

Thứ nhất, QLNN đối với phát triển các CCN là để khắc phục nhƣợc điểm, khuyết tật, kiểm soát các quy luật của nền kinh tế thị trƣờng tác động vào quá trình phát triển của các CCN để định hƣớng cho quá trình phát triển các CCN theo mục đích đã đặt ra trƣớc

Cụm công nghiệp là kiểu hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp, trong quá trình phát triển cũng chịu sự tác động của các quy luật kinh tế. Thực tế đã chứng minh, nền kinh tế thị trƣờng không thể phát triển một cách tự phát nếu thiếu sự can thiệp và hỗ trợ của Nhà nƣớc. Nhà nƣớc với vai trò quản lý và điều hòa phúc lợi, khắc phục những nhƣợc điểm của nền kinh tế thị trƣờng. Chính vì thế mà cần phải có sự quản lý của Nhà nƣớc.

Thứ hai, Quản lý nhà nƣớc đối với phát triển các CCN nhằm để điều hòa mâu thuẫn về mặt lợi ích giữa các chủ thể tham gia và liên quan đến sự hình thành và phát triển của CCN. Trong quá trình phát triển các CCN, sinh ra nhiều lợi ích và cũng là một môi trƣờng chứa đựng nhiều mâu thuẫn của các bên liên quan, đó là:

Mâu thuẫn giữa lợi ích của nhà nƣớc và lợi ích của các doanh nghiệp tham gia hoạt động trong các CCN.

Mâu thuẫn giữa doanh nghiệp với cộng đồng: Quá trình hình thành phát triển các CCN cần phải huy động nguồn lực của xã hội để phục vụ quá trình phát triển nhƣ đất đai, nhân lực….xu hƣớng các doanh nghiệp muốn tối thiểu hoá chi phí và sử dụng tối đa các nguồn lực trên dẫn đến nhiều mâu thuẫn trong xã hội. Tính chất đặc

biệt của các mâu thuẫn trên trong lĩnh vực kinh tế là phổ biến, thƣờng xuyên và căn bản. Phổ biến vì chúng diễn ra khắp nơi, động chạm đến các bên. Vì vậy, nhà nƣớc không thể buông lỏng sự quản lý của nhà nƣớc mà phải quản lý nhằm điều hòa các mâu thuẫn để phát triển theo định hƣớng chứ không thể để nó tự phát đƣợc.

Thứ ba, quản lý nhà nƣớc đối với phát triển các CCN nhằm hỗ trợ, đảm bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong các CCN phát triển.

Kinh tế thị trƣờng chủ yếu chỉ chú trọng đến những nhu cầu có khả năng thanh toán, không chú ý những nhu cầu cơ bản của xã hội. Mục đích chủ yếu là đặt lợi nhuận lên hàng đầu, cái gì có lãi thì làm, không có lãi thì thôi nên nó không giải quyết đƣợc cái gọi là hàng hóa công cộng nhƣ đƣờng xá, công trình văn hóa, y tế, giáo dục…Do vậy, cần phải có sự hỗ trợ của nhà nƣớc điều tiết nhịp nhàng, có hiệu lực, tạo nhiều cơ chế, chính sách, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp

Một trong những điểm khác biệt cơ bản nhất của pháp luật về các CCN là các quy định luôn hƣớng tới việc dành những điều kiện thuận lợi nhất, ƣu đãi nhất cho các CCN phát triển, thông qua việc quy định một hệ thống chính sách của nhà nƣớc.

1.2.4.3. Nội dung của QLNN về sự phát triển CCN

Nội dung của QLNN về sự phát triển CCN đƣợc thể hiện trên các lĩnh vực sau: + Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển các Cụm công nghiệp:

Trên cơ sở phát triển kinh tế- xã hội của địa phƣơng, chiến lƣợc phát triển vùng, lãnh thổ, chiến lƣợc phát triển công nghiệp, địa phƣơng xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển CCN. Khi xây dựng phải nghiên cứu tổng thể các điều kiện tự nhiên và xã hội trong chiến lƣợc phát triển kinh tế chung. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển CCN phải tạo đƣợc bƣớc đi phù hợp với khả năng của vùng về tài chính, thu hút đầu tƣ của từng thời kỳ. Phát triển CCN cũng phải tính đến sự phân bố lực lƣợng sản xuất trên địa bàn nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và bảo vệ môi trƣờng, môi sinh. Phát triển CCN cần tính đến sự phát triển hài hòa giữa các vùng, lãnh thổ, tận dụng đƣợc lợi thế so sánh giữa các vùng, lãnh thổ để đảm bảo sự phát triển cân đối hợp lý.

