Thực trạng xây dựng và phát triển cụm công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội (Trang 59 - 73)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng xây dựng và phát triển cụm công nghiệp

3.2.1. Về quy hoạch phát triển các CCN

Trong những năm qua thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, các sở ngành liên quan, huyện Hoài Đức đã tập trung lập quy hoạch và triển khai xây dựng các CCN và đẩy mạnh phát triển công nghiệp. Đến nay toàn huyện đã quy hoạch và đầu tƣ xây dựng đƣợc 08 CCN. trong đó đã triển khai đƣợc 4 CCN: An Khánh; Lai xá- Kim Chung; Lại Yên; Trƣờng An và 04 CCN làng nghề (cụm TTCN): Đắc Sở;

Cầu nổi- Vân Canh; La Phù; Di trạch. Một số CCN đang triển khai nhƣng dừng lại rà soát theo quy hoạch phân khu của Hà Nội: CCN Sơn Đồng; Đại Tự- Kim chung, La phù mở rộng. CCN đang tiến hành các bƣớc giải phóng mặt bằng để đầu tƣ xây dựng là CCN Dƣơng Liễu.

Căn cứ văn bản số 9036/BCT-CNĐP ngày 16 tháng 9 năm 2014 của bộ Công Thƣơng về việc thỏa thuận quy hoạch phát triển CCN trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020. Trên địa bàn Hoài Đức danh mục quy hoạch còn các cụm chƣa triển khai xây dựng là: Cụm công nghiệp La phù mở rộng, Sơn đồng, Đại tự- Kim chung, Đông La, An Thƣợng, Cát quế, Song Phƣơng, Đức giang với tổng diện tích 121.8 ha.

Theo Quy hoạch phát triển các khu, CCN đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã đƣợc đƣợc Bộ Công thƣơng thỏa thuận, trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội tổng số CCN đƣợc quy hoạch: 15 CCN với tổng diện tích quy hoạch 278,4

ha, trong đó:

- CCN: 4 cụm, diện tích 121,5 ha, chiếm 44% trong tổng diện tích đất quy hoạch. - Cụm tiểu thủ công nghiệp: 11 cụm, diện tích 156,9 ha, chiếm 56% trong tổng diện tích đất quy hoạch.

Trong quá trình xây dựng quy hoạch, huyện Hoài Đức đã bám sát nội dung chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 02/3/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ “về việc chấn chỉnh công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp”; đã cập nhật các nội dung có liên quan nhƣ: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hoài Đức đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đƣợc UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định 4157/QĐ-UBND ngày 21/09/2012; Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đƣợc Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2030, định hƣớng đến năm 2030 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06/7/2011.

Bên cạnh đó, huyện Hoài Đức đã tiến hành rà soát báo cáo đề suất UBND Thành phố Hà Nội bổ sung quy hoạch một số cụm công nghiệp phục vụ cho việc phát triển các làng nghề trên địa bàn:

- CCN Minh Khai diện tích 25 ha, địa điểm tại xã Minh Khai để mở rộng mặt bằng sản xuất cho làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Minh Khai;

- CCN Yên sở, diện tích 10 ha, địa điểm tại xã Yên Sở để mở rộng mặt bằng sản xuất cho làng nghề xây dựng và chế biến nông sản Yên Sở.

Ngoài ra rà soát CCN chuyền đổi chức năng sang đô thị thƣơng mại: cụm công nghiệp An Khánh diện tích 34,9 ha.

3.2.2. Về số lượng, quy mô các CCN

Trong những năm qua việc đầu tƣ xây dựng và phát triển các CCN trên địa bàn huyện Hoài Đức đã đƣợc các cấp, các ngành từ thành phố đến các cơ sở triển khai khẩn trƣơng, tích cực nhằm tạo môi trƣờng thu hút đầu tƣ cho các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân thuê đất mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần tăng trƣởng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa huyện.

Đến tháng 6/2016, huyện đã và đang triển khai xây dựng 8 CCN. Trong đó có 4 CCN và 4 cụm TTCN, tổng diện tích 156,6 ha, đã thu hút đầu tƣ 272 dự án của các doanh nghiệp, hộ gia đình có nhu cầu thuê đất sản xuất và di chuyển một số nhà máy, xí nghiệp từ khu dân cƣ ra nơi tập trung tại các CCN nhằm hạn chế ô nhiễm môi trƣờng trong khu dân cƣ của các làng nghề truyền thống.

Qui mô bình quân 30,4 ha/CCN, 8,8 ha/cụm TTCN. Trƣớc đây Chính phủ không qui định cụ thể về qui mô nên diện tích CCN và cụm TTCN không đƣợc phân định rõ ràng, có CCN diện tích nhỏ hơn cụm TTCN nhƣ: CCN Trƣờng An. Theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành qui chế quản lý CCN đã quy định về quy mô đối với CCN.

