TT Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống 61 40,67
2
Các dịch vụ lưu trú, ăn uống đa dạng, chất lượng
tốt, giá cả phù hợp 3 2,00
3 Văn hóa truyền thống giàu bản sắc 19 12,67 4 Người dân thân thiện, cởi mở, an ninh tốt 54 36,00 5 Có thể tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất 13 8,67
Nguồn: Kết quả phỏng vấn khách du lịch, 2020
Theo kết quả khảo sát 150 KDL nội địa tại 3 làng nghề Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc thì phần lớn KDL đến làng nghề để chiêm ngưỡng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống (40,67%), muốn xem xét văn hóa truyền thống giàu bản sắc (12,67%), muốn tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất ra sản phẩm (8,67%). Tuy nhiên, khách đến xem và tham gia vào thử nghiệm làm thì nhiều, nhưng ít mua sản phẩm vì sản phẩm gồ chưa phù hợp với khách. Cụ thể, sản phẩm lưu niệm và trưng bày ở đây còn ít, đơn điệu; thêm nữa là thường to, cồng kềnh, khó mang theo.
3.2.1.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch *Giao thông
Cơ sở hạ tầng ở 03 làng nghề gỗ tương đối phát triển. Hệ thống đường giao thông đã được bê tông hóa, tạo cho bộ mặt của làng nghề khang trang đẹp đẽ, đặc biệt là tạo điều kiện cho khách đến được thuận tiện, dễ dàng hơn. Tuy nhiên, do các làng phát triển từ lâu nên đường vào làng còn nhỏ, hẹp. Hệ thống điện đã được đầu tư từ lâu và khá kiên cố, đảm bảo an toàn cho quá
trình sản xuất, sinh hoạt cũng như phục vụ du lịch. Nguồn nước ở đây chủ yếu được dùng bằng giếng khoan, khá sạch sẽ và đảm an toàn vệ sinh. Tuy nhiên do xây dựng chưa đầy đủ, đồng bộ dẫn đến hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của các làng nghề.
Phần lớn hệ thống đường giao thông trong các làng nghề được cứng hóa lên đến 100% chủ yếu là đường bê tông, đường nhựa đáp ứng nhu cầu đi lại và phục vụ sản xuất trong làng nghề nhưng do hiện trạng các tuyến đường làng thường nhỏ, rộng từ 2-4m nên các phương tiên đi lại vào các đoạn làng nghề hay bị ùn tắc, bên cạnh đó cùng với sự bày bán, tập kết vật liệu trên vỉa hè, lòng đường gây ra ách tắc giao thông thường xuyên.
Cơ sở vật chất của các đơn vị sản xuất trong các làng nghề qua điều tra cho thấy, quy mô về cơ sở vật chất của các đơn vị sản xuất tùy thuộc vào ngành nghề sản xuất. Ở đây, hầu hết các hộ sản xuất sử dụng nhà ở làm nơi sản xuất. Quy mô vốn bình quân của một hộ có mức từ 50 triệu đồng đến trên 200 triệu đồng.
Do đặc thù sản phẩm nên trình độ sản xuất của 3 làng nghề này chủ yếu là lao động thủ công với công nghệ truyền thống. Việc ứng dụng công nghệ hiện đại (cơ giới hóa) ở đây được áp dụng trong một số công đoạn để vừa giảm bớt sức lao động vừa tăng năng suất lao động, đồng thời tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
* Hệ thống xử lý rác thải
Hệ thống xử lý rác thải ở các làng nghề hiện nay chưa có, việc xử lý chỉ dừng lại ở việc thu gom và chôn lấp, tuy nhiên do lượng rác thải rất nhiều, trong đó có cả rác thải công nghiệp, rác thải rắn từ gỗ…Chính vì vậy hiện tượng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề truyền thống ngày càng tăng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường du lịch.
Theo kết quả khảo sát 150 KDL tại 3làng nghề Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc về hạ tầng du lịch làng nghề thì hệ thống thông tin liên lạc được
đánh giá cao nhất với tỷ lệ 91,33% KDL đánh giá tốt, tiếp đén là hệ thống ngân hàng, viễn thông, y tế, hệ thống giao thông công cộng. Tuy nhiên hệ thống nhà hàng, khách sạn thì tỷ lệ đánh giá không tốt và bình thường vẫn còn ở mức cao.