Tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long - Chi nhánh Hà Nội (Trang 58 - 65)

3.1. Khái quát về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng

3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Phát triển

đồng bằng sông Cửu Long- Chi nhánh Hà Nội từ năm 2011 đến năm 2014

Là một chi nhánh đƣợc thành lập muộn trên địa bàn thủ đô, vốn ít, thƣơng hiệu yếu lại gặp phải sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng lớn trên địa bàn, trong giai đoạn kinh tế khó khăn, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long- Chi nhánh Hà Nội từ năm 2011 đến năm 2014 gặp rất nhiều khó khăn, nhƣng với sự quyết tâm của ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, nhân viên, Ngân hàng MHB-Chi nhánh Hà Nội đang đổi mới công nghệ, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, đa dạng các loại hình dịch vụ, thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng… từng bƣớc khẳng định vị thế, thƣơng hiệu trên địa bàn.

3.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Trong những năm gần đây, bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động lớn, khủng hoảng kinh tế lan rộng ra toàn cầu, lạm phát tăng ở mức cao, Ngân hàng Nhà nƣớc thực hiện nhiều biện pháp thắt chặt tiền tệ, sự ra đời của hàng loạt các chi nhánh, phòng giao dịch của các NHTM trong nƣớc, sự xâm nhập thị trƣờng của các chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng trong, ngoài nƣớc, gây khó khăn cho ngân hàng trong hoạt động huy động vốn.

Bảng 3.1 Nguồn vốn huy động giai đoạn 2011-2014

Đơn vị: tỷ đồng; %

(Nguồn: Phòng nguồn vốn MHB Hà Nội)

Qua bảng số liệu 3.1 có thể thấy, tổng nguồn vốn huy động của MHB Hà Nội năm 2012 giảm 121 tỷ đồng so với năm 2011, năm 2013 giảm 379 tỷ đồng so với năm 2012 do các ngân hàng thƣơng mại mở rộng mạng lƣới hoạt động trên địa bàn, ngƣời dân có nhiều sự lựa chọn để gửi tiền nhàn rỗi của mình, trong khi thƣơng hiệu Ngân hàng MHB tại khu vực Hà Nội còn chƣa đƣợc nhân dân và các tổ chức kinh tế biết đến, lãi suất huy động ngân hàng chƣa cạnh tranh, trong khi lãi suất huy động trên thị trƣờng đẩy lên cao cùng với các chính sách tiền tệ thắt chặt đã khiến cho công tác huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn và suy giảm đáng kể, đến năm 2014 do chủ trƣơng của Hội sở Ngân hàng MHB yêu cầu các Chi nhánh tăng cƣờng huy động vốn để tăng

Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 Số tiền Số tiền Tăng giảm so với năm 2011 Số tiền Tăng giảm so với năm 2012 Số tiền Tăng giảm so với năm 2013 Tổng nguồn vốn 2.192 2.071 -121 1.692 -379 2.258 +566 I. Vốn huy động 2.031,563 2.010,01 -21,553 1.647,646 -362,364 2.163,92 +516,247 1.Tiền gửi của các TCTD 49,563 40,01 -9,553 1,646 -38,364 0,92 -0,726 Tỷ trọng 0,024 0,019 0,009 0,002 2.Tiền gửi của các tổ chức 1.028 748 -280 284 -464 395 +111 Tỷ trọng 50,60 37,21 17,23 18,25 3.Tiền gửi của cá nhân, hộ gia đình 954 1.222 +268 1.362 +140 1.768 +406 Tỷ trọng 46,95 60,79 82,66 81,70 II.Vốn khác 160,437 60,99 -99,447 44,354 -16,636 130,08 85,726 Tỷ trọng 7,31 2,94 2,62 5,76

thƣơng hiệu của ngân hàng, đổi mới, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm huy động vốn nhƣ triển khai các chƣơng trình huy động vốn: ―Có lãi, có quà, có nhà bạc tỷ‖, "Thần vận may phát quà mỗi ngày‖...các chƣơng trình này đã phát huy tác dụng, đem lại hiệu quả và nguồn vốn huy động đã tăng trƣởng thêm 566 tỷ đồng đạt mức 2.258 tỷ đồng vào 31/12/2014.

Tiền gửi của các tổ chức tín dụng (TCTD) ngày càng thu hẹp từ 45,563 tỷ đồng năm 2011 giảm xuống còn 0,920 tỷ đồng vào cuối năm 2014 do các tổ chức này gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh và Ngân hàng Nhà nƣớc cấm các TCTD đƣợc gửi tiền ở các TCTD khác.

