Giải pháp đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch làng nghề gỗ tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 93 - 100)

3.3.2 .Đầu tư phát triển làng nghề

3.5. Giải pháp phát triểndu lịch tại làng nghề của thị xã Từ Sơn

3.5.2. Giải pháp đề xuất

3.5.2.1.Thúc đẩy thị trường phát triển du lịch làng nghề

Có rất nhiều đối tượng khách du lịch với những mục đích đi du lịch khác nhau. Các làng nghề gỗ phục vụ du lịch Từ Sơn cần xác định đối tượng khách du lịch là nhóm khách hàng mục tiêu của mình để từ đóđưa ra

những hoạt động makerting phù hợp. Nhìn chung, khách du lịch đến với làng nghề gỗ có xu hướng tìm kiếm những giá trị truyền thống tại địa phương, tham quan và trải nghiệm hoạt động sản xuất làng nghề, tìm kiếm những sản phẩm làng nghề độc đáo.

Mở rộng thị trường đối với du lịch làng nghề gỗ Từ Sơn phải triệt để tận dụng sự phát triển của thị trường du lịch Hà Nội và vùng phụ cận về dòng khách du lịch quốc tế và dòng khách du lịch nội địa đi tour để nối tour đến các điểm du lịch Từ Sơn và vùng phụ cận. Duy trì, mở rộng diện khai thác tại các thị trường truyền thống trong tam giác động lực tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (thị trường trọng điểm).

Du lịch làng nghề gỗ Từ Sơn cần nhanh chóng mở rộng thị trường qua việc quảng cáo, tiếp thị với các doanh nghiệp du lịch trong cả nước. Trong đó đặc biệt quan tâm đến việc ấn hành các cuốn sách nhỏ, các tờ gấp để tuyên truyền quảng cáo du lịch làng nghề gỗ Từ Sơn.

Quy hoạch khu bán hàng ở các làng nghề: Các cửa hàng bán sản phẩm ở làng nghề phục vụkhách du lịch đến thăm quan, mua sắm tại làng nghề là một kênh tiêu thụ hết sức quan trọng và hiệu quả. Tuy nhiên, các làng nghề gỗ Từ Sơn hiện nay hầu như chưa quan tâm đến việc quy hoạch khu bán sản phẩm tại làng nghề. Trong thời gian tới tỉnh cần quy hoạch khu vực mua bán tại các làng nghề để phục vụ tiêu thụ và quảng bá sản phẩm làng nghề. Xây dựng chợ đầu mối và khuyến khích các tổ chức thương mại tiêu thụ các sản phẩm làng nghề, xúc tiến thương mại: Việc xây dựng chợ đầu mối cho các làng nghề giúp các làng nghề giảm bớt phân phối sản phẩm qua trung gian, đẩy mạnh tiêu thụ, liên kết với thị trường nội địa. Đồng thời, cần khuyến khích các tổ chức thương mại có khả năng tài chính, năng lược tiếp thị và am hiểu thị trường tham gia tiêu thụ sản phẩm làng nghề (các hội chợ, siêu thị, trung tâm phát triển làng nghề tỉnh Bắc Ninh...), giúp sản phẩm làng nghề có mặt trên thị trường trong và ngoài nước

3.5.2.2.Đa dạng hóa sản phẩm du lịch và liên kết các tuyến du lịch

Sản phẩm thủ công là một trong những yếu tố quan trọng thu hút khách du lịch đến với làng nghề. Chất lượng cũng như sự đa dạng sản phẩm của làng nghề sẽ kích thích nhu cầu, thu hút du khách đến với địa phương nhiều hơn. Vì vậy, để thúc đẩy du lịch làng nghề phát triển, cần đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm làng nghề, tập trung sản xuất các mặt hàng có giá trị nghệ thuật, phù hợp với thị hiếu của du khách. Hầu hết du khách khi đi du lịch ít khi mua các sản phẩm có kích thước và trọng lượng lớn. Họ thường có xu hướng mua các sản phẩm vừa và nhỏ, độc đáo, lạ mắt, có giá trị nghệ thuật để làm đồ lưu niệm hoặc làm quà cho người thân. Các làng nghề cần tìm hiểu nắm bắt được nhu cầu này của khách du lịch để tạo ra các sản phẩm phù hợp.

Bên cạnh sự đa dạng, phong phú của sản phẩm, khách du lịch luôn kỳ vọng sản phẩm độc đáo của các điểm du lịch làng nghề. Vì vậy, các làng nghề gỗ phục vụ phát triển du lịch Bắc Ninh cần thống nhất sản phẩm được tập trung để thể hiện nét đặc sắc riêng cho địa phương mình, theo mô hình sản xuất mỗi làng một sản phẩm”.

