Phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng mới bên cạnh việc tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long - Chi nhánh Hà Nội (Trang 84 - 89)

4.2. Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP

4.2.1. Phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng mới bên cạnh việc tiếp

nâng cao chất lượng các sản phẩm cho vay tiêu dùng truyền thống

Các sản phẩm cho vay tiêu dùng truyền thống nhƣ cho vay mua nhà, sửa chữa nhà, mua xe ôtô cần đƣợc duy trì và phát triển: đối với hoạt động cho vay mua nhà, xây dựng và sửa chữa nhà ở, đây là hoạt động có tỷ trọng cao trong hoạt động cho vay Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Đại La. Trong thời gian qua thị trƣờng bất động sản gặp rất nhiều khó khăn, nhƣng nhu cầu thực sự của ngƣời lao động tại thành phố Hà Nội vẫn còn rất lớn. Để phát triển lĩnh vực này an toàn, hiệu quả cần tổ chức điều tra xã hội một cách rộng rãi, chính xác để nắm bắt nhu cầu thực sự, cập nhật giá cả thị trƣờng bất động sản, từ đó đƣa ra các chính sách khách hàng cũng nhƣ các giải pháp cụ thể để đẩy mạnh hoạt động cho vay trong lĩnh vực này. Thành lập bộ phận giao dịch bất động sản chuyên cung cấp các dịch vụ mua bán nhà ở, đất ở cho khách hàng, thông qua ngân hàng, khách hàng thực hiện các giao dịch và vay vốn ngân hàng rất tiện lợi, an toàn và ngân hàng vừa thu đƣợc phí lại quản lý món vay hiệu quả.

Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Đại La tuy có phong phú nhƣng có nhiều thời điểm khách hàng chƣa biết đến và chƣa hấp dẫn đƣợc khách hàng, do đó cần phải nghiên cứu, thiết kế đƣa ra thị trƣờng những sản phẩm có những tên gọi hấp dẫn, dễ nhớ, nhiều tiện ích để sản phẩm đến với khách

hàng nhanh hơn, dễ hiểu hơn, khách hành sẵn sàng tiếp nhận hơn. Đặc biệt đẩy mạnh phát triển các sản phẩm phi tín dụng nhƣ các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nƣớc, dịch vụ tiền gửi, thẻ tín dụng, dịch vụ chi lƣơng qua tài khoản… các dịch vụ càng đa dạng, càng nhiều tiện ích sẽ thu hút đƣợc nhiều khách hàng trong đó có khách hàng vay tiêu dùng.

Hiện tại ở Việt Nam ngƣời dân vẫn còn thói quen dùng tiền mặt, từ năm 2010 khi có Chỉ thị 20/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, quy định mọi cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nhà nƣớc đều phải chi trả lƣơng cho ngƣời lao động thông qua tài khoản thẻ, thị trƣờng thẻ tại nƣớc ta thực sự nở rộ và có những bƣớc tiến rõ rệt qua các sản phẩm thẻ đa dạng nhƣ thẻ tín dụng, thẻ thấu chi… các dịch vụ thẻ cũng đa dạng và tiện dụng hơn để phục vụ ngƣời dân một cách tốt nhất nhƣ: dịch vụ Top-up, trả tiền điện thoại, thanh toán hoá đơn tiền điện, nộp thuế… qua thẻ tại các máy ATM. Tuy nhiên, tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Đại La các sản phẩm này còn hạn chế, đây cũng là một trong những điểm yếu mà ngân hàng phải khắc phục trong thời gian sớm nhất vì đời sống của ngƣời dân ngày một nâng cao, thu nhập tăng lên, các nhu cầu về học tập, chữa bệnh, đi du lịch nƣớc ngoài ngày càng tăng sử dụng thẻ quốc tế và thẻ tín dụng cho các hoạt động này vừa an toàn lại rất thuận lợi, thị trƣờng thực sự hấp dẫn cho các ngân hàng nhƣng Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Đại La vẫn đang bỏ ngỏ trong khi các ngân hàng khác đã và đang triển khai thành công hoạt động này.

