Dung lượng mẫu điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch làng nghề gỗ tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 53 - 61)

TT Làng nghề Số lượng mẫu Tổng Khách du lịch CSSX 1 Đồng Kỵ 50 15 65 2 Phù Khê 50 15 65 3 Hương Mạc 50 15 65 Tổng 150 45 195

Nguồn: Kết quả tổng hợp của tác giả, 2020

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.3.2.1. Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập từ sách, báo, tạp chí đã xuất bản, internet, các đề án, luận văn, báo cáo nghiên cứu; ... có liên quan đến du lịch và du lịch làng nghề. Các số liệu thứ cấp này được sử dụng với mục đích tìm hiểu những thông tin tổng quan và khung lý thuyết về phát triển du lịch làng nghề cũng như thực trạng, kết quả, tài nguyên phát triển du lịch làng nghề ở thị xã Từ Sơn trong thời gian qua.

2.3.2.2.Số liệu sơ cấp

Thông tin sơ cấp là những thông tin được thu thập trực tiếp từ việc điều tra khảo sát ngẫu nhiên thông qua phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn bằng bảng

câu hỏi điều tra đã được chuẩn bị sẵn. Bảng hỏi được gửi tới người trả lời thông qua phiếu hỏi trực tiếp.

Nội dung cơ bản của phiếu điều tra bao gồm:

Phần 1: Các thông tin cơ bản của khách hàng như: Tuổi, giới tính, nghề nghiệp,...

Phần 2: Các thông tin chính của bảng hỏi được thiết kế để tìm hiểu đánh giá của khách du lịch nội địa đối với việc phát triển du lịch làng nghề

2.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

2.3.3.1. Phương pháp xử lý số liệu

Sau khi thu thập, toàn bộ số liệu được xử lý, thiết lập bảng số liệu, tính toán qua phần mềm Excel. Số liệu thống kê này được dùng để so sánh, đối chiếu và đánh giá để rút ra những kết luận cần thiết.

2.3.3.2. Phương pháp phân tích số liệu

- Thống kê mô tả: được thực hiện thông qua việc sử dụng số bình quân, tần suất, số tối đa và tối thiểu để phân tích thực trạng phát triển du lịch làng nghề tại thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh

- Thông kê so sánh: sử dụng số tương đối và tuyệt đối để đánh giá thực trạng phát triển du lịch qua các năm.

2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Sản phẩm du lịch: các loại đồ gỗ sinh hoạt, đồ gỗ mỹ nghệ, đồ lưu niệm, đồ thờ cúng, lễ hội truyền thống làng nghề…

- Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: số lượng khách sạn, các cơ sở ăn uống, phương tiện di chuyển.

- Số lượng nhân lực phục vụ ngành du lịch…

- Dịch vụ hỗ trợ du lịch: hệ thống ngân hàng, bưu điện,… - Quy mô du khách: Số lượng khách nội địa, khách quốc tế… - Doanh thu từ dịch vụ du lịch.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Những vấn đề chung về du lịch trên địa bàn thị xã Từ Sơn

3.1.1. Bộ máy tổ chức, quản lý

Theo quy định của pháp luật hiện hành, thì tại UBND thị xã Từ Sơn có các cơ quan chuyên môn tham mưu giúp UBND thị xã thực hiện chức năng QLNN đối với làng nghề truyền thống bao gồm:

Phòng Nội vụ, có chức năng tham mưu về xây dựng tổ chức bộ máy, nhân sự, biên chế và nội quy hoạt động của Ban quản lý làng nghề trên địa bàn thị xã.

Phòng Kinh tế, có chức năng tham mưu về chuyên môn phát triển kinh tế, phát triển du lịch, du lịch làng nghề, tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu, cải thiện công nghệ trong quá trình sản xuất nói chung và làng nghề nói riêng;

Phòng Tài chính - Kế hoạch, có chức năng tham mưu về cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh cho các hộ kinh doanh cá thể và cấp kinh phí hoạt động cho các Hội làng nghề, lương và các khoản theo lương đối với công chức, viên chức công tác tại Ban quản lý làng nghề theo quy định của pháp luật;

Phòng Tài nguyên - Môi trường, có chức năng tham mưu về lĩnh vực tài nguyên - môi trường, ban hành các văn bản quy định về chống ô nhiễm môi trường, đánh giá tác động môi trường tại các cơ sở sản xuất làng nghề;

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, tham mưu về tìm kiếm và hỗ trợ tìm kiếm nguồn nhân lực cho làng nghề, ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương, lao động có tay nghề cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề,…