Ðối với làng nghề, khi KDL tới tham quan các cơ sở sản xuất có thể hướng dẫn họ tự làm một số sản phẩm đơn giản. Du khách thường tìm hiểu quy trình sản xuất, cách làm và đặc biệt thích tự tay mình làm được một sản phẩm nào đó dù rất đơn giản dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân hay những người thợ ở đây. Khi đó những trải nghiệm mà du khách có được sẽ càng có giá trị và ấn tượng mạnh mẽ về chuyến đi. Nó cũng sẽ tạo nên sự khác biệt, điểm nhấn độc đáo của chuyến tham quan. Các làng nghề gỗ phục vụ du lịch ở Từ Sơn cần chú ý đến việc bố trí các mô hình trình diễn sao cho du khách nắm bắt nhanh nhất các bước tần tự của quá trình sản xuất, nắm được không gian sản xuất thực tế ở làng nghề.

Các làng nghề cũng cần liên kết xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các công ty du lịch của tỉnh và các địa phương khác để xây dựng sản phẩm,

thường xuyên cập nhật thông tin và có nguồn khách ổn định. Các đơn vị kinh doanh lữ hành cần phối hợp cơ quan quản lý nhà nước, các làng nghề xây dựng các chương trình cụ thể cho khách, tổ chức tốt các tua du lịch làng nghề để thu hút khách và thông qua du khách có thể quảng bá sản phẩm bằng hình thức truyền miệng từ người này sang người khác. Tại mỗi làng nghề, tỉnh cần xây dựng các điểm thăm quan dành cho khách du lịch, nơi du khách có thể tận mắt chứng kiến các nghệ nhân làm việc và tạo ra các sản phẩm mỹ nghệ đặc sắc, nơi mà các du khách có thể ngắm nghía và mua các món đồ lưu niệm là mặt hàng truyền thống của làng nghề. Tránh tình trạng tại nhiều làng nghề, khách du lịch không biết thăm quan cơ sở nào, không được thăm và chiêm ngưỡng các công đoạn tạo ra các sản phẩm mỹ nghệ đặc sắc của địa phương hoặc phải mua các mặt hàng kém chất lượng với giá đắt…

3.5.2.3. Đầu tư vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật

Tiếp tục hỗ trợ các làng nghề củng cố, khôi phục và phát triển nghề; quy hoạch, đầu tư nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch gắn với làng nghề. Hình thành các dịch vụ du lịch tại các làng nghề.

- Dịch vụ lưu trú: Hiện nay tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh hầu như chưa xây dựng các điểm lưu trú phục vụ cho khách du lịch. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu lưu trú cho du khách, các làng nghề cần cải thiện một số nhà nghỉ (homestay) cho khách ở qua đêm khi cần. Kết hợp với chính quyền địa phương để xây dựng và cải thiện các nhà nghỉ ở khu vực thị trấn, thị tứ xung quanh làng nghề.

- Dịch vụ ăn uống: Tại địa bàn tỉnh còn quá ít các nhà hàng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch. Tỉnh cần tăng cường nâng cấp dịch vụ ăn uống để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Chính quyền địa phương cần xây dựng các trung tâm ăn uống phục vụ du khách (tại trung tâm văn hóa của thôn, đình làng,...); giới thiệu các món ăn truyền thống đặc trưng của địa

phương; hỗ trợ các cơ sở sản xuất tại làng nghề về mặt bằng, vốn, chính sách để khuyến khích họ xây dựng, cải tạo các cơ sở phục vụ du lịch.

Phát triển nguồn vốn và chính sách cho vay đối với làng nghề. Hàng năm ngân sách tỉnh cần bố trí kinh phí khuyến khích phát triển du lịch làng nghề. Tập trung vốn ngân sách đầu tư đồng bộ có trọng tâm, trọng điểm. Thực hiện xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch. Mở rộng các hình thức thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước (như hình thức BT, BOT, BTO...). Đa dạng các nguồn vốn cho vay đối với làng nghề: Các nguồn vốn phục vụ sản xuất ở các làng nghề những năm tới nên đa dạng mở rộng nguồn vốn chính thức thông qua các kênh như: Ngân hàng, các tổ chức quốc tế, các quỹ hỗ trợ của Nhà nước, các cơ quan đoàn thể… Mở rộng chính sách cho vay vốn ưu đãi đối với các CSSX: Các ngân hàng và các tổ chức cho vay cần có chính sách cho vay vốn ưu đãi ở các làng nghề và tập trung hướng đến các hộ sản xuất gia đình.

Cải thiện cơ sở hạ tầng nhỏ ở địa phương các làng nghề phục vụ du lịch, bao gồm: làm sạch các tuyến đường chính trong làng; cải tạo và làm sạch các nhà vệ sinh công cộng và nhà vệ sinh tại các điểm du lịch khách dừng chân; đầu tư các thùng rác và xe chở rác cho địa phương; hỗ trợ hệ thống ghế đá cho khách dừng chân; xây dựng các tiểu cảnh, các điểm trưng bày, các điểm bán hàng, các công cụ trình diễn, các dụng cụ phục vụ bữa ăn truyền thống. Xây dựng các biển chỉ dẫn, hình thành các bãi đỗ xe.

