Kinh nghiệm của Trường Trung cấp nghề Trà Vinh:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Trường Trung cấp Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin I (Trang 48 - 50)

1.8. Kinh nghiệm nâng cao chất lƣợng nhân lực của một số đơn vị:

1.8.1. Kinh nghiệm của Trường Trung cấp nghề Trà Vinh:

Trƣờng Trung cấp nghề Trà Vinh chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7/2005. Đến nay, Trƣờng đã xây dựng và phát triển đƣợc 14 chƣơng trình, giáo trình đào tạo trình độ Trung cấp nghề và đang tuyển sinh và đào tạo 14 nghề theo nhu cầu xã hội: Điện công nghiệp; Điện tử dân dụng; Điện tử công nghiệp; Kỹ thuật sửa chữa máy lạnh và điều hòa không khí; Công nghệ ôtô; Cắt gọt kim loại; Hàn; Lắp đặt thiết bị điện; Vận hành sửa chữa thiết bị lạnh; Công tác xã hội; Chế biến và bảo quản thủy sản; Thú y; Kế toán doanh nghiệp; Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính. Đồng thời, xây dựng các chƣơng trình, giáo trình đào tạo trình độ Sơ cấp nghề và dạy nghề dƣới 3 tháng. Qua đó đã nâng cao trình độ kỹ thuật cho ngƣời dân nhằm giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo. Ngoài ra, trên cơ sở nhu cầu về sử dụng lao động kỹ thuật cao trên địa bàn tỉnh, đƣợc sự chấp thuận của Sở LĐTBXH, Trƣờng đã liên kết đào tạo một số ngành trình độ cao đẳng nghề) với các trƣờng cao đẳng trong khu vực Đồng bằng song Cửu long nhƣ:

Điện công nghiệp, Công nghệ ô tô, Kỹ thuật sửa chữa máy lạnh và điều hòa không khí, Kế toán doanh nghiệp. Quá trình liên kết đào tạo vừa nhằm xây dựng đội ngũ lao động kỹ thuật cao cho tỉnh vừa là cơ hội để Trƣờng học tập kinh nghiệm về quản lý và đào tạo của các trƣờng bạn, hƣớng đến nâng chất lƣợng đào tạo, chuẩn bị đủ điều kiện phát triển lên Trƣờng Cao đẳng nghề Trà Vinh trong thời gian tới.

Từ khi mới thành lập đến nay, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề luôn đƣợc nhà trƣờng chú trọng đầu tƣ xây dựng, từng bƣớc đáp ứng kịp thời nhu cầu đào tạo nghề cho ngƣời lao động. Trong đó, Trƣờng đã đƣợc Trung ƣơng và ngân sách của tỉnh Trà Vinh đầu tƣ gần một trăm tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy nghề tiên tiến phục vụ nhu cầu dạy và học. Đến nay bộ mặt của Trƣờng trở lên khang trang có đầy đủ khu phòng học lý thuyết, giảng đƣờng, thƣ viện điện tử, phòng thí nghiệm cũng nhƣ thiết bị các xƣởng thực hành, khu vui chơi giải trí và ký túc xá cho gần 600 chỗ ở nội trú. Trƣờng thực sự là điểm đến cho thanh niên trong tỉnh học nghề. Đội ngũ giáo viên của Trƣờng đã có bƣớc trƣởng thành với 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sƣ phạm theo quy định.

Để phát huy những thành quả đạt đƣợc và vƣợt qua mọi khó khăn, thách thức, thời gian tới nhà trƣờng sẽ nỗ lực hoàn thành chỉ tuyển sinh năm 2015 với 1000 chỉ tiêu kế hoạch: 500 chỉ tiêu đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp nghề và 500 chỉ tiêu dạy nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dƣới 3 tháng. Tích cực phối hợp với các ngành, địa phƣơng và doanh nghiệp thực hiện đào tạo nghề có địa chỉ, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp. Tiếp tục đầu tƣ, mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất còn thiếu để đảm bảo phục vụ tốt cho nhu cầu dạy và học, nâng cao chất lƣợng đào tạo. Nhà trƣờng cũng hy vọng chính quyền địa phƣơng có biện pháp phối hợp, tuyên

truyền, vận động trong tuyển sinh học nghề, trong đó đặc biệt chú trọng công tác phân luồng đào tạo đối với học sinh THCS, THPT sang học nghề và xem xét tăng định mức kinh phí đào tạo trên một học sinh, nhằm giúp nhà trƣờng vƣợt qua khó khăn, tiếp tục phát huy vai trò đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực chất lƣợng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Trường Trung cấp Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin I (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)