Thể lực nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Trường Trung cấp Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin I (Trang 28 - 30)

1.5. Nội dung đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực tại tổ chức

1.5.1. Thể lực nguồn nhân lực

- Về sức khỏe thể chất

Theo định nghĩa về sức khoẻ cuả Tổ chức Sức Khoẻ Thế Giới (WHO): “Sức khoẻ là một tình trạng hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là chỉ là không có bệnh hay thƣơng tật”.

Nhƣ vậy, sức khỏe bao gồm: sức khỏe cơ thể và sức khỏe tinh thần. Nâng cao sức khỏe cơ thể là tăng sự cƣờng tráng, khả năng mang vác, sức lao động chân tay. Nâng cao sức khỏe tinh thần là tăng sự dẻo dai của hoạt động

thần kinh, tăng khả năng vận động của trí tuệ, biến tƣ duy thành hành động. Sức khỏe ngƣời lao động chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố nhƣ tự nhiên, xã hội, kinh tế… và đƣợc phản ánh thông qua các chỉ tiêu có thể đo lƣờng nhƣ tăng về: chiều cao, cân nặng, ngoại hình, sức bền, độ dẻo dai, khả năng mang vác vật nặng, tình trạng bệnh tật,…

- Về thẩm mỹ

“Thẩm mỹ” là khả năng cảm nhận cái hay, cái đẹp. Thẩm mỹ là một yếu tố cơ bản của chất lƣợng nguồn nhân lực, thẩm mỹ định hƣớng việc bồi dƣỡng nhu cầu, khát vọng của con ngƣời theo tiêu chuẩn “Chân, thiện, mỹ”.

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, tham gia nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con ngƣời. Vai trò của những thƣớc đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tƣơng tự nhƣ vai trò của những thƣớc do đạo đức trong đời sống xã hội.

Nâng cao thẩm mỹ nguồn lao động đúng đắn có tác động thúc đẩy sự phát triển trí tuệ ngƣời lao động ở trình độ cao hơn, đặc biệt nó có giá trị định hƣớng cho các hoạt động trí tuệ, cho việc sử dụng các thành tựu của trí tuệ, của khoa học vào những mục đích nhân văn, tiến bộ xã hội vì cuộc sống hạnh phúc của con ngƣời.

Tiêu chuẩn trƣớc tiên của thẩm mỹ của ngƣời lao động là thẩm mỹ về con ngƣời, ở thời kỳ hiện đại chính là khả năng hợp tác. Thẩm mỹ nguồn lao động là làm cho ngƣời lao động khâm phục, sống đƣợc với tất cả mọi ngƣời. Những ai có ích cho tất cả mọi ngƣời, đó là những ngƣời đẹp nhất. Tiếp đó là năng lực tiếp nhận. Chúng ta thƣờng nói ngƣời này thông minh, ngƣời kia sáng dạ. Đấy chính là một vẻ đẹp, vẻ đẹp của năng lực tiếp nhận cởi mở. Tiêu chuẩn thứ ba của vẻ đẹp con ngƣời hiện đại là sự hài hoà giữa đời sống tâm hồn và đời sống vật chất. Nói đến vẻ đẹp của con ngƣời thì không phải

là nói về một sự nghiệp, mà trƣớc hết là nói đến tiêu chuẩn đời sống hàng ngày. Cuối cùng, một con ngƣời muốn đẹp thì phải là con ngƣời có giáo dục, trong sự giáo dục đó có giáo dục về cái đẹp. Giáo dục góp phần nâng cao khiếu thẩm mỹ của con ngƣời, giúp họ có khả năng nhận ra cái đẹp và sau đó là khả năng làm mình đẹp lên.

Đánh giá sức khỏe thể chất của ngƣời lao động không chỉ dựa trên những tiêu chí nhƣ chiều cao, cân nặng mà còn dựa vào những tiêu chí khác nhƣ tình trạng nghỉ ốm, nghỉ thai sản, nghỉ làm do tai nạn lao động hay tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp… của ngƣời lao động trong kỳ. Để lƣợng hóa đƣợc tiêu chí này trong công tác đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực, có thể tiến hành phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp so sánh và phân tích những biểu hiện của các chỉ tiêu đo lƣờng sức khỏe thể chất trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Trường Trung cấp Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin I (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)