Số lần khách đến làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch làng nghề gỗ tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 75)

Nguồn: Kết quả phỏng vấn khách du lịch, 2020 3.2.1.2. Doanh thu từ dịch vụ du lịch

Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh mức chi tiêu bình quân cho một lần đi du lịch của khách quốc tế đạt 76 USD (khoảng 1,5 triệu đồng) và của khách du lịch nội địa đạt 23USD (khoảng 500.000 đồng), đây là mức chi tiêu khá cao so với các địa phương khác trong trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận.

Trong đó:

- Khách du lịch quốc tế chi 450.000VND cho dịch vụ lưu trú; 380.000VND cho ăn uống; 250.000VND cho vận chuyển đi lại; 420.000VND cho hoạt động tham quan, mua sắm...

- Khách du lịch nội địa chi trung bình 190.000VND cho dịch vụ lưu trú; 150.000 VND cho ăn uống; còn lại là cho các hoạt động khác.

Tuy nhiên, khách du lịch (bao gồm cả khách quốc tế và khách nội địa) lưu trú ở làng nghề tương đối ngắn, trung bình chỉ khoảng 0,9 - 1,4 ngày... Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do các làng nghề tại thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh tương đối gần với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, điều kiện đi lại cũng không khó khăn nên số khách đi từ Hà Nội thường chỉ đến thăm quan các

làng nghề sau đó quay trở về Hà Nội hoặc đến các tỉnh như Hải Phòng, Quảng Ninh để nghỉ. Bên cạnh đó, tại thị xã Từ Sơn lại có ít hệ thống cơ sở lưu trú chất lượng cao, ít hoạt động vui chơi giải trí và các dịch vụ bổ sung khác nên đa phần khách du lịch chỉ tham quan du lịch tại Bắc Ninh trong ngày mà không lưu trú qua đêm (khách vãng lai), chiếm khoảng 70% trong tổng lượng khách.

Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch của các làng nghề gỗ Từ Sơn có xu hướng tăng qua 3 năm với TĐPTBQ đạt 121,03%.

Ta thấy tổng doanh thu của làng nghề Đồng Kỵ chiếm tỷ lệ lớn nhất của 3 làng điểu tra, sở dĩ lượng doanh thu lớn nhất là do làng nghề Đồng Kỵ có nhiều KDL hơn so với hai LN còn lại.

* Doanh thu tính theo loại khách du lịch:

Bảng 3.8: Doanh thu từ hoạt động du lịch làng nghề theo loại khách

TT Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh (%) TĐPTB Q (%) Giá trị (tr.đồng) Giá trị (tr.đồng) Giá trị (tr.đồng) 18/17 19/18 1 Làng Đồng Kỵ 5.925 7.476 9.723 126,18 130,06 128,10 1.1 Khách quốc tế 1.397 1638 2.642 117,29 161,26 137,53 1.2 Khách nội địa 4.529 5838 7.082 128,92 121,30 125,05 2 Làng Phù Khê 4.179 4.701 5.445 112,49 115,83 114,15 2.1 Khách quốc tế 906 1024,5 1.232 113,08 120,20 116,59 2.2 Khách nội địa 3.273 3676,5 4.214 112,33 114,61 113,46 3 Làng Hương Mạc 3.744 4.383 5.118 117,07 116,77 116,92 3.1 Khách quốc tế 890 1036,5 1.092 116,53 105,35 110,80 3.2 Khách nội địa 2.855 3346,5 4.026 117,24 120,30 118,76 Tổng 13.848 16.560 20.286 119,58 122,50 121,03

Nguồn:UBND phường Đồng Kỵ, xã Hương Mạc, xã Phù Khê, 2017-2019

Nếu phân theo loại khách thì doanh thu từ khách nội địa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu, có xu hướng tăng qua nhanh qua 3 năm. Sở dĩ có tốc độ

tăng như vậy là do các năm 2017, 2018 có thêm nhiều cơ sở ăn uống, lưu trú, vui chơi giải trí giúp cho du khách có nhiều sự lựa chọn hơn.