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn 50,60% trong năm 2011 với 1.028 tỷ đồng nhƣng giảm dần từ năm 2012 với tỷ trọng 37,21% và 17,23% năm 2013 do kinh tế khủng hoảng các tổ chức kinh tế phải dành tiền để trang trải, xử lý những tồn tại của bản thân nên không có nhiều tiền dƣ thừa gửi ngân hàng, đến năm 2014 nguồn vốn này tăng nhẹ chiếm tỷ trọng 18,25% đạt mức 395 tỷ đồng, chứng tỏ các tổ chức kinh tế đã bắt đầu hồi phục, làm ăn có lãi và có tiền gửi ngân hàng.

Tiền gửi của cá nhân, hộ gia đình luôn là nguồn vốn ổn định và không ngừng đƣợc tăng trƣởng từ 954 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 46,95% năm 2011 tăng lên 1.222 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 60,79% năm 2012, năm 2013 tăng 1.362 tỷ đồng chiến tỷ trọng 82,66% và đến năm 2014 số dƣ huy động từ nguồn này đạt 1.768 tỷ đồng chiếm 81,70% tỷ trọng nguồn vốn, điều này chứng tỏ nguồn vốn tại dân cƣ rất dồi rào và trong giai đoạn kinh tế khó khăn kênh đầu tƣ an toàn nhất vẫn là gửi tiền ngân hàng, bên cạnh đó thƣơng hiệu, uy tín của ngân hàng MHB tại thị trƣờng đã đƣợc khẳng định và đƣợc nhân dân biết đến.

Vốn huy động đƣợc giữ lại một phần dƣới dạng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Nhà nƣớc cho mục đích chi trả tiền mặt, phần lớn còn lại đƣợc sử dụng để cho vay và gửi Hội sở theo cơ chế quản lý vốn tập trung của MHB.

Vốn khác của Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long-Chi nhánh Hà Nội chủ yếu là nguồn vốn điều hòa, đây là nguồn vốn đƣợc Hội sở Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long điều chuyển từ các chi nhánh thừa vốn sang. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng nguồn vốn: năm 2011 chiếm 7,31%, năm 2012 chiếm 2,94%, năm 2013 chiếm 2,62% và năm 2014 chiếm 5,76% và phụ thuộc vào việc huy động của các chi nhánh khác trong hệ thống và kế hoạch nhận vốn của bản thân chi nhánh. Đối với Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long-Chi nhánh Hà Nội nguồn vốn từ huy động luôn bảo đảm, đáp ứng cho các hoạt động tín dụng nên không đề nghị cấp nguồn vốn khác, nguồn này chủ yếu nhận do Hội sở điều chuyển về để chia sẻ gánh nặng nguồn vốn đối với các chi nhánh bạn khi những chi nhánh này huy động đƣợc nguồn vốn nhƣng không có đầu ra.

3.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn

Bảng 3.2 : Hoạt động sử dụng vốn giai đoạn 2011-2014

Đơn vị: tỷ đồng; % Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 Số tiền Số tiền Tăng giảm so với năm 2011 Số tiền Tăng giảm so với năm 2012 Số tiền Tăng giảm so với năm 2013 Tổng cho vay 1.348 1.414 + 66 1.048 -366 1.275 +227 1.Ngắn hạn 1.010 1.096 +86 687 -409 786 +99 Tỷ trọng 74,92 77,51 65,55 61,64 2.Trung hạn 213 196 -17 166 -30 275 +109 Tỷ trọng 15,80 13,86 15,83 21,56 3.Dài hạn 125 122 -3 195 +73 214 +19 Tỷ trọng 9,27 7,92 18,60 16,78

Nguồn vốn huy động của ngân hàng phần lớn đƣợc đƣa vào cho vay. Dƣ nợ tại MHB Hà Nội tăng trƣởng nhẹ năm 2012 so với năm 2011 với mức 66 tỷ đồng, đến năm 2013 dƣ nợ giảm mạnh với 366 tỷ đồng do chính sách thắt chặt tín dụng của NHNN và do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế, nợ xấu tăng cao nên ngân hàng hạn chế cho vay để tập trung vào cơ cấu lại các khoản vay và thu hồi nợ xấu, đến năm 2014 với chính sách kích cầu nền kinh tế, khuyến khích cho vay để phát triển sản xuất kinh doanh, Ngân hàng MHB đã tập chung cho vay đúng các đối tƣợng, mục đích và dƣ nợ đã tăng trƣởng 277 tỷ đồng đạt tổng dƣ nợ 1.275 tỷ đồng vào 31/12/2014.

