Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CCN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội (Trang 33 - 42)

1.2. Cơ sở lý luận về phát triển cụm công nghiệp

1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CCN

1.2.6.1. Xu hướng hội nhập, khả năng thu hút đầu tư.

Ngày nay, hội nhập kinh tế thế giới để phát triển là một xu thế tất yếu của thời đại. Sự giao lƣu kinh tế đã liên kết các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau thành một thị trƣờng thống nhất. Đến nay, trên thế giới đã hình thành 25 tam giác kinh tế và khu vực kinh tế, 130 tổ chức hợp tác thƣơng mại quốc tế. Trong xu thế này Việt Nam đã là thành viên của ASEAN, APEC, WTO và ngày càng có vị thế tích cực. Trong xu thế toàn cầu hoá của nền kinh tế thế giới, các trạng thái vừa hợp tác vừa cạnh tranh, đan xen phức tạp, Việt Nam sẽ ngày càng hội nhập sâu hơn và sẽ chịu tác động nhiều chiều của kinh tế thế giới sẽ mạnh mẽ hơn với nhiều thuận lợi cũng nhƣ nhiều thách thức mới, trong đó có thành phố Hà Nội.

Mặc dù ảnh hƣởng suy thoái kinh tế chƣa chấm dứt, nhƣng khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng, đặc biệt là Đông Á đƣợc cho là phục hồi sớm và tiếp tục sẽ là nơi tiếp nhận sự chuyển dịch đầu tƣ lớn. Việt Nam nằm trong khu vực này đã và đang giải quyết tốt hơn quan hệ với các nƣớc và lãnh thổ trong khu vực nhƣ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, ASEAN, cũng nhƣ với Mỹ và các nƣớc khác.

Để thúc đẩy việc thu hút FDI, Việt Nam đã liên tục có những bổ sung, sửa đổi và ban hành nhiều qui chế, chính sách đầu tƣ hấp dẫn…..Việt Nam đang có ƣu tiên thoả đáng cho phát triển ngành công nghiệp nền tảng nhƣ luyện kim, điện, hoá chất cơ bản, phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác, cơ khí chế tạo. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chú trọng phát triển một cách có chọn lọc các ngành công nghiệp có tiềm năng (sản xuất linh kiện điện tử và phần mềm, hoá dƣợc, hoá mỹ

phẩm), ngành công nghiệp có hàm lƣợng khoa học và công nghệ cao, lĩnh vực sản xuất tƣ liệu sản xuất quan trọng và công nghiệp quốc phòng.

Thống kê của Bộ KH - ĐT cho thấy trong 2 năm 2008- 2009, vốn FDI đăng ký và tăng thêm khoảng 85,5 tỷ USD, vƣợt mức 83,1 tỷ USD của 20 năm trƣớc đó. Năm 2009, con số này đạt 21,48 tỷ USD, bằng 24,6% so với năm 2008, nhƣng là con số khá cao trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Năm 2010, FDI đạt gần 18,6 tỷ USD, bằng 82,2% so với năm 2009, tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế thế giới khó khăn, FDI vào Việt Nam vẫn duy trì đƣợc con số đáng khích lệ, chứng tỏ môi trƣờng đầu tƣ ở Việt Nam vẫn có sự hấp dẫn. Vốn FDI năm 2010 chiếm 25,8% tổng vốn đầu tƣ xã hội, cao hơn năm 2009 (25,5%). Tổng giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI đạt 38,8 tỷ USD tăng 27,8% so với năm 2009 và chiếm 53,1% so với tổng kim ngạch xuất khẩu, tổng kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI đạt 36,4 tỷ USD tăng 39% so với năm 2009 chiếm 42,8% so với tổng kim ngạch nhập khẩu.

Những lợi ích thu đƣợc từ vốn FDI đã rõ nhƣng cũng dần bộc lộ những hạn chế. Biểu hiện rõ nhất là sự mất cân đối trong đầu tƣ ở các ngành nghề, vùng lãnh thổ. Đó là ô nhiễm môi trƣờng, phá vỡ quy hoạch ngành, đe dọa an ninh năng lƣợng. Việc chuyển giao công nghệ ở nhiều dự án đầu tƣ nƣớc ngoài chƣa hiệu quả, ,… Đó là chƣa kể nhiều liên doanh đƣợc lập ra để hƣởng những ƣu đãi về thuế, đất đai, còn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣa vào không đáng kể; Khi hết ƣu đãi, thì liên doanh cũng ngừng sản xuất, hoặc chuyển sang chỉ bán hàng nhập khẩu.

