Số lượng các làng nghề thị xã Từ Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch làng nghề gỗ tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 61 - 65)

TT Tên làng nghề Ngành nghề Sản phẩm chính

1 Đa Hội Sắt thép Đúc, cán thép xây dựng, đinh, lưới thép

2 Đồng Kỵ Mộc mỹ nghệ Bàn, ghế, tủ,…

3 Phù Khê Thượng Mộc mỹ nghệ Bàn, ghế, tranh, sập,… 4 Phù Khê Đông Mộc mỹ nghệ Bàn, ghế, tủ,… 5 Hương Mạc Mộc mỹ nghệ Giường, tủ, bàn, ghế,… 6 Kim Thiều Mộc mỹ nghệ Bàn, hoành phi, câu đối, tranh,

tượng,…

7 Trang Hạ Mộc mỹ nghệ Bàn, hoành phi, câu đối, tranh, tượng,…

8 Mai Động Mộc mỹ nghệ Sập, giường, bàn, ghế,…

9 Hồi Quan Dệt Vải thô, khăn, gạc y tế,…

10 Tiêu Long Dệt Vải thô, khăn, gạc y tế,…

Nguồn:UBND thị xã Từ Sơn, 2019

3.2. Thực trạng phát triển du lịch làng nghề gỗ của thị xã Từ Sơn

3.2.1.Nội dung phát triển du lịch làng nghề gỗ của thị xã Từ Sơn

3.2.1.1. Sản phẩm du lịch

Trong các chương trình du lịch đến với làng nghề gỗ của thị xã Từ Sơn đã được đưa vào khai thác thì có một số hoạt động chính sau: Hoạt động tham quan không gian văn hóa làng nghề; Tham quan khu trải nghiệm tại làng nghề; Hoạt động tham quan mua sắm.

*Tham quan không gian văn hóa làng nghề

(1). Làng nghề Đồng Kỵ

Với địa thế thuận lợi nằm bên bờ sông Ngũ Huyện Khê “trên bến dưới thuyền” và trục đường giao thông chính, nên từ rất sớm người dân nơi đây chịu thương chịu khó, năng động, sáng tạo. Đồng Kỵ không những nổi tiếng trong dân gian là đất buôn, đất làng nghề thủ công mộc mỹ nghệ, mà còn là quê hương yêu nước, cách mạng, được kết tinh, phản ánh ở quần thể di tích đền, đình, chùa cổ kính thâm nghiêm hàng trăm năm tuổi.

Quần thể di tích đền, đình, chùa Đồng Kỵ nằm ở phía Tây nam của làng, thành một dải dài bên bờ sông, rộng đến vài ha, bao quanh là ao, hồ, rừng cây cổ thụ như: đa, đề, si, sưa… cảnh quan đẹp tuyệt.

- Đền Đồng Kỵ vốn được khởi dựng từ lâu đời gắn với thuở khai ấp lập làng của người dân, là nơi Thần (Thánh) an vị hàng ngày, thờ Đức Thánh “Thiên Cương” có công đánh giặc Ân vào thời Hùng Vương. Trải nhiều thời, ngôi đền đã qua nhiều lần trùng tu tôn tạo, dấu ấn còn lại là thời vua Tự Đức

- Đình Đồng Kỵ: công trình kiến trúc nghệ thuật của thời Hậu Lê (thế kỷ XVIII) đẹp nổi tiếng còn bảo lưu được nguyên vẹn đến ngày nay. Trên câu đầu của Tiền tế còn nguyên dòng chữ Hán của năm dựng đình “Cảnh Hưng lục niên” (tức năm 1745). Ngôi đình có quy mô kiến trúc to lớn, kết cấu kiểu chữ “Công” gồm 3 tòa: Tiền tế 3 gian 2 chái, Thiêu hương 3 gian và Hậu cung 3 gian 2 chái, mái ngói đao vút uốn lượn duyên dáng. Bộ khung bằng gỗ lim, hệ thống cột cái to khỏe vững chắc chu vi hơn 2,0 m, ván sàn, lòng giếng. - Chùa Đồng Kỵ: Ngôi chùa được dân làng khởi dựng từ lâu đời để thờ Phật và đã qua nhiều lần trùng tu tôn tạo, dấu ấn cổ còn lại là vào thời vua Khải Định. Chùa Đồng Kỵ, gồm nhiều công trình như: Gác chuông, Tam Bảo, Hậu đường, nhà Tổ, nhà Khách, vườn Tháp. Hệ thống tượng thờ của chùa cổ kính và phong phú.

(2). Làng nghề Phù Khê

-Khu di tích lưu niệm về đồng chí tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ: Khu di tích lưu niệm về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đông chí Nguyễn Văn Cừ được xây dựng tại làng Phù Khê, ngay chính khu vực nhà ở xưa của gia đình, bao gồm nhà lưu niệm và khu trưng bày. Nhà lưu niệm là công trình phục dựng lại ngôi nhà xưa theo nguyên mẫu trên nền đất cũ, gồm nhà chính 5 gian, nhà bếp, cổng, sân vườn và tường rào tre. Khu di tích lưu niệm đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử - cách mạng quốc gia năm 1989.