Số lƣợng, diện tích quy hoạch CCN cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp của huyện. Các CCN đƣợc quy hoạch phát triển phân bố đều, tập trung chủ yếu vào các địa phƣơng có tiềm năng phát triển công nghiệp lớn nhƣ: An Khánh, La Phù, Kim Chung, Dƣơng Liễu, Lại Yên.

Bảng 3.4: Tình hình đầu tƣ phát triển CCN đến tháng 6/2016 T T Tên Cụm CN Địa chỉ Tổng DT đất quy hoạch (ha) DT đã GPM B (ha) DT đã xây dựng hạ tầng (ha) DT đã giao cho DN (ha) Số dự án Số lao động (ngƣời) I Cụm công nghiệp 121,5 121,5 121,5 91,6 120 3336 1 CCN Lai xá- Kim Chung Xã Kim Chung 49,1 49,1 49,1 31,7 35 1215 2 CCN An Khánh An Khánh 34,9 34,9 34,9 30,3 30 856 3 CCN Lại Yên Lại Yên 26,7 26,7 26,7 21,4 33 693 4 CCN Trƣờng An An Khánh 10,8 10,8 10,8 8,2 22 572

II Cụm TTCN 35,1 35,1 35,1 25,8 152 2031

1 Đắc Sở Đắc Sở 6,3 6,3 6,3 4,7 4 195

2 Cầu Nổi- Vân

Canh Vân Canh 9,4 9,4 9,4 6,9 8 345

3 La Phù La Phù 11 11 11 8,3 122 1059

4 Di Trạch Di Trạch 8,4 8,4 8,4 5,9 18 432

Tổng cộng (I+II) 156,6 156,6 156,6 117,4 272 5367

(Nguồn: Báo cáo tình hình đầu tư và phát triển cụm công nghiệp trên địa Huyện Hoài Đức, Trung tâm phát triển CCN Tháng 6/2016)

3.2.3. Về tình hình đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật

Các cụm trên địa bàn huyện Hoài Đức đƣợc bắt đầu xây dựng và phát triển từ năm 2001, sau khoảng 15 năm triển khai thực hiện đã đạt đƣợc những kết quả nhƣ sau:

04 CCN đã hoàn thiện HTKT thu hút đầu tƣ 120 dự án của các doanh nghiệp, lấp đầy diện tích 91,6 ha với tỷ lệ 100%.

04 cụm TTCN hoàn thiện xây dựng HTKT, thu hút 152 dự án của các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân vào đầu tƣ, đã lấp đầy 25,8 ha diện tích đất công nghiệp.

01 cụm TTCN đang triển khai xây dựng HTKT với diện tích 12 ha. Dự kiến năm 2017 giao đất cho các doanh nghiệp thứ phát đầu tƣ sản xuất kinh doanh tại CCN.

Bảng 3.5: Tình hình xây dựng HTKT tại các CCN đến tháng 6/2016 TT Tên Cụm CN Số lƣợng (cụm) Tổng DT đất quy hoạch (ha) I Cụm công nghiệp 04 121,5 1 CCN đã lấp đầy diện tích 04 121,5 II Cụm TTCN 05 47,1 1 Cụm TTCN đã lấp đầy diện tích 04 35,1 2 Cụm TTCN đang đầu tƣ, xây dựng HTKT 01 12

Tổng cộng (I+II) 09 168,6

(Nguồn: Báo cáo tình hình đầu tư và phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức, Trung tâm phát triển CCN Tháng 6/2016)

3.2.4. Về nguồn nhân lực làm việc trong CCN

Tính đến hết tháng 6/2016 tổng số lao động đang làm việc tại các CCN là 5367 lao động, chi tiết cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.6: Tổng số lao động làm việc trong các CCN đến tháng 6/2016

TT Danh mục Số lƣợng (cụm) Số lao động (ngƣời)

I Cụm CN: 04 3336

1 CCN đã lấp đầy diện tích 04 3336

II Cụm TTCN 05 2031

1 Cụm TTCN đã lấp đầy diện tích 04 2031

3 Cụm TTCN đang đầu tƣ, xây dựng HTKT 01 0

Tổng cộng (I+II) 09 5367

(Nguồn: Báo cáo tình hình đầu tư và phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức, Trung tâm phát triển CCN Tháng 6/2016)

Lực lƣợng lao động đang làm việc tại các CCN trên địa bàn huyện Hoài Đức hiện nay đa số trẻ tuổi, từ 19 đến 35 tuổi chiếm 90% trong tổng số lao động. Đây là lực lƣợng nòng cốt cho quá trình CNH, HĐH của đất nƣớc. Trình độ học vấn của lao động cũng tƣơng đối cao trình độ văn hóa 12/12 chiếm 90% tổng số lao động, nữ chiếm bình quân 65,45% tổng số lao động.

