CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
2.3. Tiến trình thực hiện nghiên cứu
2.3.1. Quá trình thu thập thông tin
Quá trình nghiên cứu đƣợc học viên bắt đầu từ việc tìm đọc các tài liệu, sách, tạp chí, bài báo viết về nguồn nhân lực. Việc thu thập tài liệu đƣợc thực hiện theo các cách sau đây:
1.Tìm kiếm sách, tài liệu, bài báo, tạp chí về giáo dục, đào tạo... để tìm kiếm các nội dung về các quy định của Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông về công tác quản lý chất lƣợng nguồn nhân lực trong các cở sở đào tạo…. Việc tìm kiếm chúng có thể thực hiện tại những nơi có khả tập trung nhiều các tài liệu nhƣ vậy, thực tế học viên đã tìm kiếm đƣợc các tài liệu viết về hoặc có liên quan đến vấn đề nghiên cứu tại các thƣ viện của Trƣờng Trung cấp Bƣu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin I, Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Bƣu chính viễn thông, thƣ viện của một số tổ chức... và tại một số cuộc hội thảo có các bài viết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Luận văn có sự phân tích các tƣ liệu, tài liệu ghi chép quá trình hình thành và phát triển của Trƣờng Trung cấp Bƣu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin I, cũng nhƣ về công tác sắp xếp, quản lý và đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực của phòng tổng hợp, phòng hành chính đã đƣợc thực hiện trong những năm qua, đặc biệt là 4 năm gần đây để phân tích, nghiên cứu và so sánh, đúc rút bài học kinh nghiệm. Luận văn cũng xem xét chủ đề nghiên cứu trong mối tƣơng quan logic, biện chứng các vấn đề khác làm cho luận văn có tính ứng dụng cao hơn.
2. Sử dụng công nghệ thông tin (các công cụ tìm kiếm trên internet nhƣ google... để tìm kiếm nguồn thông tin về vấn đề nghiên cứu). Trong quá trình tìm kiếm thông tin, học viên đã chú ý chỉ lựa chọn những thông tin từ những nguồn tin đáng tin cậy, ví dụ: các tài liệu nghiên cứu do các tổ chức chính
thức xuất bản và đăng tải nhƣ: Tổng cục thống kê Việt Nam, Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông... và các tài liệu đƣợc trích dẫn đều là sản phẩm của cơ quan xuất bản tin gốc.
3. Tìm hiểu vấn đề qua các nhà quản lý quản lý giáo dục, các nhà nghiên cứu và những ngƣời khác có am hiểu về quản lý chất lƣợng đội ngũ cán bộ, giảng viên của ngành giáo dục. Họ bao gồm: lãnh đạo của Trƣờng Trung cấp Bƣu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin I, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam. Việc tiếp cận và trao đổi thông tin về vấn đề nghiên cứu qua các đối tƣợng này giúp học viên có thêm thông tin về vấn đề nghiên cứu, nhiều trƣờng hợp giúp cập nhật thông tin mới nhất về vấn đề nghiên cứu và giúp nhận thức đƣợc các vấn đề còn tồn tại trong nghiên cứu về nguồn nhân lực và thực tiễn nâng cao chất lƣợng ở Trung cấp Bƣu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin I.
Việc thu thập thông tin về vấn đề nghiên cứu đƣợc học viên bắt đầu thực hiện từ tháng 8 năm 2013 đến nay, việc thu thập, phân tích và tổng hợp thông tin đƣợc thực hiện theo cách cập nhật: để giải đáp các vấn đề đặt ra trong nghiên cứu, học viên đã cố gắng tìm kiếm các thông tin phù hợp để tìm cách giải quyết vấn đề đặt ra, các câu hỏi nghiên cứu có tác dụng dẫn đƣờng, định hƣớng cho học viên trong quá trình nghiên cứu, chọn lọc tài liệu và sắp xếp bố cục thông tin.
2.3.2. Xử lý thông tin
Qua quá trình đọc và tìm hiểu, học viên dần dần nhận thức sâu rộng hơn về vấn đề nghiên cứu đặt ra, từ đó cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề nghiên cứu. Cùng với việc tìm hiểu vấn đề, học viên lựa chọn những tài liệu phù hợp từ những đơn vị phù hợp để xây dựng nên các phần nội dung tƣơng ứng với mỗi chƣơng mục của luận văn.