1.2.6.2. Xu hướng phân bố công nghiệp giữa các vùng, các địa phương

Theo đánh giá của Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng), những năm gần đây, tốc độ phát triển KCN, CCN trong cả nƣớc diễn ra khá nhanh. Tuy nhiên, đáng lo ngại, đến thời điểm này, tỷ lệ lấp đầy bình quân tại các KCN, CCN lại đạt thấp. Hiện cả nƣớc có 650 cụm công nghiệp do các tỉnh, thành phố thành lập, chiếm tổng diện tích đất 33.000 ha, trong khi tỷ lệ lấp đầy bình quân mới đạt 44%.

Các CCN đã huy động đƣợc lƣợng vốn đầu tƣ lớn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc, phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Các nhà đầu tƣ từ hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tƣ vào các CCN ở Việt Nam. Hiện đã có 2.412 dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và 2.292 dự án đầu tƣ trong nƣớc tại các KCN, CCN cả nƣớc đã đi vào sản xuất kinh doanh với tổng vốn đầu tƣ thực hiện đạt hơn 15,8 tỷ USD và 99,415 nghìn tỷ đồng (tƣơng ứng với 38% và 49% tổng số vốn đăng ký vào KCN). Có thể nói các CCN đã góp phần quan trọng trong việc hình thành một hệ thống kết cấu hạ tầng mới, hiện đại, có giá trị lâu dài không chỉ đối với địa phƣơng có CCN mà còn góp phần hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng trên cả nƣớc.

Các CCN đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phƣơng theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đa dạng hoá ngành nghề, nâng cao trình độ công nghệ và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, góp phần chuyển dịch cơ cấu và tăng trƣởng kinh tế chung của cả nƣớc và ở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.. Các CCN còn là nơi sử dụng lao động có chuyên môn kỹ thuật phù hợp với công nghệ mới áp dụng vào sản xuất đạt trình độ khu vực và quốc tế, đóng góp rất lớn vào đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam để hình thành đội ngũ lao động của nền công nghiệp hiện đại.

Thành tựu đem lại từ phát triển các CCN trong suốt thời gian từ năm 1991 đến nay là thực sự to lớn và không thể phủ nhận. Tuy nhiên, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng cho rằng, trong những năm qua, việc quy hoạch và phát triển các cụm công nghiệp tại các địa phƣơng còn nhiều hạn chế, bất cập. Trong đó nổi cộm là không ít địa phƣơng phát triển cụm công nghiệp ồ ạt, dàn trải, thiếu sự phối hợp, thống nhất trên quy mô liên vùng, liên tỉnh dẫn tới không phát huy hết thế mạnh của từng địa phƣơng; sản xuất kinh doanh vừa thiếu lại vừa thừa.

1.2.6.3. Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển các Cụm công nghiệp

Phát triển công nghiệp luôn đƣợc đặt trong trung tâm của đƣờng lối, chủ trƣơng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nƣớc ta. Đƣờng lối, chủ trƣơng phát

triển công nghiệp đƣợc xác định phù hợp với yêu cầu, điều kiện và bối cảnh đất nƣớc trong mỗi giai đoạn cụ thể, phát huy lợi thế so sánh và bảo đảm hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế.

Chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc ta về phát triển công nghiệp chính là căn cứ để các địa phƣơng đề ra những chính sách phát triển các ngành công nghiệp phù hợp với khả năng, thế mạnh và nhu cầu thực tế của từng địa phƣơng, lãnh thổ.

Chính sách kinh tế là công cụ để đảm bảo cho luật pháp đƣợc thực thi trong cuộc sống, qua đó mà thực hiện chức năng điều tiết, kích thích và định hƣớng đối với sự phát triển kinh tế xã hội.

Trong nền kinh tể thị trƣờng định hƣớng XHCN, Nhà nƣớc có các chính sách cơ bản nhƣ sau:

Chính sách đối với các thành phần kinh tế: Chủ trƣơng của nhà nƣớc là “Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo Pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tể thị trƣờng định hƣớng XHCN, cùng phát triển lâu dài, họp tác và cạnh tranh lành mạnh”. Đến nay, ở nƣớc ta đang tồn tại các thành phần kinh tế, đó là: Kinh tế Nhà nƣớc, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tiểu chủ, kinh tế tƣ bản tƣ nhân, kinh tế tƣ bản Nhà nƣớc, kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, trong đó kinh tế Nhà nƣớc đóng vai trò chủ đạo.

Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế: Theo tinh thần văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX là: Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển, tích cực chuẩn bị các điều kiện về kinh tế, thể chế, cán bộ... để thực hiện thành công quá trình hội nhập trên cơ sả phát huy nội lực, bảo đảm độc lập, tự chủ, bình đẳng và cùng có lợi. Khi hội nhập, nền kinh tế nƣớc ta sẽ tận dụng đƣợc công nghệ, vốn và kinh nghiệm quản lý của thế giới, cần tăng cƣờng đào tạo kỹ năng hội nhập quổc tế cho các cán bộ: Quản lý quy hoạch, xây dựng văn bản pháp quy, thẩm định phê duyệt dự án, thiết kế, cấp giấy phép và kiểm tra chất lƣợng công trình.

với toàn bộ vốn đất đai, Nhà nƣớc tôn trọng và thừa nhận các quyền của ngƣời sử dụng đất nhằm phát huy mọi tiền năng đất đai, lao động, vốn để phát triển kinh tế bằng chính sách giao quyền sử dụng đất (thu tiền hoặc không thu tiền) và chính sách cho thuê đất. Ngƣời sử dụng đất có quyền chuyển nhƣợng, cho thuê, thế chấp, để lại thừa kế quyền sừ dụng đất phù hợp với các quy định của Pháp luật dân sự và Pháp luật đất đai. Chính sách này nhằm khơi thông sự vận động của vốn đất đai, bào đảm sử dụng đất đai hợp lý, có hiệu quả. Trong XDGT, vấn đề tái định cƣ, huy động vốn từ đất có liên quan mật thiết tới đầu tƣ phát triển cho nền kinh tế.

Chính sách tài chính: Nhà nƣớc có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về vốn, mặt bằng và thông tin; doanh nghiệp phải trả tiền khi sử dụng công sản của Nhà nƣớc

Chính sách tín dụng: Nhà nƣớc thực hiện chính sách bình đẳng với các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng là lãi xuất công bằng và có lãi suất tài trợ cho dự án đƣợc khuyến khích.

Ban hành các văn bản: Trong quá trình xây dựng và phát triển các khu, cụm công nghiệp, Chính phủ, các Bộ, ngành, UBND thành phố đã ban hành rất nhiều văn bản nhằm thống nhất quản lý, khuyến khích, thu hut đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cụm công nghiệp.

Bên cạnh các chính sách về xây dựng, quản lý hoạt động, thành phố còn ban hành một số chính sách khuyến khích đầu tƣ phát triển các CCN nhƣ: Quyết định số 15/2005/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội ban hành qui chế đấu thầu thực hiện các dự án đầu tƣ có sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số 37/2010/QĐ-UBND Ban hành Quy định một số nội dung về quản lý các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội … và một số chính sách khác nhƣ: chính sách đầu tƣ xây dựng công trình hạ tầng ngoài hàng rào, hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng, hỗ trợ kinh phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật các CCN phục vụ mục tiêu di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng, chính sách giao đất dịch vụ cho hộ dân bị thu hồi đất, chính sách đào tạo lao động, ƣu tiên sử dụng lao động địa phƣơng...

1.2.6.4. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và năng lực cán bộ quản lý nhà nhà nước đối với phát triển các CCN

Thứ nhất, về bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với phát triển các CCN

Cơ chế quản lý đối với các CCN là các quy định của NN thông qua các cơ quan có thẩm quyền về các nội dung quản lý làm chế tài để quản lý hoạt động đầu tƣ xây dƣ̣ng cụm công nghiệp.

Quản lý Nhà nƣớc là một hình thức hoạt động của Nhà nƣớc đƣợc thực hiện bằng cơ quan Nhà nƣớc (lập pháp, hành pháp, tƣ pháp). Chính phủ, Bộ (Trung ƣơng) và Uỷ ban nhân dân các cấp (địa phƣơng) là bộ máy trực tiếp (chủ thể) quản lý hành chính kinh tế.

