Thực trạng hạ tầng kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội (Trang 57 - 58)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan tình hình kinh tế xã hội huyện Hoài Đức

3.1.2. Thực trạng hạ tầng kỹ thuật

- Qũy đất và cơ cấu đất dành cho phát triển các KCN, CCN.

Theo số liệu của chi cục Thống kê huyện Hoài Đức, tổng diện tích đất tự nhiên của Hoài Đức là 8.246,77 ha, trong đó:

+ Đất nông nghiệp: 4.272,12 ha. Chiếm 51,81% + Đất phi nông nghiệp: 3.917,35 ha - chiếm 47,5%. + Đất chƣa sử dụng: 57,3 ha - chiếm 0,69%.

Tính đến nay diện tích đất các CCN của huyện có quy hoạch, đã đi vào sử dụng ƣớc tính khoảng 156,6 ha. Con số này không lớn so với tiềm năng nguồn đất của huyện. Quỹ đất cho phát triển công nghiệp nói chung và các cụm công nghiệp của huyện nói riêng khá thuận lợi, do quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp chủ yếu là đất chƣa sử dụng, hoặc đang có giá trị canh tác thấp.

- Tài nguyên nƣớc và khả năng cung cấp nƣớc sạch phục vụ cho nhu cầu phát triển các CCN.

Theo đánh giá trữ lƣợng và chất lƣợng nƣớc ngầm và ảnh hƣởng của việc khai thác nƣớc ngầm đến nền đất tại khu vực Hoài Đức, đồng thời căn cứ đánh giá lƣu lƣợng nƣớc mặt của sông Đà, sông Hồng, dự kiến sẽ giảm dần khai thác nƣớc ngầm tại Hà Nội; Tăng khai thác sử dụng nƣớc mặt sông Hồng, sông Đà cũng ảnh hƣởng lớn đến việc cung cấp nƣớc cho phát triển CCN.

- Hệ thống phân phối điện.

Theo định hướng phát triển điện lực đến năm 2030 của thành phố Hà Nội: Dự kiến bố trí công suất trạm 220 KV đến năm 2030, tăng lên gấp 2 lần. Trong giai đoạn này đã xây mới khoảng 18 công trình cao áp trên địa bàn để tăng công suất cấp điện từ 2.150 MVA lên 12.250 MVA vào năm 2030. Trong đó: Giai đoạn 2011 – 2015, nhu cầu công suất tăng lên 4750 MW. Giai đoạn 2016 – 2020, Thành phố Hà Nội cần công suất cấp điện lên 6250 MW; Sẽ đồng bộ các tuyến cáp và trạm trung thế 22 KV đạt 100%, các tuyến đƣờng trục hạ thế và xây mới các trạm biến áp phân phối tƣơng ứng. Trên địa bàn huyện Hoài Đức xây dựng 2 trạm: trạm 220 KV tại thị trấn Trạm Trôi và trạm 110 KV tại xã An Khánh. Nhƣ vậy, các khu, cụm công nghiệp sẽ đƣợc cung cấp đủ điện cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

- Tình hình đô thị hóa và giao thông.

Vùng phát triển đô thị và dịch vụ có ranh giới nằm trong đƣờng vành đai 4 với chức năng chính đƣợc xác định là đô thị sinh thái mở rộng nằm trong đô thị hạt nhân có tính chất là đô thị ở, dịch vụ và thƣơng mại tài chính ngân hàng, vui chơi giải trí, là không gian có các công trình văn hóa, lịch sử quốc gia. Định hƣớng bố trí các khu vực, lộ trình phát triển đô thị trên địa bàn huyện Hoài Đức theo quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch phân khu trên địa bàn.

+ Hệ thống đường bộ: Hệ thống giao thông cửa ngõ phía tây Hà Nội gồm các tuyến giao thông: quốc lộ 32 đi Phú Thọ; Đại lộ Thăng Long; Đƣờng 423, 422, đƣờng vành đai 3,5 và quy hoạch đƣờng vành đai 4 và hệ thống giao thông của Hoài Đức đƣợc quy hoạch nằm trong phân khu đô thị trung tâm của Thủ đô.

+ Hệ thống đường sắt: Có một tuyến đƣờng sắt Hà Nội- Lào Cai. Ngoài ra còn có những tuyến đƣờng sắt đô thị đƣợc quy hoạch trong phân khu đô thị Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội (Trang 57 - 58)