Nguyễn Thị Huệ (2012), Phát triển du lịch làng nghề của tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sỹ, Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Các lý thuyết được nghiên cứu bao gồm các lý thuyết tổng quan về du lịch, làng nghề và phát triển du lịch làng nghề. Thông qua phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp và khảo sát thực tiễn, tác giả đi sâu nghiên cứu thực trạng du lịch làng nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương về số lượng khách du lịch, công tác quản lý, hệ thống sản phẩm làng nghề, khả năng liên
kết giữa các làng nghề với công ty du lịch cũng như những mặt hạn chế tồn tại của các làng nghề. Kết luận đưa ra là phát triển du lịch làng nghề ở tỉnh Hải Dương cần có sự liên kết giữa các công ty lữ hành và các làng nghề truyền thống trên địa bàn và sự quan tâm hơn nữa của các cơ quan quản lý đối với công tác quy hoạch làng nghề và đào tạo kỹ năng du lịch cho người dân địa phương. [11]
Vũ Thị Thúy (2010), Nghiên cứu phát triển du lịch làng gốm Phù Lãng ở Bắc Ninh , Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Trong luận văn, tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về làng nghề, du lịch làng nghề và những điều kiện phát triển du lịch làng nghề ở làng gốm Phù Lãng. Tác giả cũng đã tiến hành khảo sát thực tế quy trình sản xuất gốm, các tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất phục vụ du lịch đồng thời kết hợp với nghiên cứu tài liệu thứ cấp từ các báo cáo khoa học để chỉ ra rằng làng gốm Phù Lãng là một địa danh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, trong tương lai không xa cần có những kế hoạch và quy hoạch cụ thể để thu hút du khách đến tham quan. [21]
Trần Thị Minh Nguyệt (2008), Quản lý nhà nước với phát triển nghề và làng nghề Hà Tây giai đoạn hiện nay, Trường Đại học Thương Mại. Tác giả đã nghiên cứu các lý thuyết tổng quan về nghề truyền thống, làng nghề, vai trò của làng nghề với kinh tế, văn hoá, xã hội và các nhân tố ảnh hưởng đến nó. Thông qua các phương pháp thu thập dữ liệu từ các báo cáo khoa học, Internet, tạp chí kết hợp với khảo sát thực tế, luận văn đã chỉ ra được những mặt thành công và hạn chế trong việc phát triển nghề và làng nghề Hà Tây trong giai đoạn hiện nay và những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong thời gian tới.[13]
Những công trình nghiên cứu trên đây tập trung về các khía cạnh phát triển làng nghề, nghề truyền thống, phát triển du lịch làng nghề, xây dựng khu du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp, nông thôn ở các địa phương khác nhau
trên cả nước trong khoảng thời gian 2008 – 2012. Thông qua các phương pháp chính là thu thập và xử lý dữ liệu, các nghiên cứu trên đã chỉ ra được những mặt thành công và những khó khăn trong công tác phát triển sản phẩm truyền thống, phát triển làng nghề và quy hoạch du lịch làng nghề đồng thời đề xuất các hướng giải pháp trong thời gian tới. Khác với các nghiên cứu trên, ở đề tài này tác giả nghiên cứu giải pháp phát triển du lịch làng nghề gỗ tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh cách trực diện và toàn diện nhất, tức là tác giả hệ thống hóa bổ sung, làm rõ thêm một số vấn đề lý luận thực tiễn; tâp̣ trung nghiên cứu trên địa bàn thị xã Từ Sơn và đưa ra các giải pháp cho thị xã Từ Sơn về vấn đề phát triển du lịch làng nghề.
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm cơ bản của thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Theo UBND thị xã Từ Sơn năm 2019 thì thị xã Từ Sơn có những đặc điểm tự nhiên như sau:
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Thị xã Từ Sơn nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 13 km về phía Tây Nam, cách thủ đô Hà Nội 18 km về phía Đông Bắc. Toạ độ địa lý của thị xã nằm trong khoảng:
Từ 21005’50” đến 21010’05” độ vĩ bắc.
Từ 105056’00” đến 106000’00” độ kinh đông.
Từ Sơn là một thị xã thuộc tỉnh Bắc Ninh được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập ngày 24 tháng 9 năm 2008 trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Từ Sơn cũ.
