Về tình hình phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội (Trang 52 - 57)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan tình hình kinh tế xã hội huyện Hoài Đức

3.1.1. Về tình hình phát triển kinh tế xã hội

- Về vị trí địa lý và tổ chức các xã, thị trấn:

Hoài Đức nằm ở phía tây Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 16 km, diện tích đất tự nhiên là: 8.246,77 ha, tiếp giáp với 6 quận huyện: Phía Bắc giáp huyện Phúc Thọ, Đan Phƣợng; phía Nam giáp quận Hà Đông; phía Tây giáp huyện Quốc Oai, Phúc Thọ; phía Đông giáp quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm.

Hoài Đức nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng và sông Đáy; địa hình nghiêng dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông đƣợc phân thành 2 vùng tự nhiên rõ rệt là vùng Bãi ven sông Đáy và vùng Đồng đƣợc phân định bởi đê tả sông Đáy.

Hiện nay Hoài Đức đƣợc tổ chức thành 19 xã, 01 thị trấn:

- Vùng bãi: bao gồm 10 xã: Minh Khai, Dƣơng Liễu, Cát Quế, Yên Sở, Đắc Sở, Tiền Yên, Song Phƣơng, An Thƣợng, Đông La và Vân Côn ( trong đó Vân Côn nằm trọn vẹn trong vùng bãi)

- Vùng đồng: Có 9 xã, 01 thị trấn: Thị trấn Trạm trôi, xã Đức Thƣợng, Đức Giang, Kim Chung, Di Trạch, Vân Canh, Sơn Đồng, Lại Yên, An Khánh, La Phù.

Huyện Hoài Đức đƣợc quy hoạch là khu đô thị trung tâm và vành đai đô thị không gian xanh của Thủ đô Hà Nội, hơn nữa với đặc điểm vị trí, địa hình của huyện tạo thuận lợi cho huyện Hoài Đức phát triển một nền kinh tế tổng hợp, trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học và là đầu mối giao thông quan trọng của cửa ngõ phía tây Hà Nội.

- Về nguồn nhân lực:

Dân số của huyện Hoài Đức là trên 193.000 ngƣời, mật độ dân số khoảng 2340 ngƣời/km2, cao hơn mật độ dân số bình quân của Hà Nội. Bình quân dân số tăng khoảng 2,5%/ năm, dân số đô thị của huyện có mức tăng khá cao, đạt 5.25%/ năm, hiện nay cơ cấu dân số chủ yếu vân là nông thôn( 93% dân số).

Với dân số trong độ tuổi lao động là 108.707 ngƣời( chiếm 56,33%) tạo ra một lực lƣợng lao động dồi dào đáp ứng cho các khu công nghiệp; xây dựng; dịch vụ và nông, lâm nghiệp; các làng nghề. Tạo điều kiện cho việc hình thành các trung tâm công nghệ và kỹ thuật cao trên địa bàn huyện.

Về chất lƣợng nguồn nhân lực: Nhìn chung nguồn lao động của Hoài Đức có chất lƣợng ở mức trung bình, tỷ lệ lao động qua đào tạo mới đạt 29,8%. Huyện Hoài Đức có điểm thuận lợi trong giải quyết việc làm đó là có nhiều làng nghề, ngành nghề truyền thống: Toàn huyện có 54 làng cổ truyền thì có 51 làng có nghề, có 12 làng nghề đƣợc thành phố công nhận và thành lập 6 hiệp hội ngành nghề ở các làng nghề, hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 8000- 9000 lao động. Lực lƣợng lao động làm trong làng nghề đƣợc đào tạo thông qua sự truyền dạy của lớp ngƣời đi trƣớc theo phƣơng thức kèm nghề. Số ngƣời lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp bị thu hồi đất sản xuất chƣa qua đào tạo chiếm tỷ trọng tƣơng đối lớn. Chất lƣợng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật phân bố không đều và chƣa nhiều.

Nhƣ vậy việc tập trung một lực lƣợng đông đảo có trình độ chuyên môn, có tay nghề, có khả năng tiếp cận với tiến bộ công nghệ kỹ thuật tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế, đặc biệt là nguồn cung lao động dồi dào cho các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN, CCN cả về mặt số lƣợng và chất lƣợng.

- Về tình hình phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Mức độ đầu tƣ (chủ yếu làm vốn đối ứng) vào sản xuất nói chung, đầu tƣ vào khu, cụm công nghiệp nói riêng phụ thuộc vào phát triển kinh tế xã hội chung của huyện và các khả năng tích lũy vốn, thu nhập, cũng nhƣ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Trong những năm qua, các thành phần kinh tế trên địa bàn Hoài Đức đã có những phát triển khá mạnh, đặc biệt là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Số doanh nghiệp thành lập theo luật và hộ kinh doanh cũng tăng nhanh cả về quy mô và chất lƣợng với đa dạng các ngành nghề và rộng khắp trên địa bàn. Nhiều sản phẩm của các doanh nghiệp trên địa bàn đã phát triển và có uy tín trên thị trƣờng: các loại thực phẩm của Dƣơng Liễu, đồ gỗ mỹ nghệ của Sơn Đồng, dệt may của La Phù…Một số

dịch vụ phát triển khá nhanh nhƣ: dịch vụ cho thuê nhà, giải trí, giáo dục, khám chữa bệnh.

Tăng trưởng kinh tế trên địa bàn Huyện

Trong 5 năm qua, tình hình kinh tế thế giới , trong nƣớ c có nhi ều diễn biến phức tạp và chịu sự tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu , lạm phát gia tăng song nền kinh tế huyện vẫn giƣ̃ đƣợc mƣ́c phát triển , tăng trƣởng khá. Hầu hết các chỉ tiêu về phát triển kinh tế 5 năm 2010-2015 đều hoàn thành, một số chỉ tiêu hoàn thành vƣợt mức kế hoạch đề ra. Tăng trƣởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 11,3%, vƣơ ̣t mục tiêu kế hoạch 5 năm.

Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn trung bình đạt 14.301 tỷ đồng/năm. Năm 2015 đạt 17.658 tỷ đồng, tăng 70% so với năm 2010. Trong đó:

Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt trung bình 1.480 tỷ đồng/năm, tăng trƣởng bình quân 0,6% năm, vƣợt 2,8% so với kế hoạch đề ra.

Tổng giá trị sản xuất ngành Công nghiệp- TTCN đạt trung bình 6.387 tỷ đồng/năm; năm 2015 đạt 7.728 tỷ đồng, tăng bình quân 10,9%/năm, sản phẩm ngày càng phong phú, đa dạng.

Tổng giá trị sản xuất Thƣơng mại-Dịch vụ trung bình là 6.433 tỷ đồng. Năm 2015 là 8.439 tỷ đồng, tăng trƣởng bình quân 15,4%/năm.

Bảng 3.1 Bảng tổng giá trị sản xuất một số ngành chủ yếu từ năm 2010-2015

Đơn vị: tỷ đồng TT Chỉ tiêu TH 2010 TH 2011 TH 2012 TH 2013 TH 2014 TH 2015 TB 2011-2015 Tổng cộng 7,797 11,631 12,559 13,981 15,677 17,658 14,301 1 Thƣơng mại Dịch vụ 2,828 4,836 5,430 6,220 7,242 8,439 6,433 2 Công nghiệp - Xây dƣ̣ng 4,036 5,330 5,653 6,280 6,945 7,728 6,387 2.1 + Công nghiệp 2,684 3,399 3,680 4,086 4,544 5,060 4,154 2.2 + Xây dựng 1,352 1,931 1,973 2,194 2,401 2,668 2,233

3 Nông nghiệp– Chăn

nuôi 933 1,465 1,475 1,480 1,490 1,491 1,480 3.1 + Trồng trọt 368 585 600 600 605 606 599 3.2 + Chăn nuôi 565 880 875 880 885 885 881

Cơ cấu kinh tế

Mặc dù trong giai đoạn 2010-2015 gặp nhiều khó khăn song cơ cấu kinh tế cơ bản tiếp tục dịch chuyển đúng hƣớng, tăng tỷ trọng nhóm ngành Dịch vụ, Công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành Nông nghiệp: Năm 2015 Công nghiệp - Xây dựng chiếm 53,7%, Thƣơng mại - Dịch vụ chiếm 40,6%, Nông nghiệp chiếm 5,7%.

Qua bảng sau cho chúng ta thấy kinh tế huyện Hoài Đức trong những năm 2010 đến năm 2015 có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình tăng tỷ trọng của ngành Thƣơng mại - Dịch vụ, Công nghiệp- Xây dựng, giảm dần tỷ trọng của Nông nghiệp.

Bảng 3.2 Cơ cấu ngành kinh tế huyện Hoài Đức từ năm 2010 - 2015 TT Chỉ tiêu TH 2010 TH 2011 TH 2012 TH 2013 TH 2014 TH 2015 1 Thƣơng ma ̣i Dịch vụ 33.8 35.4 36.8 37.8 39.3 40.6 2 Công nghiệp-Xây dƣ̣ng 56.7 56.0 55.2 55.0 54.3 53.7 3 Nông nghiệp 9.5 8.6 8.0 7.2 6.4 5.7

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hoài Đức 2015 (ĐVT %)

Cụ thể giai đoạn 2010-2015 trong cơ cấu GDP của huyện, Ngành Nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ, trong giai đoạn 2010-2015 có xu hƣớng giảm dần, năm 2010 là 9.5%, năm 2015 là 5,7%. Tỷ trọng Thƣơng mại Dịch vụ có xu hƣớng tăng đều, năm 2010 là 33.8%, năm 2015 là 40,6%: Tỷ trọng Công nghiệp Xây dựng chiếm hơn 50% GDP của toàn huyện, nhƣng trong giai đoạn 2010-2015 có xu hƣớng giảm do tình hình suy thoái kinh tế nói chung cũng nhƣ thực hiện thắt chặt chi tiêu và đầu tƣ công, năm 2010 là 56.7%, năm 2015 là 53,7%.

Bảng 3.3 Biểu đồ cơ cấu kinh tế ngành qua các năm 2010 – 2015 (Đơn vị tính: %) 0 20 40 60 80 100 120 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Nông nghiệp Thương mại, dịch vụ

Công nghiệp, xây dựng

Nhìn chung tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) bình quân trong 5 năm 2010-2015 khá ổn định đạt gần 11.3%, cao hơn so với bình quân thời kỳ 2005-2010 là 4,4%. Cơ cấu kinh tế từng bƣớc chuyển dịch theo hƣớng tích cực, cơ cấu đầu tƣ đúng hƣớng, đã tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhằm tạo ra năng lực sản xuất mới. Các ngành, vùng kinh tế đều phát triển phù hợp với điều kiện có đƣợc. Tổng sản phẩm trong huyện bình quân từ 2010-2015 đạt 13.221 tỷ đồng, tăng 38,1% so với thời kỳ 2005-2010. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đến năm 2015 ƣớc đạt 35,5 triệu đồng/ngƣời/năm tăng 61% so với năm 2010 (năm 2010 đạt 22 triệu đồng/ngƣời/năm).

Sự biến động trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn một phần có thể lý giải là do diện tích đất nông nghiệp của Huyện giảm mạnh làm cho GTSX nông nghiệp tụt giảm. Ngƣợc lại, giai đoạn này tỷ trọng của các ngành dịch vụ và CN xây dựng tăng mạnh không phải là do đã có sự đột phát, thành công trong phát triển cần đƣợc luận giải theo 3 khía cạnh:

- Tốc độ tăng trƣởng của ngành xây dựng tăng cao do có nhiều dự án của cả khu vực nhà nƣớc và ngƣời dân trên địa bàn: (i) Về phía nhà nƣớc, khi tiến hành thu hồi đất sản xuất để phát triển hạ tầng giao thông và các công trình phúc lợi, giúp tạo ra số việc làm lớn trong ngành xây dựng. (ii) Việc phát triển các khu đô thị địa phƣơng tạo

ra nhu cầu xây dựng lớn của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản; và (iii) ngƣời dân bị thu hồi đất sản xuất đƣợc đền bù lƣợng tiền khá lớn, nhiều ngƣời sử dụng khoản tiền này để xây dựng nhà cửa và các công trình dân dụng khác.

- Ngành thƣơng mại, dịch vụ phát triển còn chậm, chƣa tận dụng đƣợc cơ hội đón đầu sự phát triển kinh tế, chƣa tƣơng xứng với vị trí và tiềm năng của địa phƣơng làm cho tỷ trọng của ngành này vốn chƣa cao lại bị giảm sút.

- Sản xuất nông nghiệp chủ yếu trên quy mô nhỏ, manh mún và vẫn mang tính tự cấp, tự túc là chủ yếu. GTSX trên đơn vị diện tích canh tác thấp, các ngành dịch vụ phục vụ nông nghiệp chƣa đáp ứng yêu cầu thực tế, các lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản chậm phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)