Định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Hoài Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội (Trang 79 - 82)

4.1.1 .Quan điểm phát triển

4.1.2.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Hoài Đức

Phát triển kinh tế - xã hội Hoài Đức phù hợp với Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030; Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên cơ sở có tính đến đặc thù riêng có của huyện và lợi thế so với các vùng lân cận.

Xây dựng huyện Hoài Đức trở thành một trung tâm đô thị hiện đại của Thủ đô, là cửa ngõ lớn nhất phía Tây thành phố. Lấy xây dựng đô thị, hạ tầng và phát triển dịch vụ đô thị là khâu đột phá trong phát triển kinh tế- xã hội của huyện.

Phát huy nội lực, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực vào phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, trong đó khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của huyện là nhân tố quyết định, thu hút nguồn lực từ bên ngoài là quan trọng.

Xây dựng tiến trình đô thị hóa một cách bền vững, ổn định, đảm bảo hài hòa lợi ích chủ thể tham gia vào quá trình đô thị hóa: lợi ích ngƣời dân, lợi ích của các nhà đầu tƣ và lợi ích của xã hội mà Nhà nƣớc là đại diện; phát triển đô thị phải đi đôi với chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm bền vững cho ngƣời lao động.

Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xây dựng, quản lý đô thị với phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Phát triển kinh tế phải gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

Căn cứ theo báo cáo văn kiện Đại hội XXIII ban chấp hành Đảng bộ huyện Hoài Đức nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra: Kinh tế chuyển dịch nhanh trong quá trình CNH- HĐH, tăng tỷ trọng dịch vụ-công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Ngày càng có nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao. Hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngày càng phát triển, đồng bộ. Chú trọng giải quyết có hiệu quả tình trạng ô nhiễm môi trƣờng. Văn hóa- xã hội, giáo dục và đào tạo, y tế, khoa học- công nghệ phát triển toàn diện. Quốc phòng đƣợc củng cố vững chắc, đảm bảo an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững. Làm tốt mọi công tác chuẩn bị đề nghị chuyển Hoài Đức từ đơn vị hành chính cấp huyện sang đơn vị hành chính cấp quận.

- Xây dựng chính sách nhập công nghệ thích hợp thông qua chính sách thuế, trợ giá đồng thời đƣa công nghệ sinh học nông nghiệp, công nghệ thông tin vào các lĩnh vực dịch vụ. Tập trung cao nỗ lực phấn đấu nhằm đạt đƣợc mục tiêu tạo ra bƣớc phát triển mạnh các ngành dịch vụ, làm cho các ngành dịch vụ thâm nhập, đan xen chặt chẽ vào quá trình sản xuất, lƣu thông và các lĩnh vực của đời sống xã hội,

với yêu cầu chuyên môn hóa và chất lƣợng sản phẩm ngày càng cao, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy phát triển sản xuất, tái sản xuất mở rộng.

- Khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện và các hợp tác xã nông nghiệp tham gia sản xuất bằng các công nghệ phù hợp và hiện đại bƣớc đầu góp phần thay đổi cơ cấu ngành kinh tế phù hợp với huyện.

- Khuyến khích phát triển kinh tế tƣ nhân, hợp tác xã, mô hình trang trại... Khuyến khích các thành phần kinh tế tƣ nhân tham gia các dịch vụ trong sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Tạo môi trƣờng ổn định để thu hút nguồn vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài.

- Tiếp tục phát huy thế mạnh các vùng, dựa trên lợi thế so sánh để hình thành hai khu vực vùng đồng và vùng bãi.

- Đến năm 2020 huyện Hoài Đức trở thành Quận nội thành

Đối với công nghiệp Hoài Đức:Tiếp tục phát triển mạnh công nghiệp theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung vào những ngành truyền thống có lợi thế so sánh. Ƣu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch, kỹ thuật công nghệ cao có sức cạnh tranh và sản xuất hàng xuất khẩu ở các cụm công nghiệp và các làng nghề truyền thống.

Phát triển một số ngành công nghiệp có giá trị gia tăng lớn, sử dụng công nghệ cao. Phát triển có chọn lọc các ngành hàng, nhóm sản phẩm, các công đoạn và chi tiết, sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng lớn, sử dụng công nghệ cao nhƣ: công nghệ điện tử tin học, công nghệ sinh học, vật liệu mới, công nghệ bảo vệ môi trƣờng ...

Một số chỉ tiêu chủ yếu của Hoài Đức đến năm 2020:

- Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân từ 10% đến 11%/năm.

- Cơ cấu kinh tế: Thƣơng mại - Dịch vụ 54,2%; Công nghiệp - Xây dựng 40,3%; Nông nghiệp 5,5%.

- Tỷ lệ thôn, làng, văn hóa đạt từ 62% trở lên. Cơ quan, đơn vị văn hóa 80%; gia đình văn hóa đạt 86%. 100% số thôn có nhà văn hóa.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dƣới 1,4%.

- Tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo đạt 42% trở lên. Tạo việc làm mới hàng năm khoảng 4.000 lao động.

- 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế theo tiêu chí mới của Bộ Y tế. - Tỷ suất sinh thô dƣới 18,5‰.

- Tỷ lệ hộ dân đƣợc sử dụng nƣớc sạch đạt 80% trở lên.

- Tỷ lệ rác thải đƣợc thu gom vận chuyển trong ngày từ các điểm tập kết ra khỏi địa bàn đạt trên 95%.

Trong những năm tới, cơ cấu kinh tế chuyển dịch trong quá trình: - Giảm tỷ trọng nông nghiệp, phát triển sản xuất công nghiệp và dịch vụ để đạt đƣợc một trạng thái cân đối giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, tham gia vào thị trƣờng lao động ở các cụm công nghiệp, các đô thị trong nƣớc và xuất khẩu.

- Chuyển sang nền kinh tế đa thành phần cùng hoạt động, tác động lẫn nhau và thúc đẩy hiệu qủa về kinh tế - xã hội.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế kết hợp với việc hình thành và mở rộng các trung tâm kinh tế-văn hoá-xã hội, các cộng đồng làng, xã để phát triển một cách toàn diện. - 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh mới áp dụng công nghệ thân thiện môi trƣờng hoặc trang thiết bị xử lý các chất thải đạt tiêu chuẩn môi trƣờng; trên 80% cơ sở sản xuất, kinh doanh hiện có đạt tiêu chuẩn môi trƣờng; 100% các cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung.

Để đạt đƣợc những mục tiêu đó, việc phát triển CCN là không thể thiếu và phải theo định hƣớng phát triển CCN nhƣ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)