Sơ đồ 3.1: Bộ máy QLNN về du lịch làng nghề tại Từ Sơn

Nguồn: UBND thị xã Từ Sơn, 2019

UBND Thị xã Từ Sơn Phòng Nội vụ Phòng Kinh tế Phòng Tài chính - Kế hoạch Phòng TN-MT Phòng LĐ TBXH

3.1.2. Chính sách phát triển du lịch

3.1.2.1.Chính sách chung về du lịch

Chính quyền tỉnh Bắc Ninh cũng như thị xã Từ Sơn tổ chức trển khai thực hiện các văn bản QLNN về hoạt động du lịch của các cấp ở Trung ương. Các cơ quan QLNN ở Trung ương đã ban hành nhiều văn bản về quản lý du lịch. Có thể kể đến một số văn bản sau:

1) Luật Du lịch số 09/2017/QH14 và nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật du lịch, là cơ sở căn bản về luật pháp nhằm đảm bảo sự QLNN về du lịch.

2) Quyết định số 217/QĐ – TCDL, ngày 15 tháng 6 năm 2009 của Tổng cục du lịch về việc ban hành hướng dẫn áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia về phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch.

3) Thông tư số 33/2018/TT-BTC, ngày 30 tháng 03 năm 2018 của Bộ Tài chính về quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; lệ phí cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài.

4) Thông tư số 47/2010/TT – BTC, ngày 04 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính về quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch và phí thẩm định cơ sở kinh doanh dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.

5) Quyết định 2473/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030".

6) Quyết định số 1356/QĐ-BVHTTDL, ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc quy định trình tự, thủ tục đánh

giá và cấp thí điểm chứng nhận Nhãn Du lịch bền vững Bông sen xanh cho các cơ sở lưu trú du lịch tại Việt Nam.

7) Thông tư liên tịch số 22/2012/TTLT-BGTVT-BVHTTDL, ngày 26 tháng 06 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về bảo đảm an toàn giao thông trong vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa.

8) Nghị định số 16/2012/NĐ-CP, ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.

9) Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 4/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách.

Về cơ bản, chính quyền trên địa bàn thị xã Từ Sơn đã tiến hành triển khai và tổ chức thực hiện các văn bản này một cách nghiêm túc.

Để thúc đẩy phát triển HĐDL, chính quyền thị xã Từ Sơn đã xây dựng và triển khai các chính sách đặc thù về HĐDL trên địa bàn thành phố, bao gồm các chính sách liên quan đến hoạt động lưu trú, hoạt động lữ hành, hoạt động mua sắm, văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí.

3.1.2.2.Chính sách phát triển du lịch của thị xã Từ Sơn

Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, UBND tỉnh cũng như các Sở, Ban ngành đã tích cực chỉ đạo và bước đầu triển khai có hiệu quả các chính sách về phát triển nghề thủ công truyền thống, phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Thực hiện tinh thần các Nghị quyết số 04, 12, 02 về phát triển LN, xây dựng khu công nghiệp LN. Quyết định số 151/QĐ-UBND ngày 12/12/2011 của UBND tỉnh Bắc Ninh về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030.

Quy hoạch phát triển du lịch Bắc Ninh đến năm 2030 đã xác định rõ: “Phát

triển du lịch Bắc Ninh phải dựa trên sự phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp của các ngành, các thành phần kinh tế, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài để ưu tiên đầu tư vật chất cho ngành du lịch nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Phát triển du lịch gắn với gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ”

UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo điều chỉnh, bổ sung và lập quy hoạch chi tiết các lĩnh vực phát triển du lịch như: Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề gắn với du lịch tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch làng nghề mộc mỹ nghệ Đồng Kỵ, làng nghề mộc Hương Khê,…; Quy hoạch hệ thống cấp điện và hệ thống cấp nước phục vụ các khu du lịch trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch phát triển thủy sản; Quy hoạch phát triển chăn nuôi gắn với phát triển du lịch; Quy hoạch hệ thống các tuyến vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Quy hoạch mạng lưới vận tải hành khách tuyến cố định nội tỉnh và vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2025.

3.1.3. Tài nguyên du lịch

3.1.3.1.Di tích lịch sử, văn hóa

Từ Sơn là địa phương có dày đặc các di tích lịch sử văn hoá từ thời Hùng Vương, các vương triều Đinh, Lê, Lý, Trần cho đến các di tích cách mạng kháng chiến. Theo thống kê hiện nay, toàn thị xã hiện có gần 200 di tích lịch sử văn hoá, trong đó có 80 di tích và cụm di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, cấp tỉnh, cùng hàng trăm tài liệu và hiện vật, cổ vật có giá trị khai thác nhằm phát huy truyền thống và phát triển du lịch.