*Doanh thu tính theo các dịch vụ kinh doanh:

Bảng 3.9: Doanh thu dịch vụ du lịch làng nghề theo các dịch vụ kinh doanh theo các dịch vụ kinh doanh

TT Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh (%) TĐPTBQ (%) Giá trị (tr.đồng) Giá trị (tr.đồng) Giá trị (tr.đồng) 18/17 19/18 1 Làng Đồng Kỵ 5.925 7.476 9.723 126,18 130,06 128,10 1.2 Ăn uống 2.301 2.994 3.493 130,12 116,67 123,21 1.3 Vận chuyển 988 1.246 1.731 126,18 138,92 132,40 1.4 Mua sắm 2.637 3.236 4.499 122,74 139,03 130,63 2 Làng Phù Khê 4.179 4.701 5445 112,49 115,83 114,15 2.2 Ăn uống 1.059 1.191 1.397 112,46 117,30 114,86 2.3 Vận chuyển 697 794 908 113,92 114,36 114,14 2.4 Mua sắm 2.423 2.716 3.140 112,09 115,61 113,84 3 Làng Hương Mạc 3.744 4.383 5.118 117,07 116,77 116,92 3.2 Ăn uống 948 1.110 1.249 117,09 112,52 114,78 3.3 Vận chuyển 624 731 893 117,15 122,16 119,63 3.4 Mua sắm 2.172 2.542 2.976 117,03 117,07 117,05 Tổng 13.848 16.560 20.286 119,58 122,50 121,03

Nguồn:UBND phường Đồng Kỵ, xã Hương Mạc, xã Phù Khê

Nếu phân theo các dịch vụ kinh doanh thì mua sắm chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp đến là dịch vụ ăn uống, các dịch vụ khác như vận chuyển, hoạt động của các công ty lữ hành chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Các dịch vụ đều có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, một phần là do số lượng du khách ngày càng tăng, một phần là do các doanh nghiệp đa dạng hóa các loại hình dịch vụ du lịch giúp cho du khách có thể vui chơi, giải trí, thư giãn.

3.2.2.3.Thời gian lưu trú trung bình

Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh ngày lưu trú trung bình của khách nội địa do các cơ sở lữ hành phục vụ có xu hướng tăng nhưng không đáng kể, chỉ dao động từ 1,2 - 1,5 ngày. Trong đo số ngày lưu trú của du khách từ 1-2 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất là 55,4%, từ 3-5 ngày chiếm tỷ lệ 27,8% và trên 5 ngày chiếm tỷ lệ 16,8%. Như vậy có thể thấy thời gian lưu trú của KDL tại Bắc Ninh cũng như tại thị xã Từ Sơn vẫn còn rất ngắn, trong thời gian tới cần có biện pháp phát triển thêm các sản phẩm du lịch để tăng thời gian lưu trú của KDL.

Biểu đồ 3.3: Thời gian lưu trú trung bình của du khách tại Bắc Ninh

Nguồn: Sở VH TT&DL Bắc Ninh

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch làng nghề

3.3.1.Nhóm yếu tố chủ quan

3.3.1.1.Nhân tố về môi trường

Hiện nay, làng nghề gỗ Từ Sơn hầu như chưa có sự đầu tư công nghệ cho vấn đề giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Lượng nước thải và bã thải hàng năm rất lớn nhưng không qua xử lý.

Điều tra cho thấy quá trình phát sinh các loại hình chất thải rắn của sản xuất mặt hàng gỗ ngoài môi trường với từng mức độ khác nhau của mỗi cơ

55.40% 27.80%

16.80%

sở. Môi trường làm việc bị đe dọa bởi bụi, tiếng ồn, khí độc, hóa chất. Môi trường sống bị ảnh hưởng bởi nước thải và khí thải. Rác thải tràn ngập không có thu gom xử lý, vì vậy một số làng nghề gỗ Từ Sơn đang đứng trước thực trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động.

Hoạt động sản xuất của làng nghề đã có những ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng môi trường. Tất cả những vấn đề nêu trên gây ảnh hưởng rất lớn tới môi trường sống của người dân trong làng nghề.

Thứ nhất: Tác động tới môi trường đất, nước, không khí. Tải lượng các loại chất thải từ các hoạt động sản xuất trong 1 ngày của các làng nghề Từ Sơn qua điều tra cho thấy: nước thải của làng nghề này không được xử lý và xả thẳng ra cống rãnh, cống rãnh và rác thải sinh hoạt, bãi chôn lấp rác thải. Môi trường đất chịu tác động của các chất độc hại từ các nguồn thải đổ bừa bãi và nước mưa bị nhiễm bẩn ngấm xuống.

Thứ hai: Tác động tới môi trường sinh thái - cảnh quan. Các hoạt động sản xuất của làng nghề đã làm ô nhiễm và thay đổi hoàn toàn môi trường sinh thái, cảnh quan khu vực. Vật tư, sản phẩm và các loại chất thải đổ xung quanh nơi sản xuất và cả trên đường giao thông; các nhà ở và xưởng xen nhau, bụi, mức ồn cao và liên tục..., đã tạo nên một khung cảnh hỗn loạn và ô nhiễm.

