Phƣơng pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng nguồn nhân lực tại bệnh viện đa khoa hồng ngọc (Trang 49 - 54)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.4. Phƣơng pháp thu thập thông tin

2.4.1. Phương pháp điều tra dữ liệu sơ cấp

2.4.1.1. Phương pháp điều tra chọn mẫu

Phƣơng pháp điều tra chọn mẫu là chỉ điều tra một bộ phận của tổng thể điều tra song lại có khả năng suy rộng cho tổng thể điều tra, phản ánh phù hợp những đặc trƣng và cơ cấu của tổng thể điều tra. Trƣớc tiên ta thấy điều tra chọn mẫu khác với điều tra tổng thể, nó chỉ lấy một phần đơn vị của tổng thể điều tra, không nhƣ điều tra tổng thể phải lấy toàn bộ đơn vị cần điều tra. Việc sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu làm giảm thời gian, kinh phí khi tiến hành nghiên cứu nhƣng vẫn đảm bảo thông tin đầy đủ, đại diện chính xác cho toàn bộ tổng thể nghiên cứu. Sau khi chọn mẫu, tiến hành thu thập thông tin bằng các phƣơng pháp nhƣ lập bảng hỏi, phỏng vấn sâu…

Phương pháp thu thập thông tin bằng bảng hỏi: là một phƣơng pháp đƣợc thực hiện cùng một lúc với nhiều ngƣời theo một bảng hỏi in sẵn. Ngƣời đƣợc hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tƣơng ứng theo một quy ƣớc nhất định.

Hình 2.3. Quy trình điều tra bảng hỏi

(Nguồn: http://rces.info/sinh-vien-kinh-te- nckh/quy-trinh-thiet-ke-bang-hoi-nghien-cuu/) Bước 1: Xác định mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Đây là điều cần thiết mà ngƣời nghiên cứu cần biết để đảm bảo tất cả các câu hỏi đƣợc đƣa ra trong bảng hỏi phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và giúp trả lời đƣợc câu hỏi nghiên cứu đặt ra, cần đảm bảo rằng tất cả các câu hỏi trong bảng hỏi sẽ giúp thu đƣợc những dữ liệu phù hợp: tránh trƣờng hợp thiếu dữ liệu cần thiết hoặc thừa dữ liệu không cần thiết.

Bước 2: Xác định đối tượng khảo sát và mẫu khảo sát dự kiến

Mỗi một nghiên cứu sẽ hƣớng tới nhóm đối tƣợng riêng, do đó bảng hỏi đƣợc thiết kế sao cho phù hợp với mục đích và đối tƣợng nghiên cứu. Ví dụ: Đối tƣợng khảo sát là một nhóm ngƣời dân trong một khu vực, hay một nhóm khách hàng đang sử dụng một loại dịch vụ... Chính vì vậy, chúng ta cần xác định rõ và đúng đối tƣợng khảo sát, mục tiêu khảo sát để thu thập đƣợc các dữ liệu cần thiết.

Có 2 kênh chính để thu thập dữ liệu sơ cấp bằng bảng hỏi: trực tiếp và gián tiếp;

- Trực tiếp: Chúng ta sẽ đến gặp đối tƣợng khảo sát và thuyết phục họ tham gia trả lời bảng hỏi. Cách làm này mất thời gian và công sức hơn, tuy nhiên có thể thấy hiệu quả ngay tức thì với số lƣợng bảng hỏi đƣợc trả lời khá nhiều và nguồn dữ liệu thu đƣợc thƣờng có độ tin cậy cao hơn.

- Gián tiếp: Có thể gửi bảng hỏi online tới các đối tƣợng khảo sát qua email hoặc các diễn đàn và yêu cầu/nhờ họ trả lời. Với cách này, chúng ta sẽ không phải mất công sức đi khảo sát trực tiếp, tuy nhiên tỉ lệ trả lời thƣờng thấp và dữ liệu thu đƣợc có thể thiếu tin cậy do các yếu tố chủ quan hoặc khách quan (ngƣời trả lời hiểu sai hoặc không hiểu câu hỏi...)

Bước 4: Xác định các câu hỏi trong bảng hỏi

Ở bƣớc này, ngƣời nghiên cứu cần xác định các câu hỏi cần thiết và phù hợp trong bảng hỏi. Đâu là những câu hỏi cần thiết? Đó là những câu hỏi có thể thu đƣợc những dữ liệu cần thiết để trả lời đƣợc các vấn đề mà nghiên cứu đặt ra và hoàn thành mục tiêu nghiên cứu.

Bước 5: Sắp xếp thứ tự các câu hỏi trong bảng hỏi

Sau khi đã xác định các câu hỏi, ngƣời nghiên cứu cần sắp xếp các câu hỏi theo thứ tự phù hợp. Việc sắp xếp thứ tự của các câu hỏi cần có sự logic để cấu trúc của bảng hỏi hợp lí, tránh gây khó khăn và phức tạp cho ngƣời khảo sát. Ví dụ: Những câu hỏi chung và tổng quát cần đặt trƣớc những câu hỏi đi sâu vào chi tiết, những câu hỏi quan trọng không đặt ở cuối cùng vì khi đó, ngƣời trả lời phiếu khảo sát có thể đã quá mệt và bỏ qua hoặc không tập trung trả lời.

