Thƣơng mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long- Chi nhánh Hà Nội (nay là Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Đại La)
Trong thời gian nghiên cứu đề tài, hệ thống các ngân hàng Việt Nam đang thực hiện đề án ―Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015‖đƣợc Thủ tƣớng phê duyệt tại Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01 tháng 03 năm 2012. Theo đó,ngày 25 tháng 4 năm 2015, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành Quyết định số 589/QĐ-NHNN về việc sáp nhập Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long vào Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, từ ngày 05/5/2015 Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chính thức sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam.
Sau khi sáp nhập Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long- Chi nhánh Hà Nội vẫn giữ nguyên trụ sở, con ngƣời, cơ cấu tổ chức, các phòng giao dịch, chỉ thay đổi nhận dạng thƣơng hiệu và đang trong quá trình thay đổi quy trình nghiệp vụ theo quy chuẩn của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, đồng thời đổi tên chi nhánh thành Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Đại La với chức năng, nhiệm vụ không thay đổi. Vì vậy, để đảm bảo tính liên tục, có sự kế thừa và phù hợp với sự phát triển của Chi nhánh sau khi sáp nhập với Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Luận văn trình bày Định hƣớng
về phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Đại La.
4.1.1. Định hướng phát triển chung
Là một Chi nhánh mới đƣợc thành lập trên cơ sở sáp nhập Chi nhánh MHB Hà Nội vào BIDV, nhiệm vụ của chi nhánh rất nặng nề, vừa phải lãnh đạo chi nhánh vƣợt qua khó khăn thách thức trong kinh doanh để phát triển bền vững đóng góp vào sự thành công chung của hệ thống, vào sự phát triển kinh tế Thủ đô, vừa phải ổn định mô hình tổ chức, kiểm soát rủi ro (đặc biệt là rủi ro trong hoạt động tín dụng), tập trung công tác đào tạo, thực hiện xây dựng tập thể vững mạnh, đoàn kết, giữ vững đạo đức nghề nghiệp. Trong giai đoạn tới Chi nhánh cần tập trung vào các nhiệm vụ sau đây:
Ổn định mô hình tổ chức, rà soát, sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ, đảm bảo phát huy các khả năng, sở trƣờng của cán bộ. Xây dựng các quy trình, quy định của BIDV áp dụng tại Chi nhánh, tập trung vào công tác đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ BIDV Đại La tạo phong cách khác biệt của BIDV, đáp ứng nhu cầu, đảm bảo vận hành công việc trôi chảy, thông suốt và an toàn theo đúng quy định của BIDV, đảm bảo các cam kết cũng nhƣ quyền lợi với khách hàng, tạo thƣơng hiệu, hình ảnh BIDV. Xây dựng tập thể BIDV Đại La đoàn kết, vững mạnh.
Rà soát, cơ cấu lại các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và chất lƣợng, chủ động kiểm soát rủi ro đặc biệt là rủi ro trong hoạt động tín dụng, thực hiện đúng theo các Quy định của BIDV để hạn chế thiệt hại về tài sản. Thực hiện tăng trƣởng các mặt hoạt động trên cơ sở an toàn và bền vững. Đƣa ra các giải pháp thực hiện xuyên suốt trong hàng năm và trong 5 năm. Thƣờng xuyên tổ chức các buổi hội thảo, xây dựng các chuyên đề về tín
dụng, huy động vốn, thu hồi nợ, phát triển dịch vụ…nhằm cơ cấu lại các mặt hoạt động và từng bƣớc nâng cao vị thế của Chi nhánh.
Xây dựng kế hoạch kinh doanh 05 năm giai đoạn 2015 - 2020, Phấn đấu năng suất lao động bình quân đầu ngƣời (LNSTBQ/ngƣời) nằm trong ―Top‖ đầu các Chi nhánh sau khi sáp nhập và nằm trong nhóm 20 Chi nhánh BIDV tại địa bàn Hà Nội.
Tăng trƣởng tín dụng an toàn, hiệu quả, tập trung vào các ngành, lĩnh vực thuộc 3 khâu đột phá trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020.
Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, hƣớng đến mục tiêu trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.
Chỉ tiêu hoạt động kinh doanh:
ST
T Chỉ tiêu Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020
1 Lợi nhuận trƣớc thuế
Tăng trƣởng bình quân tối thiểu 20% - 30%/năm và là 1 trong 3 Chi nhánh dẫn đầu trong 44 Chi nhánh đƣợc sáp nhập và nằm trong Top 20 Chi nhánh tại địa bàn.
2 Dƣ nợ tín dụng
Tăng trƣởng bình quân tối thiểu 15% - 20%/năm, phấn đấu đạt 6.000 tỷ đồng vào năm 2020.
3 Huy động vốn
Tăng trƣởng bình quân tối thiểu 20%- 30%/năm, phấn đấu đạt 8.000 tỷ đồng vào năm 2020.
4.1.2. Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Đại La
Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Đại La mới thành lập trên cơ sở sáp nhập từ ngân hàng MHB- Chi nhánh Hà Nội nên ƣu tiên hàng đầu của năm 2015 là ổn định tổ chức, nhân sự...Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của năm 2015 đƣợc ban giám đốc đặt ra chỉ tiêu dƣ nợ là 450 tỷ đồng các năm tiếp theo tăng trƣởng thêm 15%, chủ yếu là cho vay phân tán, nhỏ lẻ, lấy trọng tâm tăng trƣởng dƣ nợ là ở khách hàng cá nhân vay tiêu dùng, vay để phục vụ các nhu cầu chính yếu của cuộc sống.
Hoạt động cho vay tiêu dùng đƣợc xác định là một trong những định hƣớng phát triển của Chi nhánh . Để phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng Chi nhánh thành lập Phòng khách hàng cá nhân để trực tiếp thực hiện giao dịch cho vay đối với các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp siêu nhỏ, đây là một thuận lợi cho việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng trong thời gian tới. Phòng KHCN sẽ tập trung vào phát triển thị trƣờng, cải tiến quy trình nghiệp vụ, đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng cá nhân, hình thành hệ thống sản phẩm dịch vụ cung ứng liên kết để khách hàng có thể hƣởng những lợi ích đầy đủ nhất từ các gói sản phẩm cho vay tiêu dùng, hiện nay bắt đầu triển khai các sản phẩm đƣợc khách hàng quan tâm nhƣ vay thấu chi, thẻ tín dụng... Lãi suất áp dụng cho hình thức cho vay tiêu dùng còn cao, để phát triển hoạt động này Chi nhánh sẽ phát triển các sản phẩm với lãi suất hợp lý hơn, số lƣợng và chất lƣợng nhiều hơn để thu hút khách hàng và đem lại lợi nhuận nhiều hơn, ví dụ nhƣ vay ủy nhiệm trích lƣơng trƣớc đây với lãi suất 11%/năm nay giảm còn 7%/năm....
Nâng tỷ trọng về doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động cho vay tiêu dùng bằng việc tăng cƣờng tuyên truyền, quảng bá, hƣớng dẫn nghiệp vụ cho vay tiêu dùng đến khách hàng để khách hàng yên tâm khi tìm đến ngân hàng và thực hiện các thủ tục vay, trả nợ đúng hạn.