Thứ ba: Môi trường lao động. An toàn và sức khoẻ của nguời lao động trong làng nghề không được đảm bảo. Số giờ làm việc liên tục trung bình mỗi ngày 10 - 12 giờ trong điều kiện diện tích làm việc chật hẹp, mức ô nhiễm cao. Trong các nhà xưởng không có sự chuẩn bị nào cho an toàn cháy nổ, mặc dù ở khắp làng đều tiềm tàng những nguy cơ gây cháy do nguyện vật liệu là các sản phẩm dễ cháy không được bảo quản đúng quy định.

Thứ tư: Tác động tới sức khoẻ cộng đồng. Tất cả các yếu tố trên tác động trực tiếp và thường xuyên tới người lao động và dân cư trong làng nghề. Các loại bệnh đường hô hấp, ngoài da... chiếm tỷ lệ lớn tổng số dân cư trong

khu vực làng nghề. Đặc biệt là tỷ lệ mắc các bệnh trên ở nhóm người tham gia sản xuất và không tham gia sản xuất tương đương nhau.

3.3.1.2.Hoạt động sản xuất của làng nghề *Lực lượng lao động trong làng nghề:

Lực lượng lao động tại các làng nghề thủ công ở Từ Sơn có sự chênh lệch, có những làng nghề thủ công truyền thống 100% dân số đều làm thủ công cổ truyền. Bình quân lực lượng lao động trong các nghề thủ công tại các làng nghề thủ công truyền thống ở Từ Sơn chiếm 60% tổng lao động. Tỉ lệ lao động làm trong dịch vụ phục vụ khách du lịch là 2 người/1 khách.

Hiện này chủ yếu mới chỉ là người dân địa phương làm du lịch, chưa trang bị các kĩ năng cần thiết, chưa được đào tạo về chuyên ngành du lịch. Chưa có các chính sách hợp lý cung cấp kinh phí cho đào tạo nguồn nhân lực du lịch làng nghề, nguồn tài chính đào tạo nhân lực hàng năm cũng chỉ tập trung vào đào tạo nghề thủ công truyền thống.

Đặc trưng lực lượng lao động trong ngành du lịch tại các làng nghề là tính kỉ luật và tác phong công nghiệp chưa cao. Đội ngũ lao động trong ngành chưa thực sự ổn định do tính mùa vụ trong hoạt động du lịch cao. Ngay trong hoạt động sản xuất hàng năm của các đơn vị, doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công truyền thống cũng vậy. Tỉ lệ lao động trung bình năm là 40% tổng số lao động, mức độ lao động giữa mùa vụ và không chính vụ chênh lệch nhau khoảng 30 người/1 đơn vị, bao giờ cũng vậy khi vào mùa vụ sản xuất nông nghiệp chính các xưởng sản xuất khó thuê nhân công, do vậy cần có kế hoạch sản xuất hợp lý.

Để đảm bảo đúng tiến độ sản xuất hàng thủ công. Nhưng có điều kiện thuận lợi là do các làng nghề truyền thống thường ở nông thôn nên thị trường lao động dễ dàng huy động và bổ sung nhân công lúc cần thiết mà ít tốn thời gian hơn.

lao động không được đào tạo chuyên môn trong ngành văn hóa - du lịch. Chính vì vậy mà làm cho chất lượng du lịch tại các làng nghề chưa cao. Tại các làng nghề thủ công truyền thống hiện nay còn thiếu lao động có chuyên môn nghiệp vụ cao, chưa có lao động được đào tạo chuyên ngành du lịch, các hướng dẫn viên và thuyết minh viên địa phương là người dân sở tại, hầu hết hoạt động nghiệp dư, thiếu một số kiến thức chuyên ngành.

Bên cạnh đó lại chưa có các chính sách thu hút nguồn lao động có chất lượng cao từ thủ đô Hà Nội- trung tâm đào tạo chuyên ngành du lịch lớn. Đặc biệt là nhân lực từ các trường đào tạo uy tín như: Khoa du lịch của trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, trường đại học văn hóa, viện đại học mở Hà Nội, cao đẳng du lịch,…

*Vốn sản xuất:

Vốn là nhân tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh trong phát triển sản xuất. Lượng vốn đáp ứng đầy đủ kịp thời sẽ giúp các công ty, các cơ sở sản xuất kinh doanh đảm bảo được nguồn nguyên liệu liên tục, quá trình sản xuất không bị đứt quãng. Ngoài ra vốn còn giúp các cơ sở có điều kiện đầu tư máy móc thiết bị phục vụ sản xuất tạo điều kiện tăng năng suất lao động đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Hiện nay, vốn là vấn đề khó khăn rất lớn của làng nghề gỗ tại Từ Sơn. Vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề được huy động chủ yếu từ 3 nguồn chính:

- Vốn tự có: đây là nguồn vốn chủ yếu, chiếm khoảng 70 – 80 % tổng số vốn đầu tư của làng nghề tại Từ Sơn.

- Nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình của Nhà nước: Nguồn vốn này đến với các làng nghề dưới nhiều hình thức như: hàng năm tỉnh hỗ trợ kinh phí cho xây dựng cơ bản, nhất là hệ thống cơ sở hạ tầng; ngoài ra các làng nghề còn được hỗ trợ về vốn thông qua các chương trình như chương trình

quốc gia về giải quyết việc làm, hỗ trợ khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề,…

- Nguồn vốn vay: Nguồn vốn này đang trở thành một nguồn vốn quan trọng với sự phát triển các làng nghề; vốn tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho các hộ, các cơ sở sản xuất kinh doanh phục vụ cho việc mua sắm nguyên vật liệu, trả lương cho công nhân và tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hiện giữ vai trò chủ đạo trong việc cung cấp tín dụng thương mại cho các làng nghề.

Trước kia, các hộ sản xuất, các doanh nghiệp trong làng nghề Từ Sơn chủ yếu đều dựa vào nguồn vốn tự có, vốn vay bạn bè, người thân và hầu như không có hoặc rất ít là vay từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng do họ không có đủ tài sản thế chấp theo yêu cầu của các tổ chức tín dụng, do lãi suất cao so với lợi nhuận các làng nghề thu được, do thủ tục cho vay phiền hà, thời gian cho vay ngắn, mức cho vay ít không đáp ứng được yêu cầu về thời điểm cần vay. Bởi thế hầu hết các cơ sở làng nghề Từ Sơn chủ yếu dựa vào nguồn vốn trong dân. Đến nay chiếm khoảng 70 - 80 % tổng số vốn đầu tư của làng nghề tại Từ Sơn.

Những năm gần đây, Chính phủ đã đề ra các loại gói kích cầu, hỗ trợ 4% lãi suất, phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp làng nghề. Tuy vậy, theo khảo sát của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam ở nhiều địa phương, hiện chỉ có khoảng 10-15% doanh nghiệp làng nghề tiếp cận được nguồn vốn này. Bởi thủ tục vay vốn của ngân hàng vẫn còn rất khó khăn, rườm rà, đòi hỏi doanh nghiệp phải có dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có tài sản thế chấp và có khả năng trả nợ.

3.3.2.Nhóm yếu tố khách quan

3.3.2.1. Chính sách phát triển du lịch làng nghề

Chính quyền thị xã Từ Sơn đã ban hành các văn bản, các chính sách về phát triển làng nghề như sau:

- Quyết định số 43/2013/QĐ-UBND ngày 27/12/2017 về ban hành quy định về công nhận và quản lý nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn thị xã Từ Sơn

- Quyết định số 2202/QĐ-UBND ngày 08/4/2014 của UBND thị xã Từ Sơn về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Công trình Trạm xử lý nước thải Làng nghề Đồng Kỵ;

- Quyết định số 40/2015/QĐ-UBND ngày 23/12/2015 về ban hành Quy định xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Bắc Ninh” ngành thủ công mỹ nghệ;

Thị xã Từ Sơn đã tiếp thu, quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về du lịch.

Theo kết quả khảo sát 45 cơ sở sản xuất và cộng đồng làng nghề tại ba làng nghề Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc về mức độ khuyến khích phát triển du lịch làng nghề của chính quyền thị xã Từ Sơn thì phần lớn số cơ sở được hỏi cho rằng là có chú trọng chiếm tỷ lệ 38%; rất chú trọng chiếm tỷ lệ 16%. Điều này cho thấy chính quyền địa phương cũng đã quan tâm tạo điều kiện để các làng nghề có thể phát triển du lịch đồng thời với sản xuất để tăng thêm thu nhập cho người dân tại làng nghề.

Biểu đồ 3.4: Mức độ khuyến khích phát triển du lịch làng nghề của thị xã Từ Sơn

Nguồn: Kết quả tổng hợp của tác giả - Phiếu CSSX, 2020 3.3.2.2.Đầu tư phát triển làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch làng nghề gỗ tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 75)