Bước 6: Phỏng vấn thử và tham khảo ý kiến chuyên gia

Để hoàn thiện đƣợc bảng hỏi, đây là bƣớc vô cùng quan trọng. Một bảng hỏi đƣợc thiết kế ban đầu thƣờng có thể gặp các lỗi nhƣ câu hỏi đa

nghĩa, câu hỏi không rõ nghĩa, câu hỏi khó hiểu hoặc dễ bị hiểu sai… Do đó, ngƣời làm nghiên cứu cần khảo sát thử với một số ngƣời tham gia nằm trong nhóm đối tƣợng mục tiêu thông qua các cách thu thập đã xác định ở bƣớc 3 nhằm phát hiện ra những lỗi này. Bên cạnh đó, việc tham khảo ý kiến những chuyên gia có kinh nghiệm trong việc thiết kế bảng hỏi là điều cần thiết để có một bảng hỏi đạt yêu cầu.

Bước 7: Chỉnh sửa và hoàn thiện bảng hỏi

Thực hiện xong bƣớc 6, ngƣời nghiên cứu cần những điều chỉnh cần thiết để có một bảng hỏi tốt. Sự điều chỉnh nhằm khắc phục các lỗi từ việc khảo sát thử hoặc đƣợc các chuyên gia góp ý. Một bảng hỏi tốt có thể mất nhiều lần phỏng vấn thử và điều chỉnh cho tới khi hoàn thiện. Sau khi có sự đồng thuận về bảng hỏi hoàn chỉnh, lúc này chúng ta mới bắt đầu tiến hành khảo sát thực tế. Cần lƣu ý rằng kể từ lúc này, ngƣời làm nghiên cứu sẽ không chỉnh sửa bảng câu hỏi nữa để tạo sự nhất quán trong dữ liệu thu thập đƣợc  Chọn mẫu: Thiết kế bản câu hỏi nghiên cứu:

Bản câu hỏi nghiên cứu đƣợc thiết kế chia làm 5 phần, trong đó phần 1 hỏi về thông tin cá nhân, phần 2 hỏi về tiêu chí chất lƣợng thể lực, phần 3 về tiêu chí trí lực, phần 4 về tiêu chí tâm lực, phần 5 về chế độ thu hút nhân tài. Trong 11 câu hỏi, mỗi câu hỏi sẽ đƣợc đo bằng thang đo Likert 5 mức độ.

Thang đo Likert 5 bậc đƣợc sử dụng để đo chất lƣợng NNL từ các phát biểu trong bảng câu hỏi, cụ thể nhƣ sau:

1 – Rất không đồng ý 2 – Không đồng ý 3 – Bình thƣờng 4 – Đồng ý 5 – Rất đồng ý

 Quy mô mẫu

Mẫu đƣợc chọn theo phƣơng pháp thuận tiện (phi xác suất). Theo kinh nghiệm các nhà nghiên cứu cho rằng, nếu sử dụng phƣơng pháp ƣớc lƣợng ML thì kích thƣớc mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 (Hair & Cộng sự 1998). Nhà nghiên cứu khác cho rằng kích thƣớc mẫu tới hạn phải là 200 (Hoelter 1983). Ngoài ra theo Bollen, 1989 thì kích thƣớc mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho 1 tham số cần ƣớc lƣợng. Đa phần cỡ mẫu đƣợc lấy trên cơ sở tiêu chuẩn 5:1 của Bollen (1989), tức là để đảm bảo phân tích dữ liệu tốt thì cần ít nhất 5 quan sát cho 1 biến đo lƣờng và số quan sát không nên dƣới 100. Với bảng câu hỏi sử dụng trong nghiên cứu này là 60 câu (45 câu hỏi Likert và 15 câu hỏi định danh), do đó kích thƣớc mẫu dự kiến đề ra là n= 300 (60x5). Đây là số mẫu tối thiểu cần có để khảo sát, mẫu càng lớn thì nghiên cứu càng có giá trị. Cụ thể, trong nghiên cứu này, tác giả lấy mẫu là 320 phiếu.

Khảo sát đánh giá chất lƣợng nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc + Số lƣợng phiếu phát ra: 320 phiếu + Số lƣợng phiếu phát ra: 320 phiếu

+ Số lƣợng phiếu thu về: 315 phiếu + Số lƣợng phiếu hợp lệ: 300 phiếu.

Thời gian thực hiện điều tra là 20 ngày (từ 5/5/2018 – 25/5/2018).

Sau đó tác giả thu thập lại và tiến hành tổng hợp kết quả, xử lý dữ liệu làm cơ sở cho việc đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực y tế.

(Chi tiết các câu hỏi điều tra tại Phụ lục 01)

2.4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Các nguồn thu thập dữ liệu đƣợc cung cấp bởi các phòng ban chức năng có liên quan và các thông tin công khai trên website của Bệnh viện, của Sở, ngành liên quan hoặc những báo cáo của các cơ quan, đơn vị trong lĩnh vực y tế.

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG NGỌC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng nguồn nhân lực tại bệnh viện đa khoa hồng ngọc (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)