Về địa giới hành chính Từ Sơn có vị trí tiếp giáp như sau: - Phía Bắc tiếp giáp huyện Yên Phong - Bắc Ninh,
- Phía Nam và Tây Nam tiếp giáp với huyện Gia Lâm - Hà Nội, - Phía Đông Bắc và Đông tiếp giáp với huyện Tiên Du - Bắc Ninh, - Phía Tây giáp với huyện Đông Anh - Hà Nội.
Thị xã Từ Sơn nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội 18km và cách Thành phố Bắc Ninh 13km. Đặc biệt, Từ Sơn nằm ở một vị trí rất rất quan trọng trên con đường quốc lộ 1A nối tỉnh Lạng với thủ đô Hà Nội. Đây là con đường giao thông huyết mạch trong việc vận chuyển hàng hóa và giao thương giữa các tỉnh Miền Bắc với nước láng giềng Trung Quốc. Ngoài ra, thị xã Từ Sơn còn có nhiều tuyến đường quan trọng khác như đường tỉnh lộ 295B nối Từ Sơn với cảng quốc tế Nội Bài, tuyến đường nối với tam giác kinh tế của Miền Bắc (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh). Với vị trí địa lý như vậy, thị xã từ Sơn có thuận lợi rất lớn trong việc phát triển kinh tế.
Hình 2.1. Bản đồ hành chính thị xã Từ Sơn
2.1.1.2.Địa hình
Khu vực Từ Sơn nói chung có địa hình cao ráo bằng phẳng, cột cao độ dao động từ 4,5 – 6,5m đôi chỗ có gò cao 7,0m. Cấu tạo địa tầng chủ yếu là đất sét pha có cường độ chịu lực khá và ổn định, đáp ứng nhu cầu xây dựng. Tuy nhiên khi xây dựng công trình cần khoan khảo sát địa chất kỹ để có giải pháp phù hợp.
Từ Sơn là một thị xã đồng bằng, đất đai màu mỡ, hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh thuận lợi cho việc phát triển thâm canh lúa chất lượng cao. Là thị xã có truyền thống cách mạng và văn hóa lâu đời với nhiều di tích lịch sử văn hóa: Đền Đô, Đền Bính Hạ, Đền Đầm, Chùa Tiêu, Chùa Ứng Tâm... Từ Sơn còn là thị xã có các làng nghề truyền thống như: nghề sơn mài Đình , mộc mỹ nghệ Phù Khê, Đồng Kỵ, rèn sắt Đa Hội, dệt Tương Giang…
2.1.1.3. Khí hậu, thủy văn Khí hậu:
Từ Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa khá rõ rệt, có mùa đông lạnh, mùa hè nóng nực. Trong khoảng 12 năm trở lại đây, nhiệt độ trung bình năm là 240C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,40C (tháng 7), nhiệt độ trung bình thấp nhất là 17,40C (tháng 1). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 120C.
Độ ẩm tương đối trung bình của Từ Sơn khoảng 81%, độ chênh lệch về độ ẩm giữa các tháng không lớn, độ ẩm tương đối trung bình thấp nhất từ 72% đến 75% thường xảy ra từ tháng 10 đến tháng 12 trong năm.
Thủy văn
Thị xã Từ Sơn có sông Ngũ Huyện khen là nhánh của sông Cầu cách trung tâm thị xã 1,5km về phía Tây Bắc và chảy qua khu vực phường Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc.
2.1.1.4. Đất đai
Thị xã Từ Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 6.290 ha với nhiều khu công nghiệp; chiếm 7,45% diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, diện tích phân bố không đều giữa các đơn vị hành chính. Toàn thị xã có 7 phường và 5 xã, phường có diện tích lớn nhất là phường Đình Bảng với 830,10 ha (chiếm 13,53% diện tích của Thị xã), phường Đông Ngàn có diện tích nhỏ nhất với 111,04 ha (chiếm 1,81% diện tích của Thị xã) .
