Trí lực nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Trường Trung cấp Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin I (Trang 30 - 32)

1.5. Nội dung đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực tại tổ chức

1.5.2. Trí lực nguồn nhân lực

Trí lực của nguồn nhân lực đƣợc cấu thành bởi các yếu tố sau:

- Về kiến thức

Kiến thức là tổng thể tri thức, hiểu biết mà một ngƣời lĩnh hội, tích lũy qua trải nghiệm hoặc học hỏi. Kiến thức của con ngƣời là một yếu tố đầu tiên và quan trọng cấu thành năng lực của con ngƣời. Kiến thức là quá trình tích lũy từ học tập, nghiên cứu, đào tạo trong công việc và sự quan sát, học hỏi của cá nhân.

Kiến thức ngƣời lao động chịu ảnh hƣởng của yếu tố nhƣ học vấn, kinh nghiệm, định hƣớng phát triển cá nhân. Một số kiến thức có thể xác định thành các tiêu chuẩn, một số kiến thức khó xác định và đƣa ra tiêu chuẩn để đánh giá.

Nâng cao kiến thức bao gồm: + Nâng cao kiến thức nghề nghiệp; + Nâng cao kiến thức chuyên môn;

+ Nâng cao kiến thức quản lý;

+ Nâng cao kiến thức trong lĩnh vực làm việc; + Nâng cao kiến thức khác phục vụ công việc.

Đánh giá năng lực của một ngƣời tốt, khá hay trung bình, yếu…dựa trên kiến thức về chuyên môn trong lĩnh vực công tác.

- Về kỹ năng

Kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó đƣợc sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinh trong công việc. Kỹ năng là việc vận dụng tri thức khoa học kỹ thuật vào công việc thực tiễn.

Nâng cao kỹ năng là nâng cao kỹ năng thực hành, gắn với thực tế công việc và đƣợc thể hiện trong hoạt động của con ngƣời nhƣ qua cách sử dụng đôi tay khéo léo lắp ráp, vận hành máy móc, sửa chữa đồ vật; cách sử dụng ngôn ngữ nhƣ đọc, viết, nói, giảng dạy; cách sử dụng cảm giác nhƣ chẩn đoán, thanh tra, điều trị; cách sử dụng tính sáng tạo nhƣ phát minh, thiết kế…; cách sử dụng khả năng lãnh đạo nhƣ khởi sự một dự án mới, tổ chức, chỉ đạo, ra quyết định…

Kỹ năng phụ thuộc vào tính đặc thù của nghề nghiệp, khác nhau trong từng lĩnh vực, vị trí, công việc. Thông thƣờng, kỹ năng gồm có kỹ năng cứng (trí tuệ logic) và kỹ năng mềm (trí tuệ cảm xúc):

Kỹ năng cứng hay còn gọi là kỹ năng chuyên môn: là nâng cao kỹ năng có đƣợc do giáo dục, đào tạo từ nhà trƣờng và là kỹ năng mang tính nền tảng. Những kỹ năng này thƣờng xuất hiện trên bản lý lịch nhân sự, đó chính là nâng cao khả năng học vấn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn.

Kỹ năng mềm là kỹ năng trong cuộc sống con ngƣời, là những thứ thƣờng không đƣợc học trong nhà trƣờng, không liên quan trực tiếp đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt mà phụ thuộc chủ

yếu vào cá tính của từng ngƣời. Tóm lại, chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là phải biết kết hợp cả hai kỹ năng trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Trường Trung cấp Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin I (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)