Tổng quan các tài liệu nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch làng nghề gỗ tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 32 - 35)

1.1.5 .Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triểndu lịch làng nghề

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.3. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu có liên quan

Nguyễn Thị Huệ (2012), Phát triển du lịch làng nghề của tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sỹ, Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Các lý thuyết được nghiên cứu bao gồm các lý thuyết tổng quan về du lịch, làng nghề và phát triển du lịch làng nghề. Thông qua phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp và khảo sát thực tiễn, tác giả đi sâu nghiên cứu thực trạng du lịch làng nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương về số lượng khách du lịch, công tác quản lý, hệ thống sản phẩm làng nghề, khả năng liên

kết giữa các làng nghề với công ty du lịch cũng như những mặt hạn chế tồn tại của các làng nghề. Kết luận đưa ra là phát triển du lịch làng nghề ở tỉnh Hải Dương cần có sự liên kết giữa các công ty lữ hành và các làng nghề truyền thống trên địa bàn và sự quan tâm hơn nữa của các cơ quan quản lý đối với công tác quy hoạch làng nghề và đào tạo kỹ năng du lịch cho người dân địa phương. [11]

Vũ Thị Thúy (2010), Nghiên cứu phát triển du lịch làng gốm Phù Lãng ở Bắc Ninh , Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Trong luận văn, tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về làng nghề, du lịch làng nghề và những điều kiện phát triển du lịch làng nghề ở làng gốm Phù Lãng. Tác giả cũng đã tiến hành khảo sát thực tế quy trình sản xuất gốm, các tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất phục vụ du lịch đồng thời kết hợp với nghiên cứu tài liệu thứ cấp từ các báo cáo khoa học để chỉ ra rằng làng gốm Phù Lãng là một địa danh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, trong tương lai không xa cần có những kế hoạch và quy hoạch cụ thể để thu hút du khách đến tham quan. [21]

Trần Thị Minh Nguyệt (2008), Quản lý nhà nước với phát triển nghề và làng nghề Hà Tây giai đoạn hiện nay, Trường Đại học Thương Mại. Tác giả đã nghiên cứu các lý thuyết tổng quan về nghề truyền thống, làng nghề, vai trò của làng nghề với kinh tế, văn hoá, xã hội và các nhân tố ảnh hưởng đến nó. Thông qua các phương pháp thu thập dữ liệu từ các báo cáo khoa học, Internet, tạp chí kết hợp với khảo sát thực tế, luận văn đã chỉ ra được những mặt thành công và hạn chế trong việc phát triển nghề và làng nghề Hà Tây trong giai đoạn hiện nay và những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong thời gian tới.[13]

Những công trình nghiên cứu trên đây tập trung về các khía cạnh phát triển làng nghề, nghề truyền thống, phát triển du lịch làng nghề, xây dựng khu du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp, nông thôn ở các địa phương khác nhau

trên cả nước trong khoảng thời gian 2008 – 2012. Thông qua các phương pháp chính là thu thập và xử lý dữ liệu, các nghiên cứu trên đã chỉ ra được những mặt thành công và những khó khăn trong công tác phát triển sản phẩm truyền thống, phát triển làng nghề và quy hoạch du lịch làng nghề đồng thời đề xuất các hướng giải pháp trong thời gian tới. Khác với các nghiên cứu trên, ở đề tài này tác giả nghiên cứu giải pháp phát triển du lịch làng nghề gỗ tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh cách trực diện và toàn diện nhất, tức là tác giả hệ thống hóa bổ sung, làm rõ thêm một số vấn đề lý luận thực tiễn; tâp̣ trung nghiên cứu trên địa bàn thị xã Từ Sơn và đưa ra các giải pháp cho thị xã Từ Sơn về vấn đề phát triển du lịch làng nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch làng nghề gỗ tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)