Tiêu biểu như: cụm di tích lịch sử văn hoá Đền Đô, nơi thờ 8 vị vua triều Lý, được xếp hạng cấp Quốc gia, đình làng Đình Bảng, đình chùa Đồng Kỵ, chùa Tiêu-Tương Giang, đền Đầm,...

Ngoài các cụm di tích tiêu biểu nêu trên, thị xã còn có nhiều di tích lịch sử văn hoá đình, đền, chùa với kiến trúc độc đáo như: chùa Đồng Kỵ, chùa Cha Lư ở Dương Lôi-Tân Hồng, chùa Tam Sơn; đền thờ quận công tổ sư nghề rèn sắt Đa Hội...

Ngoài ra, trên địa bàn thị xã còn có một hệ thống các nhà tưởng niệm như: Nhà tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ ở xã Phù Khê. Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng là di tích lưu niệm lãnh tụ cách mạng năm 1988. Khu lưu niệm đồng chí Ngô Gia Tự ở xã Tam Sơn. Nhà cụ Đám Thi (phường Đình Bảng) là nơi năm 1945 Thường vụ Trung ương Đảng họp và đề ra chỉ thị quan trọng “Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Đó là mệnh lệnh đặc biệt quan trọng để Đảng ta lãnh đạo nhân dân tiến tới tổng khởi nghĩa cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, năm 1979 ngôi nhà đã được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá.

3.1.3.2.Lễ hội truyền thống tiêu biểu

Đến nay, các LNTT ở Từ Sơn vẫn còn bảo tồn lưu giữ được nhiều lễ hội lớn, những phong tục gắn với quá trình phát triển của nghề. Lễ hội ở các LNTT với nhiều nghi thức trang nghiêm, các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian phong phú, hấp dẫn, mang đậm bản sắc văn hóa cộng đồng của các LNTT vùng Kinh Bắc xưa như Lễ hội LN Ðồng Kỵ: được tổ chức đều đặn vào ngày mồng 4 tháng Giêng hàng năm với nhiều nghi lễ truyền thống. Trong lễ hội diễn ra rất nhiều hoạt động thể hiện nét văn hóa lành mạnh: giải vật cổ truyền, cầu lông, cờ tướng, bóng truyền, chọi gà, hát Tuồng, hát Quan họ.

Các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn thị xã là 49 lễ hội truyền thống, nơi hội tụ các sinh hoạt văn hoá tiêu biểu của nhân dân, phản ánh khá rõ nét

con người, truyền thống, phong tục, tập quán mà thông qua đó bày tỏ lời cảm ơn đối với trời, đất, thần, nước, người có công với làng, với đất nước và cầu mong có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc được các địa phương trong thị xã tổ chức, bắt đầu từ hội rước pháo Đồng Kỵ vào ngày mùng 4 tháng Giêng âm lịch tiếp đến là lễ hội các thôn làng vào dịp đầu xuân và các tháng trong năm.

Ngoài các di tích lịch sử - văn hóa, các phong tục gắn với nghề và làng nghề, là tiềm năng lớn để góp phần thúc đẩy phát triển du lịch làng nghề, Từ Sơn còn là vùng đất văn hiến, có bề dày truyền thống văn hóa và thường được xem là trung tâm của những lễ hội dân gian.

3.1.3.3.Các làng nghề thủ công truyền thống

Hiện này Từ Sơn có 10 làng nghề truyền thống, trong đó làng nghề sản xuất sắt thép (nghề rèn) tập trung chủ yếu ở xã Châu Khê, trong đó phải kể đến làng nghề truyền thống Đa Hội. Hiện nay nghề sắt thép đã lan ra 5 thôn khác ở xã Châu Khê và lan sang xã Đình Bảng, nhiều chủ cơ sở sản xuất đã đem nghề mở ở các nơi khác như Đông Anh – Hà Nội, Thái Nguyên, Thành phố Hồ Chí Minh, thậm chí sang Lào và Campuchia.

Cũng như nghề sắt thép, nghề mộc mỹ nghệ ở Từ Sơn đã có từ rất lâu. Đầu tiên xuất hiện ở làng Phù Khê Thượng (xã Phù Khê) đến nay nghề mộc mỹ nghệ là nghề được phổ biến rộng rãi nhất ở Từ Sơn. Nói đến nghề mộc mỹ nghệ người ta thường nhớ ngay đến Đồng Kỵ. Đây là làng nghề truyền thống phát triển nhất ở Từ Sơn hiện nay.

Nghề dệt ở Từ Sơn tập trung chủ yếu ở xã Tương Giang, trong đó phải kể đến làng nghề truyền thống dệt Hồi Quan sau đó đến Tiêu Long. Sản phẩm dệt Tương Giang đã nổi tiếng từ rất lâu ở Việt Nam, ra đời cách đây hàng trăm năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch làng nghề gỗ tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)