Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng chất lƣợng nguồn nhân lực
3.2.1. Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi và giới tính
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc đƣợc biết tới là bệnh viện tƣ nhân đầu tiên tại Hà Nội và vẫn không ngừng phát triển trong nhiều năm vừa qua. Không đơn giản chỉ là chất lƣợng dịch vụ và cơ sở hạ tầng tuyệt vời mà song song với đó là sự đầu tƣ về chất lƣợng nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực y tế.
Khả năng làm việc của con ngƣời phụ thuộc vào từng giai đoạn tuổi, mỗi một độ tuổi khác nhau thể hiện trạng thái thể lực, sức khỏe khác nhau, khả năng lao động cũng khác nhau. Mỗi một giai đoạn tuổi nhất định có liên quan đến kỹ năng nghề nghiệp, kinh nghiệm, suy nghĩ, nhận thức… tất cả những yếu tố trên đều có ảnh hƣởng, tác động tới chất lƣợng nguồn nhân lực
Bảng 3.1: Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi và giới tính tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc giai đoạn 2016 - 2018
Stt Nội dung Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số ngƣời Tỷ lệ (%) Số ngƣời Tỷ lệ (%) Số ngƣời Tỷ lệ (%) I Tổng số 522 100 648 100 709 100
II Cơ cấu theo tuổi
Dƣới 30 tuổi 328 62,84 385 59,41 387 54,58 Từ 30 đến dƣới 40 tuổi 120 22,99 158 24,38 193 27,22 Từ 40 đến dƣới 50 tuổi 47 9,00 62 9,57 84 11,85 50 tuổi trở lên 27 5,17 43 6,64 45 6,35
III Cơ cấu theo giới tính
Nam 138 26,44 215 33,18 284 40,06 Nữ 384 73,56 433 66,82 425 59,94
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Cán bộ)
Với bảng phân tích cơ cấu nguồn nhân lực theo từng giai đoạn tuổi nhƣ bảng trên cho thấy, đội ngũ y tế tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc tập trung chủ yếu ở độ tuổi dƣới 30, tuy nhiên giảm dần theo thời gian. Cụ thể năm 2016, độ tuổi dƣới 30 tuổi chiếm 62,84%, tỷ lệ này giảm đi là 59,41 năm
2017 và cho đến năm 2018 chỉ còn 54,58%. Độ tuổi trên 30 tuổi năm 2016 là 37,16%, năm 2017 là 40,59 và năm 2018 là 45,42%.
Với tính chất đặc thù trong công tác khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, yêu cầu cán bộ y tế phải có kinh nghiệm, thao tác chuyên môn với độ chính xác cao và có khả năng kiên trì, nhẫn nại. Do đó, cơ cấu đội ngũ cán bộ y tế ngày một già hóa là hoàn toàn hợp lý với yêu cầu công việc. Một mặt duy trì trên 50% cơ cấu cán bộ trẻ, song song với đó là tăng thêm các chuyên gia trong lĩnh vực y tế, bổ sung thêm các cán bộ trong độ tuổi từ trên 30 trở lên nhằm có nguồn nhân lực vững chuyên môn và nghiệp vụ.
Nhóm độ tuổi trên 30 đến dƣới 50 năm 2016 chiếm 31,99% và 33,95 năm 2017, đến năm 2018 thì độ tuổi này chiếm 39,07% nghĩa là độ tuổi này đang ngày một gia tăng số lƣợng. Nguyên nhân là do yêu cầu về đội ngũ cán bộ y tế có năng lực đồng thời có kinh nghiệm ngày càng cao, trình độ chuyên môn giỏi và đây là giai đoạn hoàn thiện nhất của nhân viên y tế. Đồng thời, ở Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc có nhiều chế độ đãi ngộ, khuyến khích và thu hút nhân tài cũng nhƣ giữ nhân viên. Do đó, một bộ phận không nhỏ nhóm cơ cấu tuổi dƣới 30 năm nhiều năm công tác thì có độ tuổi tăng thêm, cũng vì vậy mà cơ cấu nhân lực tại Bệnh viện ngày một già hóa.
Với độ tuổi trên 50, lần lƣợt chiếm 5,17%; 6,64% và 6,35% tổng số nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện. Tại độ tuổi này qua hàng năm đều không có quá nhiều thay đổi, đây là những chuyên viên cao cấp làm việc tại bệnh viện, thƣờng là các giáo sƣ, tiến sỹ tại các bệnh viện lớn sau khi hết thời gian công tác, đến tuổi nghỉ hƣu thì trở về làm chuyên gia khám bệnh cấp cao. Những cán bộ y tế này chính là những tinh hoa của bệnh viện, có trình độ chuyên môn sâu và dày dạn kinh nghiệm trong xử lý nhiều trƣờng hợp bệnh nhân.
Nhìn chung, cơ cấu độ tuổi cán bộ nhân viên y tế làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc rất hợp lý, bệnh viện luôn cố gắng giữ cho nguồn
nhân lực trong độ tuổi dƣới 30 chiếm trên 50%. Đây là lực lƣợng trẻ kế cận vô cùng năng động, nhiệt huyết, sáng tạo, dám nghĩ dám làm và đóng góp lâu dài cho bệnh viện. Tuy nhiên đây cũng là lực lƣợng ít kinh nghiệm và thƣờng nôn nóng trong công việc, do đó cần có những lớp đào tạo, bồi dƣỡng năng lực cho độ tuổi này.
Cơ cấu theo giới tính năm 2016, nam giới chiếm 26,44% ; nữ giới chiếm 73,56% và lần lƣợt năm 2017: nam giới 33,18% ; nữ giới : 66,82% ; và 2018 là 40,06% và 59,94%. Cơ cấu giới tính giữa nguồn nhân lực nam và nữ