Cho vay tiêu dùng thông thƣờng nhƣ cho vay lƣơng cán bộ, công nhân viên chức, các ngân hàng đã thông thoáng trong việc phát triển hoạt động này, nhƣng Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Đại La việc cho vay nhƣ trên vẫn còn nhiều bất cập nhƣ thủ tục còn rƣờm rà, yêu cầu còn khắt khe (chỉ cho cán bộ, công nhân viên chức vay với cam kết của ngƣời sử dụng lao động và công đoàn nơi ngƣời lao động làm việc), mức cho vay còn thấp so với

mức thu nhập và nhu cầu vay của ngƣời vay (cho vay tối đa đƣợc 12 tháng lƣơng), thời hạn cho vay (từ 3 đến 5 năm), trong thời gian tới cần phải xây dựng lại quy trình cho vay, điều kiện cho vay, thời hạn cho vay và mức vay cởi mở hơn, phù hợp hơn với nhu cầu ngƣời vay cũng nhƣ xúc tiến, mở rộng, tìm kiếm khách hàng từ những công ty liên kết với ngân hàng để bảo đảm an toàn và gia tăng số lƣợng khách hàng và doanh số cho vay. Cần linh hoạt hơn với các mức cho vay tiêu dùng đối với từng khách hàng, nếu khách hàng có thu nhập cao, chứng minh đƣợc thu nhập đó là dài hạn thì ngân hàng có thể xem xét cho vay ở mức cao hơn với thời hạn dài hơn. Đối với khách hàng thân thiết có tiềm năng cần có chính sách về lãi suất phù hợp để duy trì quan hệ với khách hàng.

Xây dựng tốt mối quan hệ với các chủ đầu tƣ xây dựng có uy tín… để ngân hàng có thể tài trợ vốn cho dự án của chủ đầu tƣ, khi bán dự án chủ đầu tƣ giới thiệu khách hàng mua cho ngân hàng, ngân hàng cho vay và chủ đầu tƣ bảo đảm về tài sản và các giấy tờ hợp pháp trong dự án…sẽ tạo điều kiện cho khách hàng và ngân hàng trong thủ tục, tài sản đảm bảo có thể kéo dài thời hạn và tỷ lệ vay vốn, tạo lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng.

Thƣờng xuyên thu thập thông tin, phân tích thị trƣờng, phân tích nhu cầu của ngƣời dân cũng nhƣ các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng để đƣa ra những định hƣớng, chính sách sản phẩm tiêu dùng cụ thể, có tính năng, tiện ích cao đối với khách hàng nhƣ: sản phẩm cho vay du học khám chữa bệnh, du lịch, thanh toán thuế thu nhập cá nhân, cƣới hỏi…Ngoài ra, cần nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ nhƣ: đăng ký vay online, hỗ trợ trực tuyến, cho vay trực tuyến, giảm thiểu thủ tục giấy tờ…, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

4.2.2. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, trình độ, đạo đức của cán bộ tín dụng

Trong những năm gần đây ngành ngân hàng đã phát triển khá nhanh, hàng loạt chi nhánh, phòng giao dịch (PGD) đƣợc mở rộng khắp cả nƣớc, số

lƣợng nhân viên ngân hàng phát triển đột biến, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) quy mô nhân lực ngành ngân hàng tăng lên nhanh chóng, từ 67.558 ngƣời năm 2000 lên 180.000 năm 2012, tỷ lệ đào tạo trong ngành ngân hàng cao hơn các ngành khác, tuy nhiên tỷ lệ đào tạo chuyên ngành lại thấp hơn các ngành khác: nguồn nhân lực có trình độ đại học ngân hàng là 30,06%, ngành khác 34,9%, cao học ngân hàng 1,35%, ngành khác 1,75%.

Sau khi sáp nhập Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long- Chi nhánh Hà Nội thành Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Đại La, việc tái cơ cấu sắp xếp nhân sự, tinh giảm bộ máy càng trở nên cấp thiết, về cơ bản đội ngũ nhân viên MHB chuyển sang đáp ứng đƣợc công việc, tuy nhiên công nghệ, quy trình tác nghiệp của hai ngân hàng khác nhau, vì vậy Chi nhánh Đại La cần đánh giá lại trình độ nhân viên, có kế hoạch sắp xếp, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ theo quy chuẩn, yêu cầu công việc và công nghệ của BIDV, đặc biệt cần thiết phải xây dựng một bộ quy tắc chuẩn về các chức danh công việc để chuẩn hóa cán bộ theo từng cấp và có kế hoach đào tạo theo các cấp độ trong từng giai đoạn.