+ Ban hành, hƣớng dẫn, phổ biến và tổ chức thực hiện chính sách pháp luật và tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật có liên quan đến việc thành lập và hoạt động của các CCN:

Nhà nƣớc ban hành các văn bản về hỗ trợ đầu tƣ phát triển CCN , các văn bản hƣớng dân thực hiện cũng nhƣ các văn bản pháp quy có liên quan và hoàn thiện chúng qua từng thời kỳ nhằm tạo cơ sở pháp lý đồng bộ và điều chỉnh có hiệu quả hoạt động của CCN cũng nhƣ của từng doanh nghiệp trong CCN. Quy định và hƣớng dẫn việc hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý hoạt động của CCN. Xây dựng và áp dụng các biện pháp ƣu đãi kinh tế uất phát từ lợi ích của nhà nƣớc và lợi ích lâu dài của nhà đầu tƣ. Các biện pháp ƣu đãi kinh tế áp dụng tại CCN: Bình đẳng, các bên cùng có lợi, đƣợc thể chế hóa về mặt pháp lý. Đồng thời các biện pháp này cũng đƣợc điều chỉnh linh hoạt về mặt pháp lý để theo kịp những biến động, thay đổi tình hình chính trị, kinh tế- xã hội. Các ƣu đãi về kinh tế hấp dẫn, tính cạnh tranh cao nhƣng cung cần phải đảm bảo tính ổn định lâu dài để đảm bảo quyền lợi nhà đầu tƣ.

Các biện pháp ƣu đãi kinh tế đối với CCN bao gồm:

Ƣu đãi thuế so với doanh nghiệp ngoài CCN và ổn định.

Hỗ trợ về tài chính nhƣ vay vốn ƣu đãi , thuê đất, thuê hoặc mua nhà xƣởng với giá thấp nhất, khấu hao tài sản nhanh, ngoại hối….

+ Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin về CCN; Tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tƣ vào CCN:

Hƣớng dẫn các nhà đầu tƣ cách thức lập hồ sơ dự án, tổ chức việc cấp, điều chỉnh và thu hồi các loại giấy phép và thực hiện các thủ tục hành chính nhà nƣớc liên quan đến các dự án đầu tƣ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong CCN. Công tác xúc tiến và vận động đầu tƣ là quá trình có ý nghia hết sức quan trọng với mục đích gới thiệu môi trƣờng đầu tƣ, hệ thống pháp luật, ƣu đãi và các điều kiện đầu tƣ vào CCN nhằm rút ngắn thời gian tìm hiểu, đi lại của nhà đầu tƣ. Trong công tác vận động, xúc tiến đầu tƣ, nhà nƣớc cung cần có sách lƣợc nhƣ lựa chọn đối tác, khu vực nhằm có thể tranh thủ tối đa nguồn vốn, công nghệ và thị

trƣờng tiêu thụ sản phẩm đáp ứng nhu cầu phát triển của vùng.

Khi chọn địa điểm thực hiện dự án, nhà đầu tƣ cũng thƣờng quan tâm đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội của khu vực vì nó đảm bảo cho các hoạt động kinh tế sau này. Công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm công trình trong hàng rào và ngoài hàng rào CCN.

Công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào là công trình phụ thuộc vào quy hoạch phát triển vùng, lãnh thổ và đòi hỏi vốn lớn. Vì vậy nhà nƣớc thƣờng phải sử dụng ngân sách để đầu tƣ hoặc có cơ chế huy động vốn các thành phần kinh tế khác tham gia nhƣ phƣơng thức BOT, BO, BT,…

Đối với công trình kỹ thuật trong hàng rào CCN, thông thƣờng huy động các nguồn vốn của các doanh nghiệp và tƣ nhân. Việc cho doanh nghiệp tiến hành kinh doanh cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp là biện pháp huy động các nguồn vốn trong xã hội để san sẻ gánh nặng cho ngân sách và tận dụng vốn và khả năng kêu gọi đầu tƣ của các nhà đầu tƣ phát triển hạ tầng.

Phát triển CCN có tác dụng lan tỏa về kinh tế và xã hội của vùng, lãnh thổ nhƣ áp lực lên hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tạo nên hiện tƣợng tập trung lao động, làm hạt nhân hình thành đô thị công nghiệp…Cũng nhƣ các công trình hạ tầng ngoài hàng rào, công trình hạ tầng kỹ thuật phải đƣợc nhà nƣớc thực hiện trƣớc một bƣớc và đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của CCN và vùng, lãnh thổ.

+Tổ chức bộ máy, đào tạo và bồi dƣỡng nghiệp vụ cho cơ quan quản lý nhà nƣớc về cụm công nghiệp:

Quản lý nhà nƣớc đối với CCN không chỉ là các hoạt động quy hoạch, điều hành, kiểm soát sự phát triển của các CCN mà còn bao hàm cả hoạt động khuyến khích, hỗ trợ cho sự phát triển của các CCN, bao gồm: việc tạo lập môi trƣờng pháp lý, xác lập chính sách khuyến khích đầu tƣ phát triển, phối hợp đồng bộ trong cung cấp các nguồn nhân lực, vật lực, tà lực, không gây ra những khó khăn trở ngại đến tính chủ động sáng tạo của các doanh nghiệp CCN. Cung cấp các thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác để giúp cho việc xây dựng, phát triển CCN

đạt hiệu quả. Vì vậy bộ máy quản lý đƣợc tổ chức đảm bảo và thƣờng xuyên đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng để đáp ứng yêu cầu về công tác quản lý nhà nƣớc về CCN.

+Hƣớng dẫn, hỗ trợ, đánh giá hiệu quả đầu tƣ; Kiểm tra, thanh tra, giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thƣởng, xử lý vi phạm và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành và phát triển các CCN:

Nhằm định hƣớng hoạt động của các CCN theo quy định của pháp luật và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động cảu các doanh nghiệp trong CCN, kiểm soát và xử lý các vi phạm của các doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định của pháp luật của nhà nƣớc và quy chế CCN.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội (Trang 25 - 31)