Kiểm soát sửdụng tiềnvay đúng mụcđích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng first commercial bank chi nhánh hà nội (Trang 70 - 75)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phân tích thực trạng quản lý hoạt động chovay tại Ngân hàng First

3.2.4. Kiểm soát sửdụng tiềnvay đúng mụcđích

Mục đích sử dụng vốn vay trong nhu cầu vay vốn của khách hàng là rất quan trọng, nó là tiền đề đối với đề xuất vay vốn của khách hàng tại ngân hàng. Trên cơ sở mục đích sử dụng vốn, ngân hàng mới xem xét và quyết định cho khách hàng

vay theođề xuất. Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào khách hàng cũng vay và sử dụng tiền vay đúng mục đích và cũng không phải lúc nào ngân hàng cũng kiểm tra đƣợc việc sử dụng vốn đúng mục đích của khách hàng.

Trong quá trình quan hệ tín dụng với ngân hàng, nếu khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích thì khách hàng sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc sử dụng vốn vay không đúng mục đích đó.Tại quy chế cho vay của tổ ch ức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc và Thông tƣ 39/2016/TT- NHNN về việc thay thế quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN đã quy định: Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng; thực hiện đúng các nội dung đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và các cam kết khác; nếu tổ chức tín dụng phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trƣớc hạn.

Thông thƣờng, tất cả các khoản vay của khách hàng tại ngân hàng khi đã giải ngân thì ngân hàng đều có biên bản kiểm tra sau cho vay, trong đó, luôn có tài liệu cũng nhƣ thực tế kiểm tra chứng minh mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng. Tuy nhiên, không phải lúc nào kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng cũng thuận lợi nếu khách hàng cố tình lừa dối ngân hàng, tìm đủ mọi biện pháp để hoàn thiện hồ sơche giấu mụcđích sử dụng vốn vay thực sự.

Cán bộ tín dụng cần phải luôn giám sát quá trình hoạt động kinh doanh cũng nhƣ quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, nếu phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, phải tiến hành lập biên bản, dừng giải ngân. Nếu cần thiết, phải báo ngay đến cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền để cùng phối hợp xử lý, đảm bảo tuân thủ quy định cũng nhƣđảm bảo trách nhiệm pháp lý cho chính cán bộ tín dụng và cho những ngƣời quyết định đến khoản vay tại ngân hàng.

Trong quy trình cho vay tại First Bank Hà Nội cũng nêu rõ bƣớc thẩm định hồ sơ cho vay cũng nhƣ kiểm tra cho vay, nhằm xác định rõ khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích trong hợp đồng.

Bảng 3.8. Quy trình cho vay của First Bank Hà Nội

Bƣớc Nội dung công việc Ghi chú

1 - Hƣớng dẫn khách hàng thực hiện thủ tục, cung cấp mẫu biểu cho khách hàng kê khai

- Ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ của khách hàng

Sau 2 ngày làm việc, nếu không thấy khách hàng đến Ngân hàng nộp hồ sơ thì liên hệ điện thoại để tham khảo nhu cầu khách hàng

2 Tiếp nhận hồ sơ vay từ khách hàng, bao gồm: - Giấy đề nghị vay vốn

- Bản copy giấy tờ tùy thân (CMT, hộ khẩu, giấy chứng nhận độc thân, giấy kết hôn kèm bản chính để đối chiếu)

- Bản copy hồ sơ tài sản thế chấp (kèm bản chính để đối chiếu) - Giấy xác nhận tình trạng tài sản dùng thế chấp

3 Tra soát CIC về tình trạng quan hệ tại các TCTD của khách hàng

4 - Thực hiện định giá giá trị tài sản thế chấp, hẹn khách hàng ngày giờ thực hiện thẩm định

- Thẩm định nguồn thu nhập

5 - Lập báo cáo thẩm định tín dụng, đánh giá khả năng tài chính của khách hàng, đánh giá việc sử dụng vốn theo mục đích đề xuất trong hợp đồng

- Lập báo cáo thẩm định tài sản thế chấp

6 Trình báo cáo tín dụng và báo cáo thẩm định tài sản về lãnh đạo để kiểm tra và cho ý kiến

7 Phê duyệt cho vay hay từ chối cho vay hoặc trình về Hội đồng tín dụng NH trụ sở chính nếu mức cho vay vƣợt thẩm quyền phán quyết của Giám đốc Chi nhánh

Bƣớc Nội dung công việc Ghi chú

vay

- Trƣờng hợp từ chối cho vay thì lƣu hồ sơ khách hàng

9 - Hoàn chỉnh hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp trình chủ quản ký và đóng dấu

- Yêu cầu khách hàng giao hồ sơ (bản chính) tài sản thế chấp cho NH

10 - Tiến hành thủ tục và thực hiện công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định

- Yêu cầu khách hàng thực hiện bảo hiểm cháy nổ đối với tài sản thế chấp

11 - Lƣu trữ hồ sơ vay, hồ sơ thế chấp, hồ sơ bảo hiểm

- Mở tài khoản và nhập dữ liệu tài sản thế chấp vào hệ thống

12 Thực hiện phát tiền vay cho khách hàng kèm theo Đơn xin giải ngân theo mẫu NH quy định

13 Theo dõi hồ sơ vay, kiểm tra, giám sát khoản vay và thu hồi nợ

14 - Khi khách hàng trả hết nợ, lập tờ trình giải chấp tài sản thế chấp theo đề nghị của khách hàng

- Bàn giao hồ sơ về tài sản thế chấp cho khách hàng 15 Lƣu trữ hồ sơ theo quy định

(Nguồn: Quy trình cho vay ban hành lần thứ 2 tháng 12/2014 – First Bank Hà Nội)

Đối với yêu cầu quản lý khoản vay, yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ cho vay trƣớc khi trình Giám đốc. Cụ thể:

Tất cả đơn xin vay vốn của khách hàng mới hay cũ đều phải đƣợc thẩm định thông qua Hội đồng tín dụng cho vay trