Lý luận về phát triển CCN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội (Trang 31 - 33)

1.2. Cơ sở lý luận về phát triển cụm công nghiệp

1.2.5. Lý luận về phát triển CCN

1.2.5.1. Quan niệm về phát triển CCN

Theo quan điểm biện chứng, phát triển là khuynh hƣớng của vận động, đi từ thấp đến cao, quá trình đó vừa dần dần vừa nhảy vọt, cái mới ra đời thay thế cái cũ. Phát triển là quá trình thay đổi dần dần về lƣợng đến thay đổi về chất. Phát triển gồm có: phát triển trong tự nhiên là thích nghi cơ thể với môi trƣờng; trong XH là nâng cao năng lực tự nhiên ; trong tƣ duy là hoàn thiện khả năng nhận thức của con ngƣời.

Phát triển CCN đƣợc hiểu là sự thay đổi về quy mô, số lƣợng CCN gắn với sự phân bố hợp lý, khai thác hiệu quả các nguồn lực đất đai, con ngƣời, vốn, kỹ thuật góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội của một địa phƣơng.

Quá trình phát triển CCN diễn ra từ khi có chủ trƣơng phát triển CCN đến nghiên cứu lập quy hoạch, đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, hoạt động của các doanh nghiệp trong CCN cùng với bộ máy quản lý để vận hành toàn bộ quá trình trên.

1.2.5.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển CCN

Đánh giá phát triển cụm công nghiệp là một quá trình nghiên cứu, là việc xem xét, nhận định trên cơ sở lý luận và thực tiễn để đƣa ra hệ thống tiêu chí cho sự phát triển bền vững cụm công nghiệp. Dƣới góc độ quản lý kinh tế và phát triển CCN trên địa bàn của một huyện, tác giả tiếp cận vấn đề, xác định theo hai nhóm tiêu chí: Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững cụm công nghiệp và tiêu chí đánh giá tác

động lan tỏa của CCN. Các tiêu chí này có thể đo lƣờng trực tiếp bằng các phƣơng pháp định lƣợng hoặc đánh giá định tính theo các thang điểm đo lƣờng thích hợp.

* Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững nội tại cụm công nghiệp:

+ Tiêu chí về vị trí cụm công nghiệp: là tiêu chí đánh giá tổng hợp, tiêu chí này yêu cầu vị trí phát triển CCN vừa đảm bảo sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, hạn chế sử dụng đất nông nghiệp, xa khu dân cƣ nhƣng có các điều kiện thuận lợi về gần đƣờng giao thông, bến cảng, nhà ga, gần nguồn nguyên liệu, thị trƣờng tiêu thụ là những điều kiện hấp dẫn nhà đầu tƣ.

+ Tiêu chí về đánh giá về số lƣợng: Tiêu chí này phản ánh về số lƣợng, diện tích đƣợc quy hoạch phát triển CCN trên địa bàn

+ Tiêu chí về chất lƣợng phát triển các CCN:

Chất lƣợng quy hoạch CCN, tiêu chí này đảm bảo sự phát triển của CCN ngay từ giai đoạn đầu quy hoạch. Nó thể hiện tính đồng bộ, khoa học, hiệu quả, thực tiễn trong quy hoạch các yếu tố chủ đạo của CCN nhƣ lĩnh vực các ngành thu hút đầu tƣ, đất đai, bố trí mặt bằng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm đặt đƣợc các mục tiêu kinh tế, môi trƣờng.

+ Tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp. Tiêu chí này đƣợc căn cứ vào mục tiêu của quy hoạch và điều kiện hoạt động của CCN. Tỷ lệ lấp đầy CCN bằng tỷ lệ diện tích đất cho thuê trên tổng diện tích đất CCN

+ Tổng vốn đăng ký, tổng vốn thực hiện: Tiêu chí phán ánh về khả năng thu hút đầu tƣ vào cụm công nghiệp về mặt tài chính

+ Kết quả hoạt động của các DN trong CCN. Thể hiện qua các chỉ tiêu về doanh thu, tổng giá trị gia tăng, giá trị xuất khẩu

* Tiêu chí đánh giá tác động lan tỏa của cụm công nghiệp:

- Tác động lan tỏa về kinh tế: Tác động thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách, nâng cao thu nhập của nhân dân.

- Hình thành chuỗi liên kết giữa các doanh nghiệp trong CCN có quan hệ mua bán hàng hóa, nguyên phụ liệu với các doanh nghiệp trong CCN.

thu các ứng dựng khoa học kỹ thuật tiên tiến, nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lƣợng sản phẩm hàng hóa.

- Lan tỏa về xã hội: Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động địa phƣơng, chuyển dịch cơ cấu lao động, các dịch vụ gia tăng,…

- Tác động lan tỏa về mặt bảo vệ môi trƣờng: Mức độ khai thác hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trƣờng CCN, ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội (Trang 31 - 33)