Nguồn nhân lực phục vụ du lịch tại làng nghề gỗ Từ Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch làng nghề gỗ tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 68 - 70)

TT Nội dung 2017 2018 2019 So sánh (%) TĐPTBQ (%) Số người Số người Số người 18/17 19/18 1 Làng Đồng Kỵ 70 85 121 121,43 142,35 131,48

1.1 Đại học và trên đại

học 12 16 25 133,33 156,25 144,34

1.2 Cao đẳng, trung cấp 21 28 47 133,33 167,86 149,60

1.3 Đào tạo khác 37 41 49 110,81 119,51 115,08

2 Làng Phù Khê 56 81 107 144,64 132,10 138,23

2.1 Đại học và trên đại

học 7 11 17 157,14 154,55 155,84

2.2 Cao đẳng, trung cấp 15 19 27 126,67 142,11 134,16

2.3 Đào tạo khác 34 51 63 150,00 123,53 136,12

3 Làng Hương Mạc 75 84 117 112,00 139,29 124,90

3.1 Đại học và trên đại

học 12 13 15 108,33 115,38 111,80

3.2 Cao đẳng, trung cấp 18 24 34 133,33 141,67 137,44

3.3 Đào tạo khác 45 47 68 104,44 144,68 122,93

Tổng 201 250 345 124,38 138,00 131,01

Nguồn:UBND phường Đồng Kỵ, xã Hương Mạc, xã Phù Khê, 2017-2019

Số lượng lao động phục vụ ngành du lịch tại 3 làng nghề nghiên cứu nhìn chung đều có xu hướng tăng lên, trong đó nhiều nhất là tại làng nghề Đồng Kỵ với TĐPTBQ qua 3 năm đạt 131,38%. Hầu hết trình độ lao động tại các làng nghề là các lao động phổ thông, lao động nghề, số người có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ nhỏ. Vì một số lao động tại các làn nghề vẫn tham gia vào quá trình sản xuất, có một số ít có trình độ đại học và trên đại học đều tham gia vào công tác quản lý, phát triển du lịch. Đồng thời việc hoạt động du lịch của người dân và các cơ sở sản xuất tại các làng nghề gần

như mang tính tự phát, không được đầu tư và đào tạo kỹ năng làm du lịch một cách chuyên nghiệp và bài bản.

3.2.1.4. Dịch vụ hỗ trợ du lịch * Dịch vụ vận chuyển, lữ hành

Dịch vụ vận chuyển bảo đảm yêu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Phương tiện vận chuyển khách du lịch chuyên ngành với gần 500 xe ô tô các loại, chất lượng phương tiện được tăng cường đổi mới thường xuyên; nhiều công ty taxi do các cá nhân đầu tư, thành lập phần nào đáp ứng phục vụ kịp thời nhu cầu đi lại của khách du lịch. Trên địa bàn thị xã Từ Sơn bắt đầu xuất hiện phương tiện vận chuyển khách bằng xe ngựa trong các tour du lịch ngắn, điều này tạo nên sự thuận tiện cũng như tínhhấp dẫn cho du khách đến với các làng nghề.

Hiện nay trên địa bàn thị xã Từ Sơn có 01 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế; 03 cơ sở kinh doanh lữ hành nội địa (01 công ty cổ phần và 02 công ty TNHH).

*Cơ sở lưu trú

Ngành du lịch Bắc Ninh cũng như các cấp trong đó có thị xã Từ Sơn không ngừng nâng cấp, xây mới khách sạn, nhà nghỉ phục vụ khách du lịch. Nhìn chung số lượng khách sạn, nhà nghỉ của các thành phần kinh tế tăng nhanh cả về số lượng và quy mô.

Hiện nay, tại thị xã Từ Sơn có 132 khách sạn, nhà nghỉ có thể đưa vào phục vụ kinh doanh du lịch. Trong đó chỉ có 6 cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng, có 02 khách sạn 2 sao và 04 khách sạn 1 sao được Tổng cục Du lịch công nhận. Khách sạn 5 sao, 4 sao, 3 sao hiện chưa có. Điều này cũng là một hạn chế không thu hút được KDL đến với các làng nghề tại Từ Sơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch làng nghề gỗ tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)