4.2. Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP
4.2.6. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động cho vay tiêu dùng
Xây dựng kế hoạch, chƣơng trình kiểm tra, kiểm soát định kỳ và đột xuất, để ngăn chặn ngay những sai phạm trong cho vay tiêu dùng ngay từ khâu nghiệp vụ cụ thể hàng ngày.
Rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng chịu ảnh hƣởng của cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, do đó để hạn chế rủi ro có thể xảy ra cần thƣờng xuyên kiểm tra, kiểm soát hoạt động này, đặc biệt lƣu ý đến các khoản vay không có tài sản đảm bảo, bên cạnh đó có quy định rõ ràng, cụ thể với mức trần cho vay đối với từng loại cho vay tiêu dùng có hay không có tài sản đảm bảo; thƣờng xuyên cập nhật, nắm vững thông tin khách hàng bởi vì khách hàng cá nhân là đối tƣợng khó quản lý thông tin.
Phòng Khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân, Quản trị tín dụng, quản lý rủi ro, Giao dịch khách hàng, dịch vụ kho quỹ phối hợp kiểm tra các giao dịch hàng ngày để phát hiện, xử lý kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất việc che dấu rủi ro tín dụng và giảm thiểu những thiệt hại do tín dụng tiêu dùng gây ra. Trong quá trình kiểm tra thƣờng xuyên hay đột xuất nếu phòng khách hàng cá nhân phát hiện khách hàng có dấu hiệu rủi ro, nhƣ tần suất giao dịch rút vốn nhanh, các chỉ số tài chính dƣới mức trung bình phải kịp thời báo cáo, đề xuất các biện pháp sử lý. Thƣờng xuyên kiểm tra định giá lại tài sản đảm bảo để đánh giá mức độ đảm bảo của tài sản cho số dƣ nợ còn lại và có biện pháp kịp thời. Việc kiểm tra, kiểm soát đối với khách hàng cho vay tiêu dùng tập trung vào việc: sau khi giải ngân cán bộ tín dụng kiểm tra định kỳ, sau 1 tuần thì tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng vốn theo mục đích, cam kết trong hợp đồng, 6 tháng, 1 năm tiếp tục kiểm tra và kiểm tra lại tài sản đảm bảo. Các khoản cho vay tiêu dùng ngắn hạn, công tác kiểm tra còn rất khiêm tốn, do đó để hạn chế rủi ro, cần phân công các bộ tín dụng quản lý trực tiếp từng khách hàng và thƣờng xuyên kiểm tra đột xuất đảm bảo món vay luôn đƣợc an toàn, hiệu quả.