Số công nhân có nguồn gốc từ nông nghiệp chiếm 81.6% còn mang nặng tƣ tƣởng, tác phong của ngƣời nông dân là rất rõ. Trong khi đó công nhân chỉ đƣợc đào tạo ngắn hạn, tính ổn định trong công việc chƣa cao dẫn đến trong quan hệ lao động giữa ngƣời lao động và sử dụng lao động ít đƣợc cải thiện.

3.2.5. Về bảo vệ môi trường tại các CCN

Đến nay, trên địa bàn thành phố các CCN đã và đang đƣợc củng cố và phát triển. Cùng với sự đầu tƣ phát triển công nghiệp các vấn đề môi trƣờng cũng bắt đầu nẩy sinh, chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trƣờng, nếu không có những biện pháp cụ thể, tích cực ngăn ngừa ngay từ đầu.

*. Hiện trạng xây dựng hệ thống XLNT tập trung tại các CCN

Hoài Đức là huyện có vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế- Xã hội, có nhiều ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển nên công tác quy hoạch các CCN và CCN làng nghề đƣợc triển khai rất sớm, trong quá trình triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn vƣớng mắc, đa số các CCN đƣợc quy hoạch với quy mô nhỏ lẻ nên vấn đề để quy hoạch nhà máy xử lý nƣớc thải tập trung của cụm chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ. Quy hoạch đƣợc duyệt về phƣơng án xử lý nƣớc thải đều yêu cầu các doanh nghiệp, hộ gia đình đầu tƣ sản xuất kinh doanh trong cụm xử lý nƣớc thải trƣớc khi xả ra hệ thống tiêu thoát nƣớc chung của cụm. Một số CCN không có quy hoạch hệ thống xử lý nƣớc thải riêng. Một số cụm có quy hoạch hệ thống xử lý nƣớc thải song việc đầu tƣ hạ tầng thiếu đồng bộ, kinh phí đầu tƣ gặp nhiều khó khăn, một số cụm đang trong quá trình triển khai thực hiện nên hiện nay các CCN đang hoạt động trên địa bàn huyện Hoài Đức chƣa có nhà máy hoặc trạm xử lý nƣớc thải tập trung.

CCN không có quy hoạch hệ thống xử lý nước thải: 05 CCN: CCN Lai xá- Kim Chung; Trƣờng an; An Khánh. Cụm TTCN làng nghề Đắc Sở; Cầu nổi Vân Canh:

CCN có quy hoạch hệ thống trạm xử lý nước thải: 04 CCN

- CCN Lại Yên: Quy hoạch của cụm có trạm xử lý nƣớc thải diện tích 2.000 m2, hiện nay còn đất để xây dựng trạm xử lý nƣớc thải.

- CCN làng nghề La Phù: Quy hoạch CCN La phù mở rông có trạm xử lý nƣớc thải với diện tích: 3942m2 xử lý chung cho toàn cụm, chƣa triển khai xây dựng.

- CCN làng nghề Di Trạch:Hiện trạng quy hoạch có hệ thống xử lý nƣớc thải với diện tích 387 m2

- CCN làng nghề Dƣơng Liễu: Quy hoạch Hệ thống xử nƣớc nƣớc thải diện tích 1393 m2, triển khai thực hiện theo dự án.

Bảng 3.7: Quy hoạch hệ thống XLNT các cụm công nghiệp

TT Tên Cụm CN Số lƣợng (cụm) Hệ thống xử lý nƣớc thải Đang họat động Đang xây dựng Có Trong QH nhƣng chƣa XD Không có trong QH I Cụm công nghiệp 4 0 0 1 3 1 CCN đã lấp đầy diện tích 4 4 0 1 3 II Cụm TTCN 5 0 1 3 1 1 Cụm TTCN đã lấp đầy diện tích 4 0 0 3 1

3 Cụm TTCN đang đầu tƣ, xây

dựng KTKT 1 0 1 1 0

Tổng cộng (I+II) 9 0 1 4 4

(Nguồn: Báo cáo tình hình đầu tư và phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức, Trung tâm phát triển CCN Tháng 6/2016)

*. Các loại ô nhiễm môi trường do các cơ sở sản xuất trong các CCN gây ra.

