Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Trường Trung cấp Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin I (Trang 54 - 57)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn này là chất lƣợng nguồn nhân lực của Trƣờng Trung cấp Bƣu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin I, đây là một đối tƣợng nghiên cứu tƣơng đối hẹp (trong phạm vi một trƣờng học). Với một đối tƣợng nghiên cứu có đặc điểm nhƣ trên, học viên đã lựa chọn một số phƣơng pháp nghiên cứu sau đây để xem xét, nghiên cứu về đối tƣợng nghiên cứu và giải đáp các câu hỏi đặt ra ở phần mở đầu:

Nhóm phương pháp thu thập thông tin:

- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu (phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn). Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu là phƣơng pháp sử dụng các tài liệu đã có về đối tƣợng nghiên cứu do các cá nhân, tổ chức đi trƣớc thực hiện để tìm hiểu, thu thập thông tin về đối tƣợng nghiên cứu.

Để thực hiện luận văn này, học viên đã sử dụng phƣơng pháp này để nghiên cứu xây dựng nội dung của các chƣơng 1, chƣơng 2, chƣơng 3 thông qua các tài liệu nghiên cứu về nguồn nhân lực, quản lý chất lƣợng nguồn nhân

lực, các báo cáo, số liệu thống kê về nguồn nhân lực, đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên hiện có của Trƣờng.

- Phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia: là phƣơng pháp đặt câu hỏi về vấn đề nghiên cứu với các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý trong lĩnh giáo dục đào tạo để phục vụ cho các vấn đề nghiên cứu của đề tài.

Học viên đã sử dụng phƣơng pháp này để tìm kiếm cập nhật thêm thông tin về công tác quản lý, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của Trƣờng Trung cấp Bƣu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin I và các vấn đề xung quanh việc quản lý chất lƣợng đội ngũ cán bộ giảng viên nói chung nhằm làm rõ thêm thực trạng chất lƣợng đội ngũ cán bộ giảng viên của Trƣờng nói riêng và của ngành giáo dục nói chung cũng nhƣ tham khảo các kinh nghiệm, bài học, giải pháp từ các chuyên gia.

- Phƣơng pháp quan sát: Phƣơng pháp quan sát là phƣơng pháp trực tiếp sử dụng các giác quan để quan sát, xem xét đối tƣợng nghiên cứu ngay tại nơi đối tƣợng tồn tại để thu thập thông tin, nhận thức về đối tƣợng nghiên cứu. Phƣơng pháp quan sát là một trong những phƣơng pháp thu thập thông tin và cũng đƣợc sử dụng để kiểm chứng thông tin thu thập đƣợc bằng phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu.

Để thực hiện luận văn này, học viên đã sử dụng phƣơng pháp khảo sát thực địa để thu nhận thêm thông tin về chất lƣợng đội ngũ giảng viên của trƣờng thông qua các buổi lên lớp, qua thông tin từ sinh viên của trƣờng, qua các phiếu đánh giá giảng viên của sinh viên, từ đó hiểu biết thêm về chất lƣợng, phƣơng pháp giảng dạy và hiệu quả của việc bố trí, sắp sếp đội ngũ giảng viên của trƣờng. Quá trình khảo sát, quan sát cũng cho phép học viên kiểm chứng thông tin thu thập đƣợc bằng phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu.

Để xử lý thông tin từ các nguồn số liệu, tài liệu thu thập đƣợc, học viên đã sử dụng các phƣơng pháp sau đây:

Thông tin thu thập đƣợc bao gồm thông tin định lƣợng (số liệu, con số) và thông tin định tính (các tài liệu mô tả). Tùy theo mục đích nghiên cứu, học viên sử dụng các phƣơng pháp phù hợp để xử lý hai nhóm thông tin này. Các phƣơng pháp phân tích đƣợc học viên sử dụng trong luận văn này bao gồm:

- Phƣơng pháp phân tích sử dụng toán học: phƣơng pháp toán học là phƣơng pháp sử dụng các công thức tính toán để tìm ra các số liệu thứ cấp phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Sử dụng phƣơng pháp toán học cho phép rút ra các thông tin về đối tƣợng nghiên cứu nhƣ: tốc độ thay đổi theo thời gian, cơ cấu, tỷ lệ giữa các đối tƣợng đang xét để rút ra thông tin thứ cấp về đối tƣợng, hiện tƣợng đang xét.

- Phƣơng pháp so sánh: Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp đặt các sự vật, hiện tƣợng lại gần nhau để xem xét sự giống nhau, khác nhau giữa chúng để đƣa ra các nhận định, rút ra thông tin phục vụ mục đích nghiên cứu.

Trong luận văn này, học viên đã sử dụng phƣơng pháp so sánh dƣới các hình thức: so sánh số liệu số lƣợng cán bộ, giảng viên, trình độ chuyên môn, ở các mốc thời gian khác nhau để xem xét, so sánh đánh giá thực trạng chất lƣợng đội ngũ cán bộ, giảng viên của trƣờng, tƣơng quan so sánh với chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị khác có cùng điều kiện.

Nhóm phương pháp trình bày kết quả nghiên cứu:

- Phƣơng pháp biểu thị bằng sơ đồ, biểu đồ: là phƣơng pháp sử dụng sơ đồ, biểu đồ để biểu thị diễn biến của các quá trình, mối quan hệ giữa các đối tƣợng nghiên cứu trong thực tế. Trong luận văn này, học viên sử dụng phƣơng pháp xử lý logic bằng sơ đồ để biểu thị mối quan hệ logic giữa các đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Trường Trung cấp Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin I (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)