3.5.2.4.Giải pháp bảo vệ tài nguyên môi trường

Tăng cường nhận thức về bảo vệ môi trường tới cộng đồng dân cư, bao gồm cả người dân và lao động tại các làng nghề, cả KDL đến tham quan. Đối với người dân và lao động của làng nghề, để nâng cao ý thức về môi trường chính quyền địa phương cần có những hoạt động tuyên truyền, vận động cũng như động viên khích lệ hoặc có chế tài xử phạt thích đáng cho từng trường hợp. Ngoài việc nâng cao ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường, cũng cần nâng

cao ý thức môi trường cho người dân làng nghề trong quá trình sản xuất để tạo ra những sản phẩm an toàn. Muốn vậy, các cơ quan chức năng liên quan cần có cơ chế khuyến khích họ áp dụng những công nghệ khoa học kỹ thuật, những nguyên liệu an toàn vào sản xuất. Cần chú ý xây dựng, cải tạo nhà xưởng, tổ chức không gian thoáng tự nhiên tại nơi sản xuất.

Để giảm thiểu ô nhiễm bụi tại các cơ sở sản xuất ở làng nghề thì cần bố trí mặt bằng sản xuất hợp lý, lắp đặt đường ống thu gom bụi có lắp miệng hút vòa hệ thống bao che.

Để giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn cần được tập trung lại để đem bán phế liệu. Các loại chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa đựng trong thùng rác có nắp đậy và hàng ngày có lực lượng vệ sinh môi trường đến thu gom, vận chuyển đi.

Bên cạnh đó tại các làng nghề phải trồng cây xanh. Đây là biện pháp quan trọng góp phần hạn chế các nguồn gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất ra xung quanh nhằm tạo nên cảnh quan môi trường du lịch làng nghề gần gũi hơn với thiên nhiên.

Đối với khách du lịch đến với làng nghề, để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho họ, chính quyền địa phương và ban quản lý du lịch cần phải lập sơ đồ khu vực, có biển chỉ dẫn cụ thể, cần thiết có thể thành lập đội chỉ dẫn...

3.5.2.5.Tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch làng nghề

Ðẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch làng nghề như tổ chức tham gia các hội chợ triển lãm, hội chợ du lịch trong nước và quốc tế. Giới thiệu thông tin chi tiết về các sản phẩm làng nghề trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài), các ấn phẩm (sách hướng dẫn, tờ rơi, catalogue...), qua trang web,... mà KDL thường quan tâm theo dõi, hay trên các phương tiện trực quan (pano, biểu ngữ…). Ðẩy mạnh việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm ở trung tâm tỉnh (TP Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn) là nơi tập trung nhiều du khách. Các cửa hàng trưng bày sản phẩm có thể kết hợp giới

thiệu về những truyền tích, giai thoại về các vị tổ sư, những người thợ cùng với kinh nghiệm kết tinh trí tuệ nét đẹp văn hóa của làng nghề.

Lồng ghép hoạt động tuyên truyền quảng du lịch làng nghề với các sự kiện văn hóa, thể thao lớn, qua các hội nghị, các hội chợ du lịch của tỉnh, khu vực, trong nước và nước ngoài.

Tăng cường liên kết với các công ty Du lịch tổ chức và xây dựng những chương trình thăm quan làng nghề của tỉnh cụ thể cho du khách. Đồng thời, muốn thu hút được KDL, tỉnh cần phải xây dựng và thực hiện các chương trình, tour, tuyến du lịch làng nghề trên cơ sở kết hợp với các tài nguyên du lịch khác là di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội, dân ca Quan Họ... để có những sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng giàu bản sắc văn hóa Bắc Ninh. Tổ chức nối tour, nối tuyến du lịch với các tỉnh lân cận để tạo ra lộ trình du lịch dài ngày góp phần thu hút và tăng tính hấp dẫn đến KDL.

Phát triển các Trung tâm thông tin du lịch: Hiện nay, khách du lịch phải mua tất cả các ấn bản thông tin du lịch như: bản đồ, sách hướng dẫn du lịch,… tại quầy của các công ty kinh doanh du lịch. Việc cung cấp những thông tin du lịch miễn phí sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho du khách khi đến với tuyến, điểm du lịch của Bắc Ninh nói chung và đến với làng nghề tỉnh nói riêng.

Trung tâm thông tin du lịch được tổ chức với hình thức là các ki-ốt thông tin du lịch đặt tại các bưu điện thị xã và tại các điểm di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu như Đền Đô, các làng nghề phát triển...Tại các trung tâm thông tin du lịch này sẽ cung cấp miễn phí thông tin du lịch về điểm du lịch mà du khách đang tham quan và cả thông tin về các điểm du lịch khác trên tuyến. KDL có thể đặt trước về thuê xe, khách sạn, ngoài ra KDL còn có thể được nhân viên tại các kiốt trung tâm thông tin du lịch tư vấn về các điểm du lịch, hình thức và phương tiện đi lại và cơ sở lưu trú.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch làng nghề gỗ tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 93 - 100)