+ Ô nhiễm nƣớc và nguồn nƣớc: loại ô nhiễm này gây ra chủ yếu từ các cơ sở sản xuất và chế biến thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng, bột giấy, hoá chất và vật tƣ nông nghiệp. Trừ một số doanh nghiệp lớn, có công nghệ hiện đại đã có hệ thống xử lý nƣớc thải nội bộ, còn phần lớn các cơ sở đều thải trực tiếp nƣớc thải ra hệ thống các kênh tiêu thoát nƣớc của huyện mà không qua bất kỳ khâu xử lý nào làm ảnh hƣởng trực tiếp đến đồng ruộng, đầm nuôi thuỷ sản, nguồn nƣớc của nhân dân và gây ra phản ứng mạnh mẽ trong cộng đồng dân cƣ nơi khu vực bị ô nhiễm.

+ Ô nhiễm bụi và tiếng ồn: nguồn ô nhiễm này gây ra chủ yếu do ngành khai khoáng, công tác vận chuyển vật liệu san lấp mặt bằng đầu tƣ hạ tầng khu, cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất. Dạng ô nhiễm này không những gây ảnh hƣởng

trực tiếp đến sức khoẻ ngƣời lao động trong cơ sở sản xuất mà còn tác động lớn đến môi trƣờng và cộng đồng dân cƣ xung quanh.

+ Ô nhiễm không khí: gây ra do khói thải từ các lò đốt bằng than, dầu FO. Khói thải từ các lò đốt thải ra ống khói chủ yếu gió phát tán ra môi trƣờng xung quanh. Loại ô nhiễm này có tính toàn cục hơn là khu vực nên rất khó nhìn nhận một cách chính xác nhƣ dạng ô nhiễm khác.

+ Rác thải: bao gồm các phế thải từ khâu xử lý nguyên liệu, vật tƣ, bao bì trong quá trình sản xuất và rác thải sinh hoạt, loại này hiện nay cũng chỉ đƣợc thu gom và xử lý nhƣ rác thải đô thị mà chƣa có biện pháp nào tích cực hơn.

*. Xác định phạm vi của các tác động:

Phạm vi tác động của quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp đến tài nguyên và môi trƣờng xác định theo phạm vi các ngành nghề trong cụm công nghiệp, và tập trung chủ yếu vào các ngành nhƣ sau:

Bảng 3.8:Xác định phạm vi tác động môi trƣờng một số ngành CN

TT Các ngành nghề công nghiệp Xác định phạm vi tác động môi trƣờng

I Công nghiệp khai thác và chế

biến, sản xuất vật liệu xây dựng

- Ngành công nghiệp này thƣờng làm xuất hiện khối lƣợng chất thải nói chung và xuất hiện một số chất thải nguy hiểm, gây ô nhiễm không khí và nguồn nƣớc, phá vỡ chu kỳ thuỷ văn, làm mất đa dạng sinh học, tàn phá rừng, gây hạn hán và nghèo hoá nhiều vùng đất, phá hoại cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hoá, v.v. - Lƣợng chất thải rắn - đất cát thƣờng rất lớn, và gây ra nhiều tác động xấu nếu không đƣợc hoàn thổ khi kết thúc khai thác

II Công nghiệp chế biến nông sản,

thực phẩm

2.1

Địa điểm bảo quản, chế biến gần dân cƣ. Công nghệ thiết bị máy móc chế biến thủ công, lạc hậu không đảm bảo yêu cầu quy định

Ô nhiễm không khí, ảnh hƣởng đến sức khỏe của dân cƣ xung quanh khu vực bảo quản, chế biến

TT Các ngành nghề công nghiệp Xác định phạm vi tác động môi trƣờng

2.2

Nƣớc thải từ các khu vực bảo quản, nhà xƣởng chế biến không đƣợc xử lý trƣớc khi thải ra môi trƣờng xung quanh.

Ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nƣớc, ảnh hƣởng đến sức khỏe của dân cƣ xung quanh khu vực bảo quản, chế biến.

2.3 Máy và thiết bị dò rỉ, xả dầu mỡ khí thải ra ngoài

Làm ô nhiễm nguồn nƣớc, ảnh hƣởng đến sự phát triển của các loài thủy sinh vật và nguồn lợi thủy sản.

III Công nghiệp hóa chất, nhuộm, tẩy

Để rơi vãi, rò rỉ các loại hóa chất trong quá trình sản xuất; nƣớc thải công nghiệp chƣa qua xử lý, hoặc xử lý chƣa triệt để thải ra ngoài

Làm ô nhiễm nguồn nƣớc, ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát triển của các loài thủy sản trong khu vực; Làm ô nhiễm đất, nƣớc ngầm và môi trƣờng khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội (Trang 59 - 73)