Về đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội (Trang 91 - 92)

4.1.1 .Quan điểm phát triển

4.2. Một số giải pháp phát triển CCN trên địa bàn huyện Hoài Đức

4.2.4.2. Về đào tạo nguồn nhân lực

Tạo dựng mối quan hệ liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp với các trƣờng đại học, trƣờng dạy nghề trên địa bàn và Vùng để đào tạo nhân lực đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp về các ngành nghề kinh doanh. Hàng năm, huyện giao cho các trƣờng đào tạo đóng trên địa bàn một số chỉ tiêu định hƣớng dành cho các CCN, hoặc theo đăng ký của các Ban Quản lý cụm

công nghiệp với các cơ chế ƣu đãi kèm theo và chế độ tuyển dụng sau khi tốt nghiệp cụ thể.

Tạo mối liên kết giữa cơ quan quản lý Nhà nƣớc, doanh nghiệp và Trƣờng để tổ chức mở lớp đào tạo trong trƣờng hoặc ngay tại doanh nghiệp. Tạo điều kiện thành lập các Trung tâm đào tạo nghề và truyền nghề ngay tại các CCN cho doanh nghiệp có khả năng đào tạo lại hoặc đào tạo mới nguồn lao động tại chỗ. Ƣu tiên hỗ trợ các chƣơng trình kế hoạch đào tạo phù hợp với nhu cầu, sát với thực tế, đáp ứng kịp thời yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật theo đặt hàng, theo địa chỉ trong CCN.

Đặc biệt cần đầu tƣ đổi mới cơ sở vật chất, điều kiện giảng dạy, điều kiện học tập, trƣớc hết là trung tâm dạy nghề của huyện để sau khi đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật có thể tiếp cận và làm việc đƣợc trên các trang thiết bị máy móc mới trong CCN.

Việc đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp tại cụm công nghiệp cần phải quan tâm đầy đủ tới cơ cấu chuyên môn: nhân lực quản lý, điều hành; nhân lực chuyên môn nghiệp vụ cao; công nhân kỹ thuật.

Ngƣời lao động cần có kiến thức về pháp luật, cần hiểu đƣợc quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với doanh nghiệp và đối với xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)