Trên bảng số liệu ta thấy cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động cho vay lần lƣợt là 74,92% năm 2011, 77,51% năm 2012, 65,55% năm 2013 và 61,64% năm 2014, do nguồn vốn ít, thƣơng hiệu chƣa mạnh nên chi nhánh định hƣớng tập trung cho vay ngắn hạn để nhanh thu hồi vốn, hạn chế rủi ro và khách hàng mục tiêu của ngân hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu vay ngắn hạn là chủ yếu, tuy nhiên tỷ trọng này giảm hàng năm do Ngân hàng MHB ngày càng lớn mạnh, các sản phẩm cho vay đa dạng hơn, vốn đầu tƣ dài hơn và đặc biệt do chủ trƣơng của NHNN yêu cầu các NHTM đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn để giúp doanh nghiệp có nguồn vốn dài hạn ổn định sản suất kinh doanh.

3.1.3.3. Hoạt động khác

Bên cạnh hai hoạt động chính là huy động vốn và cho vay, MHB Hà Nội còn cung cấp đa dạng các dịch vụ: dịch vụ chuyển tiền trong nƣớc, thanh toán quốc tế, dịch vụ bảo lãnh, chiết khấu chứng từ, kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh thẻ…ngân hàng tăng cƣờng mở rộng các hoạt động dịch vụ bên cạnh các hoạt động truyền thống, cải tiến công nghệ, nâng cao tính cạnh tranh để tăng lợi nhuận và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Trong những năm qua, MHB Hà Nội tăng cƣờng công tác quản lý và kinh doanh thẻ, lắp đặt hơn 20 máy ATM ở hầu hết các quận, huyện nội thành,

phát triển dịch vụ chi lƣơng qua tài khoản, các tiện ích tại máy ATM đƣợc mở rộng và nâng cao nhƣ các tiện ích chuyển tiền, nộp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn tiền điện, nộp học phí…cũng từ các dịch vụ này đem lại khoản phí đáng kể cho chi nhánh.

Dịch vụ thanh toán quốc tế cũng đƣợc quan tâm, chi nhánh thƣờng xuyên cử cán bộ đi học tập nghiệp vụ để triển khai tới các điểm giao dịch phục vụ kịp thời nhu cầu của khách hàng, do chú trọng đến các hoạt động dịch vụ nên từ năm 2012 đến 2014 thu từ hoạt động này không ngừng tăng trƣởng từ 3,918 tỷ năm 2012 tăng nên 4,134 tỷ đồng năm 2013 và 4,637 tỷ đồng năm 2014, góp phần đáng kể vào thu nhập của chi nhánh.

3.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Hà Nội

Bảng 3.3 Kết quả kinh doanh tại Ngân hàng MHB - Chi nhánh Hà Nội

Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 Số tiền Số tiền Tăng giảm so với năm 2011 Số tiền Tăng giảm so với năm 2012 Số tiền Tăng giảm so với năm 2013 Thu Nhập 608,908 404,073 - 204,835 282,863 -121,210 284,724 +1,861 Thu từ hoạt động tín dụng 270,175 221,995 -48,180 149,528 -72,467 117,963 -31,565 Thu phí từ hoạt động dịch vụ 8,913 3,918 -4,995 4,134 +216 4,637 +0,503 Thu khác 329,820 178,160 -151,660 129,201 -48,959 162,124 32,923 Chi Phí 553,401 364,236 -189,165 270,575 -93,661 239,678 -30,897

Chi hoạt động về tiền gửi 341,292 187,413 -153,879 107,567 -79,846 116,383 +8,816 Chi phí cho các hoạt

