Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch làng nghề gỗ tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 44 - 47)

2.2.1.1. Nghề mộc, chạm khắc gỗ mỹ nghệ Phù Khê

Phù Khê là một xã của thị xã Từ Sơn, nằm ở phía tây thị xã, cách Trung tâm thị xã 4km theo đường tỉnh lộ 271. Xã có tổng diện tích tự nhiên là 347,84 ha, đất canh tác: 235,77ha, dân số 20.843 người (2019). Phía Bắc giáp xã Hương Mạc. Phía Nam giáp xã Châu Khê. Phía Đông giáp xã Đồng Quang. Phía Tây giáp xã Vân Hà, Dục Tú (huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội).

Trải qua trường kỳ lịch sử địa giới hành chính, diện mạo, tên gọi của các làng xã ở Phù Khê có nhiều thay đổi. Trước năm 1945, Phù khê được chia theo đơn vị hành chính gồm 3 xã: Phù Khê, Nghĩa Lập và Tiến Bào thuộc tổng Nghĩa lập, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc ninh. Trong đó 2 xã Tiến Bào và Nghĩa lập được xây dựng theo mô hình nhất xã nhất thôn” còn Phù Khê lại được xây dựng theo mô hình nhất xã nhị thôn” bao gồm Phù Khê Thượng và Phù Khê Đông. Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, tháng 4/1946 hai thôn Nghĩa Lập và Tiến Bào hợp nhất lấy tên là xã Nghĩa Tiến.

Ngày 9/7/1949, theo Quyết định số 422/PC/2 của Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu I, hai xã Nghĩa Tiến và Phù Khê hợp nhất lấy tên là xã Nghĩa Khê tiến, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Ngày 27/10/1962, Quốc hội khóa II ra Nghị quyết hợp nhất 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc. Ngày 14/3/1963, Hội đồng chính phủ ra Quyết định số 25/QĐ hợp nhất 2 huyện Từ Sơn và Tiên Du thành huyện Tiên Sơn. Xã Nghĩa Khê Tiến thuộc huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc. Tháng 10/1967 xã Nghĩa Tiến Khê được đổi thành xã Nghĩa khê, năm 1976 đổi thành xã Phù Khê

Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã quyết định phê chuẩn việc tái lập 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Ngày 01/01/1997 tỉnh Bắc Ninh chính thức hoạt động theo đơn vị hành chính mới. Tháng 9/1999, huyện Từ Sơn được tái lập, xã Phù Khê thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Hiện nay, Phù Khê, gồm có 3 làng Phù Khê, Tiến Bào và Nghĩa Lập. [26]

2.1.1.2. Làng làm đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ

Đồng Kỵ trước đây có tên nôm là Cời, thuộc xã Đồng Quang huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc. Sau tái lập tỉnh, từ 1997 đến tháng 8/1999 thuộc Xã Đồng Quang, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Từ tháng 9/1999 thuộc xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Năm 2008, theo quyết định thành lập thị xã Từ Sơn, chia tách xã Đồng Quang thành phường Trang

Hạ và phường Đồng Kỵ. Hiện nay, phường Đồng Kỵ thuộc thị xã Từ Sơn, gồm có 7 khu phố chính, với số dân 12.806 người.

Trong quá trình hình thành và phát triển nghề đồ gỗ mỹ nghệ cần phải khẳng định vai trò lớn lao của một số người dân làng Đồng Kỵ đã lựa chọn việc sản xuất, buôn bán và mời nghệ nhân nơi khác về làm các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ đồng thời đào tạo nghề cho con em trong làng. Điều đặc biệt, là khi đã biết nghề, người dân Đồng Kỵ không muốn làm thợ đơn thuần mà làm ông chủ. Họ sẵn sàng vay vốn, mở xưởng, thuê lao động có tay nghề ở các làng nghề nơi khác về làm tại gia đình. Với suy nghĩ và cách làm như vậy, số hộ sản xuất, kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ ở Đồng Kỵ tăng nhanh, thị trường làng nghề phát triển mạnh trong lẫn ngoài nước. Có thể nói, Đồng Kỵ là một làng thủ công điển hình về sự biết kết hợp tay nghề sản xuất và tư duy thương mại. [25]

2.1.1.3. Làng làm đồ gỗ mỹ nghệ Hương Mạc

Xã Hương Mạc ở phía Tây Bắc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, phía Đông Bắc giáp phường Đồng Kỵ, phía Tây giáp xã Vân Hà ( huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội), phía Đông Nam giáp xã Phù Khê, phía Bắc giáp các xã Văn Môn, Đông Thọ (huyện Yên Phong). Diện tích tự nhiên có 557,66 ha; dân số 15.529 người (năm 2019), xã gồm 06 thôn; Hương Mạc, Mai Động, Kim Thiều, Kim Bảng, Đồng Hương, Vĩnh Thọ.

Trải qua quá trình lịch sử, đến nay địa danh và địa giới hành chính của xã Hương Mạc có nhiều thay đổi.

Nghề truyền thống ở Hương Mạc nhanh chóng nhân rộng sang các làng bên là Làng Thượng, Làng Đông (Phù Khê), Làng Ông (Vân Hà), Làng Đồng Kỵ (Đồng Quang). Sau này do lợi thế về địa điểm mua bán, người ta đã biết đến làng Đồng Kỵ nhiều hơn với các sản phẩm gỗ mỹ nghệ truyền thống, tuy nhiên những sản phẩm này vẫn còn mang nhiều dấu ấn của quê gỗ Hương Mạc do bàn tay của các nghệ nhân xưa còn truyền lại đến ngày nay. [27]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch làng nghề gỗ tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)