Bảng 2.1: Đặc điểm đất đai của thị xã Từ Sơn năm 2019
TT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Đất nông nghiệp 2.207,62 35,10 1.1 Đất trồng lúa 1.840,49 83,37 1.2 Đất trồng cây hàng năm 13,04 0,59 1.3 Đất trồng cây lâu năm 10,02 0,45 1.4 Đất rừng phòng hộ 0,86 0,04 1.5 Đất nuôi trồng thủy sản 171,68 7,78
1.6 Đất nông nghiệp khác 1,43 0,06
2 Đất phi nông nghiệp 4.081,25 64,89
2.1 Đất quốc phòng, an ninh 34,87 0,85 2.2 Đất khu công nghiệp 663,19 16,25 2.3 Đất cụm công nghiệp 93,36 2,29 2.4 Đất thương mại, dịch vụ 107,17 2,63 2.5 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp 110,68 2,71 2.6 Đất phát triển hạ tầng 1.348,15 33,03 2.7 Đất có di tích lịch sử văn hóa 46,31 1,13 2.8 Đất bãi thải, xử lý chất thải 29,57 0,72 2.9 Đất ở tại nông thôn 554,18 13,58 2.10 Đất ở tại đô thị 558,12 13,68 2.11 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 28,16 0,69 2.12 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp 7,71 0,19 2.13 Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng 41,22 1,01 2.14 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang
lễ, nhà hỏa táng 89,69 2,20 2.15 Đất sản xuất VLXD, làm đồ gốm 14,17 0,35 2.16 Đất sinh hoạt cộng đồng 20,02 0,49 2.17 Đất vui chơi, giải trí công cộng 45,94 1,13 2.18 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 38,19 0,94 2.19 Đất có mặt nước chuyên dùng 46,76 1,15 2.20 Đất phi nông nghiệp khác 15,97 0,39
3 Đất chưa sử dụng 0,69 0,01
Tổng 6.290 100
Nguồn: UBND thị xã Từ Sơn, 2019
Theo kết quả bảng 2.1 ta thấy trong tổng diện tích tự nhiên của thị xã Từ Sơn thì đất phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm 64,89%). Trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng diện tích đất phi nông nghiệp là đất khu công nghiệp với tỷ lệ là 16,25%. Hiện nay, toàn thị xã có 10 cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề do thị xã quản lý với tổng diện tích 93,36 ha. Đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng 35,10% trong tổng diện tích đất tự nhiên
trong đó chủ yếu là nhóm đất trồng lúa với tỷ lệ lớn với 83,37% trong tổng diện tích đất nông nghiệp.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Dân số, lao động
Theo số liệu thống kê năm 2019, dân số của thị xã là 163.093 người, mật độ dân số trung bình 2.631 người/km2 và có sự chênh lệch khá lớn giữa các xã phường trên địa bàn thị xã: Cao nhất là phường Đông Ngàn với mật độ 7.340 người/km2 và thấp nhất là xã Tam Sơn với mật độ dân số 1.666 người/km2. Điều này cho thấy một phần mức độ phát triển kinh tế giữa các khu vực cũng như sự đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trên thị xã. Trong những năm gần đây, dân số thị xã Từ Sơn có xu hướng tăng nhanh, đóng góp một lực lượng lao động dồi dào, làm nền tảng phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên sự gia tăng này đã làm cho nhu cầu về đất ở, đất xây dựng, đất canh tác tăng theo. Đồng thời, kéo theo đó những vấn đề về an ninh, trật tự xã hội, văn hóa và môi trường cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
Bảng 2.2: Đặc điểm về dân số của thị xã Từ Sơn năm 2019
TT Chỉ tiêu Số lượng
(người)
Tỷ trọng (%)
1 Tổng nhân khẩu 163.093 100
1.1 Nhân khẩu nông nghiệp 67.934 41,65
1.2 Nhân khẩu phi nông nghiệp 95.159 58,35
2 Tổng lao động 85.027 100
2.1 Lao động nông nghiệp 32.781 38,55
2.2 Lao động phi nông nghiệp 52.246 61,45
3 Tổng số hộ 39.032 100
3.1 Số hộ nông nghiệp 17.093 43,79
3.2 Số hộ phi nông nghiệp 21.939 56,21
4 Bình quân nhân khẩu/hộ 4,18
5 Bình quân lao động/hộ 2,18
Dân số của thị xã Từ Sơn chủ yếu là nhân khẩu phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ 58,35% với tổng số lao động trong độ tuổi là 85.027 lao động với tổng số hộ là 39.032 hộ.