động dịch vụ 4,590 16,348 +11,758 4,267 -12,081 5,820 +1,553 Chi nộp thuế và các

khoản phí, lệ phí 150,353 107,835 -42,518 100,114 -7,721 65,700 -34,414 Chi cho quản lý, nhân viên 37,671 26,031 -11,640 31,856 +5,825 27,427 -4,429 Chi về tài sản 14,360 18,827 + 4,467 18,953 +126 16,727 -2,226 Chi dự phòng, bảo

toàn và bảo hiểm tiền gửi của khách hàng

5,135 7,782 + 2,647 7,818 +36 7,621 -197

Từ bảng kết quả kinh doanh tại chi nhánh giai đoạn 2011-2014 ta thấy thu nhập của ngân hàng đến từ các hoạt động cho vay (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) liên tục giảm, giảm 204,835 tỷ đồng năm 2012 so với năm 2011, giảm 121,210 tỷ đồng năm 2013 so với năm 2012, đây là giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, sản xuất đình trệ, nợ xấu tăng cao, nhu cầu vay sản xuất kinh doanh không cao, ngân hàng hạn chế cho vay để tránh rủi ro, tập trung cơ cấu lại nợ, mặt khác Ngân hàng Nhà nƣớc liên tục điều chỉnh lãi suất cho vay xuống thấp từ 18% năm 2011 xuống còn 12% năm 2013, biên độ giữa lãi suất gửi vốn và lãi suất cho vay cũng đƣợc thu hẹp khiến thu nhập từ hoạt động cho vay giảm, bên cạnh đó thu nhập từ các hoạt động dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ thanh toán, tài trợ thƣơng mại, hoạt động thẻ cũng giảm đáng kể do sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, lạc hậu khiến tổng thu nhập của chi nhánh giảm đáng kể, đến năm 2014 thu nhập vẫn giảm ở mức thấp 31,565 tỷ đồng do thị trƣờng bắt đầu đƣợc kiểm soát, hoạt động cho vay đi vào ổn định, thu từ các hoạt động dịch vụ tăng 503 triệu đồng so với năm 2013 do ngân hàng đã tập trung đổi mới công nghệ, đƣa ra thị trƣờng nhiều sản phẩm tiện ích nhƣ: chuyển tiền từ nƣớc ngoài về, nộp hóa đơn tiền điện, thanh toán cƣớc điện thoại qua máy ATM…chất lƣợng dịch vụ đƣợc cải thiện, công tác chăm sóc khách hàng đƣợc quan tâm và thực hiện tốt, các sản phẩm, tiện ích đáp ứng nhu cầu và đƣợc khách hàng quan tâm, sử dụng.

Tổng chi phí tại Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long- Chi nhánh Hà Nội cũng giảm dần qua các năm, có thể thấy chi cho hoạt động tiền gửi năm 2011 rất cao vì đó là năm cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng rất khốc liệt để tăng vốn, tăng tổng tài sản, muốn huy động đƣợc vốn các ngân hàng phải đƣa ra lãi suất tiền gửi rất cao, có lúc lên đến 18%/năm do đó chi phí trả cho khách hàng cao ở mức 317 tỷ đồng, các năm 2012, 2013 chi phí ở lĩnh vực này giảm do nguồn vốn huy động giảm, nhƣng

đến năm 2014 khi nguồn vốn huy động tăng thì chi phí này cũng tăng theo lên đến 116,383 tỷ đồng; tổng chi phí giảm chủ yếu từ chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí cũng nhƣ chi dự phòng, bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi của khách hàng, những khoản phí này giảm mạnh xuất phát từ hoạt động kinh doanh của chi nhánh giảm dẫn đến chi nộp thuế cho ngân sách giảm, chi lƣơng cho nhân viên giảm, chi cho quản lý và công vụ… cũng giảm theo, tiền gửi giảm nên chi cho bảo hiểm tiền gửi giảm, cho vay giảm, chi cho dự phòng rủi ro giảm.

Thu nhập giảm dẫn đến lợi nhuận các năm của chi nhánh cũng giảm theo, kết quả kinh doanh năm 2011 có lợi nhuận 55,507 tỷ đồng năm 2012 giảm 15,670 tỷ đồng ( 55,507- 39,837), năm 2013, lợi nhuận đạt 12,288 tỷ đồng giảm 27,549 tỷ đồng so với năm 2012 (39,837-12,288), đây là năm chi nhánh có thu nhập thấp nhất do tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn trong khi chi phí vẫn ở mức cao để duy trì và đầu tƣ cho các năm tiếp theo, đến năm 2014 lợi nhuận đạt 45,046 tỷ đồng tăng 32,758 tỷ đồng so với năm 2013 do thu nhập tăng và chi phí giảm, tình hình kinh doanh của chi nhánh đã ổn định và tăng trƣởng, lợi nhuận tăng giúp cải thiện đời sống cán bộ, nhân viên, đóng góp cho ngân sách nhà nƣớc và tăng thêm nguồn vốn để hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long - Chi nhánh Hà Nội (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)