Con ngƣời là yếu tố quyết định đến chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Đại La cần thiết phải đào tạo, bồi dƣỡng cập nhật kiến thức kinh doanh cơ bản, các dịch vụ tín dụng và phi tín dụng nhằm nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng phức tạp và áp lực cạnh tranh ngày càng cao của môi trƣờng kinh doanh. Bên cạnh đó thƣờng xuyên tổ chức đào tạo quy trình, quy chế, các sản phẩm mới để cán bộ hiểu rõ hơn, sâu hơn, chuẩn hơn, phục vụ cho công tác triển khai đƣợc chính xác, đúng quy định. Thƣờng xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá trình độ của cán bộ để có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng đáp ứng công việc đang làm và đƣa vào quy hoạch đào tạo cán bộ kế cận.

Để ngân hàng tồn tại và phát triển, nguồn nhân lực là yếu tố rất quan trọng, ngân hàng nào có chất lƣợng nguồn nhân lực tốt sẽ có khả năng cạnh

tranh cao, do đó Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Đại La cần chú trọng đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý cho cán bộ quản lý cấp trung và cấp cao nhằm tạo sự đột phá trong tƣ duy và kỹ năng quản lý, tạo tiền đề cho việc triển khai các kế hoạch cải cách và chấp nhận sự thay đổi ở các cấp điều hành và cấp thực hiện, đa dạng hóa đào tạo các kỹ năng chuyên nghiệp cho đội ngũ giao dịch viên, chuyên viên quan hệ khách hàng tại các phòng giao dich, tạo phong cách kinh doanh hiện đại, đáp ứng yêu cầu của mạng lƣới bán lẻ, đồng thời quan tâm tới việc đào tạo ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh) để mở rộng giao dịch với các khách hàng nƣớc ngoài.

Tăng cƣờng công tác giáo dục, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc: tại chi nhánh ngân hàng BIDV- CN Đại La đội ngũ cán bộ tín dụng còn rất trẻ, có trình độ và nhiệt tình với công việc nhƣng cũng bộc lộ nhiều hạn chế nhƣ thiếu kinh nghiệm thực tế, kiến thức tổng hợp còn ít do đó nhiều lúc chƣa hiểu biết nhiều về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng dẫn đến đánh giá, thẩm định và kiểm tra còn hạn chế, do đó Chi nhánh cần thƣờng xuyên tổ chức bồi dƣỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng nhƣ bản lĩnh nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ này bằng hình thức tự tổ chức đào tạo hoặc cử đi học bên ngoài để đƣợc học hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm tốt để áp dụng trong công tác tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, tránh để xảy ra những rủi ro trong quá trình tác nghiệp.

Đặc biệt việc đào tạo nên đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp ―vết dầu loang‖, đào tạo ra đội ngũ để đào tạo những ngƣời khác, gắn việc đào tạo lý thuyết với thực hành nghề nghiệp tại chỗ nhằm nâng cao công tác đào tạo và hạn chế chi phí đào tạo.

Ngoài việc đƣợc ngân hàng cử đi học nâng cao nghiệp vụ thì các cán bộ kinh doanh cũng cần tự mình nâng cao trình độ bản thân, tích cực tìm kiếm

khách hàng, không chờ khách hàng tìm đến, học hỏi thêm kinh nghiệm thực tế và cập nhật các kiến thức mới, bám sát các quy trình nghiệp vụ.

Có chế độ thƣởng, phạt công bằng, nghiêm minh trong công việc, khuyến khích tinh thần dám làm dám chịu, cạnh tranh lành mạnh giữa cán bộ, nhân viên trong ngân hàng, gắn chặt quyền lợi với nghĩa vụ, trách nhiệm của từng cán bộ, tạo động lực làm việc đối với cán bộ cũng nhƣ hình ảnh của ngân hàng trong lòng khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long - Chi nhánh Hà Nội (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)