2.1.2.2.Văn hóa, y tế, giáo dục * Giáo dục:
Trên địa bàn thị xã có 12 cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học và dạy nghề, 2 Viện nghiên cứu, đáp ứng nhu cầu đào tạo lao động có chất lượng không chỉ trên địa bàn thị xã mà còn cho tỉnh và khu vực lân cận. Đối với giáo dục phổ thông, quy mô trường, lớp được mở rộng. Thị xã có 57 trường từ bậc mầm non đến bậc THPT, tỷ lệ kiên cố hóa đạt 98,5%, có 57/57 trường đạt chuẩn quốc gia.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên 100% có trình độ đạt chuẩn. Trường học đều được xâydựng kiên cố và bán kiên cố, có 15/1 trường Mầm non,15/15 trường Tiểu học và 12/12 trường Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia, hàng năm số lượng học sinh đỗ vào các trường Đại học, cao đẳng trên toàn quốc chiếm tỷ lệ khá cao.
* Y tế:
Đến nay toàn thị xã có 01 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, 01 trung tâm y tế, 12 trạm y tế xã, phường với tổng số là 152 giường bệnh. Số cán bộ y tế 194 người; trong đó có 47 bác sỹ, 135 y sỹ, 12 dược sỹ. Tính bình quân trong toàn thị xã khoảng 2.075 người dân có 01 bác sỹ; 100% xã, phường được công nhận chuẩn quốc gia về công tác y tế cơ sở. Công tác chăm lo sức khỏe nhân dân được đảm bảo.
*Văn hóa:
Các hoạt động văn hóa, thể thao phát triển mạnh góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống người dân. Thị xã có 64 di tích lịch sử văn hóa (trong đó 42 di tích được xếp hạng) và 49 lễ hội truyền thống được bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa. Công tác xây dựng Nhà văn hóa thôn, khu phố được quan tâm đầu tư, đã có hơn 70% thôn, khu phố có nhà văn hóa. Phong
trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được đẩy mạnh, hàng năm đều có trên 80% làng, khu phố đạt danh hiệu văn hóa…
2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng
Hệ thống hạ tầng đô thị từng bước được cải thiện, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư xây dựng và phát triểt như hệ thống giao thông, hệ thống điện, nước sạch, xử lý nước thải…Thị xã hiện có 121,82 km đường chí đô thị, 9 nhà máy nước sạch... Toàn bộ hệ thống hạ tầng xã hội được đầu tư bảo đảm quy chuẩn, tiêu chuẩn của ngành, từng bước đáp ứng các tiêu chuẩn của đô thị và tiêu chí nông thôn mới.
Đáng chú ý, các khu chức năng công cộng, thương mại, dịch vụ của đô thị được hình thành và mở rộng như: Khu hành chính, chính trị nằm trên đường tỉnh 277, khu thương mại dịch vụ trên trục đường trung tâm, khu du lịch văn hóa đền Đầm, khu Sơn lăng cấm địa, khu lưu niệm đồng chí Ngô Gia Tự và Nguyễn Văn Cừ... Các khu đô thị mới, khu dân cư như: Khu dân cư Phú Điền, khu đô thị Nam Từ Sơn, Bắc Từ Sơn, khu đô thị Dabaco, khu biệt thự liền kề Đồng Kỵ… được xây dựng đồng bộ cả về hạ tầng, công trình công cộng cũng như nhà ở. Bên cạnh đó, thị xã còn triển khai nhiều dự án xây dựng nhà ở cho các đối tượng là người có thu nhập thấp, công nhân các KCN với tổng diện tích sàn nhà ở lên tới hơn 160.000m2 đáp ứng cho gần 7.000 người được hưởng lợi.
2.1.2.4. Giá trị kinh tế và cơ cấu kinh tế
Trên địa bàn thị xã có 10 cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề, hiện có 579 doanh nghiệp đang hoạt động và 9 khu thương mại dịch vụ, làng nghề. Hằng năm, doanh thu chính từ các cụm công nghiệp chiếm hơn 70% tổng doanh thu của địa phương. Nghề mộc, đồ gỗ mỹ nghệ với các thương hiệu Phù Khê, Đồng Kỵ được biết đến không chỉ thị trường trong nước mà còn ở thị trường nước ngoài. Chính sách ưu đãi sau đầu tư của tỉnh và thị xã đã tạo
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và hộ cá thể mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Là một trong những trung tâm kinh tế tác động trực tiếp đến quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa của tỉnh nói riêng và cả vùng nói chung, thị xã Từ Sơn luôn giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Trong đó, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp từng bước phát triển nhanh theo hướng hiện đại và bền