2.1. Các phƣơng pháp nghiên cứu
2.1.4. Phương pháp so sánh
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tƣơng đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu chuẩn so sánh thƣờng là: chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh, tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua, chỉ tiêu các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành.
Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng để xác định xu hƣớng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Để tiến hành đƣợc cần xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện để so sánh, mục tiêu để so sánh.
- Xác định số gốc để so sánh
Trong khuôn khổ luận văn sẽ lấy gốc so sánh là chỉ tiêu ở kỳ trƣớc để nghiên cứu sự biến động, tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu và lấy gốc là kế hoạch do ngân hàng đề ra để đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của mình.
- Điều kiện để so sánh đƣợc các chỉ tiêu kinh tế + Phải thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu
+ Đảm bảo tính thống nhất về phƣơng pháp tính các chỉ tiêu
+ Đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính, các chỉ tiêu về cả số lƣợng, thời gian và giá trị.
- Mục tiêu so sánh: nhằm xác định mức độ biến động tuyệt đối và mức độ biến động tƣơng đối cùng xu hƣớng biến động của chỉ tiêu phân tích.
+ Mức biến động tuyệt đối: đƣợc xác định trên cơ sở so sánh trị số của chỉ tiêu giữa hai kỳ: kỳ phân tích và kỳ gốc.
+ Mức độ biến động tƣơng đối: là kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc đã đƣợc điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hƣớng quy mô của chỉ tiêu phân tích.
Tác giả lấy cơ sở lý luận từ chƣơng 1 so sánh, đối chiếu với việc phân tích thực trạng hoạt động tại chƣơng 3 để thấy những tồn tại trong công tác
cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng từ đó đƣa ra các giải pháp Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long- Chi nhánh Hà Nội.
Tác giả đã so sánh các chỉ tiêu hoạt động: nguồn vốn huy động, sử dụng vốn, lợi nhuận, nợ xấu…. Số liệu so sánh của năm 2014 so với 2013, năm 2013 so với năm 2012 và năm 2012 với năm 2011. Kết quả so sánh đƣợc biểu hiện dƣới dạng số tƣơng đối để thấy đƣợc sự thay đổi, sự biến động của các chỉ tiêu này qua các thời điểm.