Định hướng phát triển CCN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội (Trang 82 - 85)

4.1.1 .Quan điểm phát triển

4.1.2.2. Định hướng phát triển CCN

Tiếp tục đầu tƣ xây dựng các CCN có trong danh mục quy hoạch đƣợc bộ Công thƣơng chấp thuận, thực hiện đầu tƣ chiều sâu, chuyển hƣớng sản xuất sạch đối với các doanh nghiệp. Xây dựng các công trình hạ tầng, kỹ thuật đồng bộ, đặc biệt là các hệ thống xử lý chất thải. kết hợp đổi mới công nghệ, đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trƣờng.

Đối với các CCN mới sẽ xem xét phát triển với tầm nhìn dài hạn đến năm 2030, theo hƣớng đảm bảo cho sự phát triển bền vững; Chỉ tiếp nhận các ngành công nghiệp „sạch‟, sử dụng công nghệ cao, ít gây ô nhiễm môi trƣờng, có giá trị tăng thêm cao, có quy mô đầu tƣ lớn, hiệu quả cao.

Các CCN nằm trong các quy hoạch phân khu của Hà Nội theo quy hoạch vùng thủ đô từng bƣớc chuyển đổi chức năng sang đô thị, dịch vụ hoặc chuyển đổi tính chất sang công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao.

Đối với các CCN làng nghề phải có phƣơng thức phát triển phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm cho lao động tại khu vực nông thôn nhƣng phải đáp ứng đƣợc tiêu chí phát triển bền vững; Phát triển có kiểm soát, đặc biệt là kiểm soát về vấn đề môi trƣờng. Các CCN đang tồn tại trong khu vực vành đai xanh tiếp tục cho tồn tại nhƣng hạn chế phát triển, từng bƣớc chuyển đổi sang công nghệ cao, sạch cho phù hợp với quy hoạch chung của thành phố và tiêu chuẩn “Vành đai xanh”.

Gắn kết phát triển CCN với các chƣơng trình: phát triển công nghệ cao, đô thị hóa và phát triển hạ tầng, phát triển làng nghề truyền thống và tạo việc làm; Ƣu tiên tập trung phát triển các nghề truyền thống, có giá trị văn hóa, lịch sử, thu hút du lịch … .

- Xác định không gian phát triển các CCN:

Khu vực vùng bãi gồm 10 xã nằm dọc theo đê tả Đáy sẽ là không gian phát triển công nghiệp gắn với nông nghiệp công nghệ cao, phát triển hành lang kinh tế của huyện dọc theo đƣờng vành đai 4.

Khu vực phía Nam huyện sẽ nâng cấp một số CCN để gom lại và di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp hiện đang phân tán.

Khu vực phía Bắc huyện, nằm trên quốc lộ 32 sẽ bố trí các CCN định hƣớng sản phẩm có giá trị gia tăng cao (ô tô, xe máy, điện tử …).

Xét về khía cạnh ƣu thế giao thông vận tải hiện nay, các CCN sẽ có động lực phát triển sớm theo các tuyến trục quốc lộ, cao tốc đã có và sẽ có trong thời hạn ngắn. Tuy nhiên, khi hạ tầng giao thông phát triển hơn, các đƣờng mới, theo quy hoạch giao thông Hà Nội đƣợc đầu tƣ xây dựng và đƣa vào hoạt động đúng tiến độ thì các CCN sẽ hỗ trợ nhau phát triển mạnh mẽ.

- Đối với các cụm TTCN:

Không gian, quỹ đất phát triển các CCN làng nghề bố trí xen lẫn trong các không gian phát triển các loại hình khác do đặc thù sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công

nghiệp tại các làng nghề có mối quan hệ hữu cơ với sản xuất nông nghiệp, đời sống sinh hoạt của nhân dân tại các làng nghề do vậy không thể bố trí không gian quy hoạch phát triển các CCNLN với qui mô lớn nhƣ loại hình CCN tập trung.

Đối với các CCN, làng nghề nằm trong vành đai xanh: định hƣớng tiếp tục phát triển một số CCNLN để bảo tồn, phát triển nghề truyền thống, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo đời sống dân sinh, có kết hợp du lịch; Phát triển có tính quá độ (có thời hạn), có kiểm soát, đặc biệt là kiểm soát mạnh về môi trƣờng, theo tiêu chuẩn “Vành đai xanh” của Thành phố; Các CCNLN này sẽ chuyển đổi mục đích ban đầu khi tự thân không còn hiệu quả kinh tế -xã hội.

- Về qui mô diện tích:

Để phát huy hiệu quả CCN cần cân nhắc trên các khía cạnh tăng hiệu quả đầu tƣ hạ tầng, xử lý tập trung chất thải, diện tích tối thiểu . Đối với cụm công nghiệp thực hiện đúng theo Quyết định 105/2009/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, tổng diện tích quy hoạch đối với mỗi cụm công nghiệp là 10 ha - 50 ha; Khuyến khích việc chia giai đoạn để tập trung đầu tƣ, song mỗi giai đoạn xây dựng cũng không nên thấp hơn 30% tổng diện tích qui hoạch.

-Về suất đầu tư hạ tầng:

Suất đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật đầy đủ cho diện tích phát triển các CCN mới, không kể ngoài hàng rào là (tính theo giá cố định): khoảng 2,8-3,2 tỷ đồng/ha.

- Về qui mô các dự án sản xuất công nghiệp:

Tính trung bình trên các dự án đã đăng ký trên cả nƣớc, không phân biệt vốn trong hay ngoài nƣớc, bao gồm cả dầu khí. Mỗi dự án đã thuê trung bình hơn 2 ha đất; Trung bình mỗi dự án có vốn đăng ký đạt 95 tỷ đồng; Suất đầu tƣ trên 1 ha đất công nghiệp khoảng 45 tỷ đồng. Vận dụng vào điều kiện thu hút đầu tƣ cụ thể, huyện Hoài Đức cần nêu vấn đề khuyến khích các dự án có quy mô: 5000m2 trở lên Đối với CCN, 2000 m2 trở lên đối với CCN ở làng nghề.; Ƣu tiên xem xét các dự án công nghệ cao, công nghệ sạch đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trƣờng; Ƣu tiên cho lựa chọn địa điểm và một số ƣu đãi khác không trái với quy định của WTO.

- Về phát triển ngành, nghề:

Xác định phát triển ngành nghề, loại hình CCN. Bên cạnh các ngành công nghiệp truyền thống, trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp cần tập trung phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học; công nghệ thông tin; công nghệ mới; công nghiệp hỗ trợ; các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ ít gây ô nhiễm môi trƣờng... Phát triển một số CCN chuyên ngành (công nghệ cao, sinh học, công nghệ thông tin ...) tạo sự đột phá cho công nghiệp của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)