Website xúc tiến du lịch thị xã Từ Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch làng nghề gỗ tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 89 - 92)

Thời gian qua thị xã Từ Sơn đã đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, thế mạnh của các làng nghề trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các cuộc khảo sát tiềm năng làm du lịch, thiết kế tour du lịch với sự tham gia của các doanh nghiệp dịch vụ lữ hành trong và ngoài tỉnh; các cuộc hội thảo chuyên đề về phát triển du lịch làng nghề, tham gia các Liên hoan

làng nghề truyền thống của vùng, khu vực để quảng bá thương hiệu, các sản phẩm, dịch vụ du lịch.

Phương thức tổ chức lễ hội truyền thống kết hợp với trải nghiệm du lịch làng nghề cũng được mở rộng nhằm thu hút du khách, tạo đầu ra cho sản phẩm...

3.4. Đánh giá chung về sự phát triển du lịch làng nghề của thị xã Từ Sơn

3.4.1. Những kết quả đạt được

Các làng nghề gỗ ở Từ Sơn, Bắc Ninh đến nay vẫn bảo tồn được các nguồn tài nguyên du lịch phong phú. Sản phẩm của các làng nghề hết sức đa dạng, mang những đặc trưng riêng. Các di tích làng nghề như đình, chùa, nhà thờ họ, khu tưởng niệm…còn lưu giữ bảo tồn nhiều kiến trúc cổ, đồ cổ có giá trị về văn hóa lịch sử. Gắn liền là rất nhiều lễ hội liên quan đến hoạt động sản xuất của làng nghề. Người dân làng nghề rất gần gũi thân thiện, lại còn chế biến ra nhiều món ăn đặc sắc mang hương vị đặc trưng của vùng quê và nền văn hóa vùng Kinh Bắc.

Hiện nay, nhiều làng nghề đã trở thành các điểm tham quan khá hấp dẫn và ngày càng thu hút được nhiều du khách. Kết quả điều tra tại ba làng nghề Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc cho thấy có trên 60 % ý kiến của du khách cho biết nếu có dịp mong muốn được trở lại làng nghề để mua sản phẩm, tham gia trải nghiệm quá trình sản xuất sản phẩm và khám phá những giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề.

Phát triển du lịch làng nghề gỗ là một trong những định hướng, quy hoạch trong phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh cũng như tại thị xã Từ Sơn. Các làng nghề gỗ Từ Sơn đã được xác định là điểm đến quan trọng, được đưa vào trong các chương trình/tour du lịch Bắc Ninh.

Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật ở các làng nghề đã và đang được đầu tư xây dựng, phần nào đáp ứng nhu cầu của địa phương và du khách.

Sản phẩm du lịch của các làng nghề gỗ đã được xúc tiến quảng bá thông qua các hoạt động của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Bắc Ninh, các công ty lữ hành trên địa bàn tỉnh.

3.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân

Việc phát huy các sản phẩm này cho mục đích du lịch còn nhiều hạn chế. Các sản phẩm của các làng nghề gỗ trên địa bàn thị xã có chất lượng chưa đồng đều, trình độ thẩm mỹ và tính thương mại của sản phẩm còn nhiều hạn chế nên sức cạnh tranh trên thị trường còn kém. Đặc biệt hàng thủ công mỹ nghệ chưa có nhiều sản phẩm phản ánh sinh động giá trị bản sắc văn hóa dân tộc và địa phương, nhiều sản phẩm còn sao chép của các nơi khác làm giảm tính hấp dẫn đối với du khách. Nhiều chủ cơ sở sản xuất do chạy theo lợi nhuận nên đã làm ảnh hưởng nhiều đến uy tín của những làng nghề truyền thống.

Cơ chế chính sách hỗ trợ các nguồn lực phục vụ cho du lịch làng nghề gỗ còn thiếu và chưa cụ thể, việc triển khai các chính sách còn chậm. Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật tuy đã được ưu tiên đầu tư, song vẫn chưa thể đáp ứng và đảm bảo nhu cầu phát triểndu lịch, đặc biệt là cơ sở hạ tầng giao thông. Ở hầu hết các làng nghề gỗ, thường có lịch sử hình thành lâu đời, hệ thống đường thường nhỏ hẹp khiến cho các phương tiện giao thông ra vào gặp nhiều khó khăn.

Hệ thống các khách sạn có sao tại địa bàn thị xã về cơ bản là ít hơn nữa cũng không có các khách sạn cao cấp để có thể thu hút KDL. Tại các làng nghề gỗ truyền thống về cơ bản là du khách không lưu trú mà đi về trong ngày, điều này chứng tỏ địa phương chưa có đầu tư về hệ thống nhà nghỉ, khách sạn, dịch vụ ăn uống để thu hút du khách ở lại lâu hơn.

Việc liên kết với các doanh nghiệp lữ hành vẫn còn hạn chế, việc quảng bá du lịch làng nghề gỗ vẫn còn chưa được phổ biến khách biết đến hình thức

du lịch làng nghể chủ yếu là du lịch tự phát theo nhóm nhỏ mà chưa được tổ chức bài bản thành các tour du lịch.

Theo kết quả khảo sát 150 khách du lịch nội địa tại 3 làng nghề Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc thì khách đến làng nghề chủ yếu qua tìm hiểu thông tin trên Internet chiếm từ 49%, qua báo đài chiếm từ 19% và qua bạn bè là 18%, không có khách được hỏi là biết thông tin qua quảng cáo. Điều này chứng tỏ hoạt động quảng bá, tuyền truyền về làng nghề đến khách vẫn chưa thực sự hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch làng nghề gỗ tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 89 - 92)