CCN là một hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp . Quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tƣợng quản lý đƣợc biểu hiện:

- Với tƣ cách là chủ thể quản lý, Nhà nƣớc phải thực hiện hàng loạt các nhiệm vụ: xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện pháp luật , kiểm tra, kiểm soát, tiến hành xử ký vi phạm pháp luật trong mọi quá trình vâ ̣n đô ̣ng và phát triển của CCN .

- Với tƣ cách là đối tƣợng quản lý , sƣ̣ vâ ̣n đô ̣ng và phát triển của các CCN phải đƣợc tổ chức và vận động trên cơ sở các quy định của Pháp luật và chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền. Vì vậy, nội dung QLNN đối với sƣ̣ phát triển của các CCN thực chất là sự tác động của Nhà nƣớc trên cả hai khía canh : xét theo quá trình hình thành của các CCN và các chủ thể tham gia vào quá trình quá trình đầu tƣ , xây dƣ̣ng và hoa ̣t đô ̣ng trong các CCN . Tác động của Nhà nƣớc là nhằm đảm bảo các điều kiện cần thiết để thực hiện các giai đoạn của các quá trình hình thành , phát triển; còn đối với các chủ thể tham gia vào quá trình đầu tƣ , xây dƣ̣ng và hoa ̣t đô ̣ng trong các CCN là buộc họ thực hiện tốt chức năng , vai trò của mình . Để tăng cƣờng QLNN đối với phát triển các CCN , trong mấy chục năm qua Nhà nƣớc ta đã không ngừng hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đến bộ máy tổ chức quản lý các CCN.

Thứ hai, về năng lƣ̣c cán bô ̣ quản lý nhà nƣớc.

nhà nƣớc về CCN. Các cơ quan này có cơ cấu, tổ chƣ́c nhất đi ̣nh tƣ̀ cấp vĩ mô là các Bô ̣, ngành trung ƣơng thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu và ban hành chính sách đến cấp thực thi chính sách pháp luật là các tỉnh, thành phố, các quận, huyê ̣n.

Viê ̣c quản lý nhà nƣớc đối với phát triển các CCN diễn ra ở cả hai khâu nghiên cƣ́u, ban hành và thƣ̣c thi chính sách nên phu ̣ thuô ̣c vào trình đô ̣ , nhâ ̣n thƣ́c của con ngƣời ở hai khâu đó.

Năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật nói chung và thƣ̣c thu pháp luật về phát triển các CCN nói riêng còn nhiều hạn chế.

1.2.6.5. Công tác kiểm tra, giám sát đối với phát triển CCN

Trong quản lý Nhà nƣớc về các CCN , với cơ chế tác đô ̣ng và biện pháp điều chỉnh chủ yếu là bằng pháp luật, nhà nƣớc phải thƣờng xuyên tiến hành công tác kiểm tra, giám sát nhằm loại loa ̣i các hành vi bấ t hợp pháp ra khỏi đời sống kinh tế xã hội. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chấp hành các ván bản pháp luật là một khâu quan trọng trong quá trình quản lý nhà nƣớc về kinh tế nói chung , với phát triển các CCN nói riêng . Đó là một khâu quan trọng trong chu trình quản lý các CCN. Kiểm tra, kiểm soát, giám sát nhằm tìm ra những mặt ƣu điểm, những nhân tố mới, tích cực để phát huy, đồng thời phát hiện những sai lệch của đối tƣợng quản lý để uốn nắn kịp thời. Mặt khác, qua kiểm tra, kiểm soát, giám sát có thể phát hiện những điểm bất cập, bất hợp lý trong cơ chế để kịp thời sửa đổi cho phù họp. Thiếu khâu này, hoạt động quản lý sẽ kém hiệu lực, hiệu quả. Hơn nữa, nhằm khắc phục các khiếm khuyết tật của quá trình phát triển CCN ., Nhà nƣớc cần phải tăng cƣờng kiểm tra , kiểm soát khâu lâ ̣p quy hoa ̣ch , đầu tƣ xây dƣ̣ng cơ sở ha ̣ tầng , cấp giấy chƣ́ng nhâ ̣n đầu tƣ đến hoa ̣t đô ̣ng của các doanh nghiê ̣p đầu tƣ trong CCN

Kiểm tra, kiểm soát của cộng đồng là biện pháp hữu hiệu. Tất nhiên, việc kiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội (Trang 33 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)