Một số sản phẩm của làng nghề Phù Khê:

- Các sản phẩm truyền thống: chạm rồng, tạc tượng, tác con giống,… - Sản phẩm mộc mỹ nghệ: sập, tủ, bàn, ghề, hương án, bình phong,… Nghề mộc Phù Khê không những có từ lâu đời mà còn đa dạng phong phú đạt đến trình độ tinh xảo, nghệ thuật: Từ việc dựng nhà ở, làm đình chùa, làm đồ gia dụng, làm đồ thờ tự cho đến sáng tác ra những tác phẩm nghệ thuật như: Tượng, tranh với nhiều thể loại và đề tài.

Làng nghề Phù Khê nổi tiếng với các sản phẩm gỗ mỹ nghệ như: chạm khắc Rồng, đồ thờ cúng cho đến đồ gia dụng, bàn ghế, tủ quần áo,… Các sản phẩm của Phù Khê được khách hàng trên cả nước yêu thích và tin tưởng lựa chọn không chỉ bởi thiết kế đẹp, tinh tế mà chất lượng còn rất bền bỉ.

Hiện nay để phục vụ cho du lịch làng nghề thì Phù Khê cũng sản xuất một số sản phẩm đồ gỗ chạm khắc tinh xảo, nhỏ gọn, dễ dàng mang đi cho khách du lịch như: khay bánh kẹo bằng gỗ, các sản phẩm trang trí đồ gỗ trong phòng ngủ, phòng khách,….

(3). Làng nghề Hương Mạc

- Tiết Nghĩa Từ: là công trình thờ Tiến sĩ Đàm Thận Huy: Di tích "Tiết Nghĩa Từ" đã được nhà nước cấp bằng di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1988.

- Đền thờ Đàm Quốc Sư: Công trình hiện nay là kết quả tu bổ lớn của gia tộc vào năm 1950 gồm hai tòa tiền đường và hậu đường, mỗi tòa 5 gian, bình đồ chữ nhị, kiểu thức chống giường, kẻ chàng, trang trí điêu khắc truyền thống. Di tích đã được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1988.

- Trạng Nguyên Từ:Đó là đền thờ Trạng Nguyên Nguyễn Giản Thanh, tục gọi là Trạng Me vì ông là người làng Me tức làng Hương Mạc. Được nhà nước công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia năm 1989.

*Tham quan trải nghiệm tại làng

Tại đây khách du lịch sẽ được nghe giới thiệu, thuyết minh về toàn bộ quy trình sản xuất ra các sản phẩm của làng nghề như điêu khắc tranh, bàn, ghế,.., được tận mắt quan sát các khâu khác nhau của quá trình tạo ra một sản phẩm; được ngắm nhìn các sản phẩm thô khi chưa được đánh bóng; được giao lưu, trò chuyện, trao đổi trực tiếp với những nghệ nhân nổi tiếng, giàu kinh nghiệm trong nghề. Và du khác sẽ được tự mình tham gia vào mọt công đoạn nào đó trong quá trình làm ra một sản phẩm.

*Hoạt động tham quan mua sắm tại làng nghề

Sau khi xem xét quá trình tạo ra sản phẩm tại các cơ sở, khách hàng sẽ được đến tham quan cửa hàng để ngắm nhìn những sản phẩm hoàn thiện. Đồng thời tại đây du khách sẽ được tham quan tất cả các sản phẩm với đủ kích cỡ, chủng loại khác nhau. Từ đó họ có thể chọn mua cho mình, cho người thân, bạn bè những sản phầm mà họ ứng ý, phù hợp với túi tiền của mình.

* Một số chương trình du lịch tại các làng nghề

(1). Chương trình 1: TP. Bắc Ninh – Yên Phong – Tiên Du – Từ Sơn

Lộ trình: Đường quốc lộ 1A. Thời gian: 01 ngày

Phương tiện: ô tô

Buổi sáng: Xuất phát từ Bắc Ninh đi thăm làng giấy Đống Cao về Tiên Du thăm làng gia công tơ tằm Đình Cả.

Ăn, nghỉ trưa tại Từ Sơn.

Buổi chiều: Thăm làng mộc Đồng Kỵ. Kết thúc chương trình 1 trả khách tại Bắc Ninh.

(2). Chương trình 2: Thành phố Bắc Ninh – Tiên Du – Từ Sơn

Lộ trình: đường quốc lộ 1A Thời gian: 01 ngày

Buổi sáng: Xuất phát từ Bắc Ninh đi thăm làng gia công tơ Đình Cả - Nội Duệ, thăm dệt Tương Giang.

Ăn, nghỉ trưa tại Từ Sơn

Buổi chiều: Đi thăm làng đồ gỗ Đồng Kỵ, trạm khắc Phù Khê.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch làng nghề gỗ tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)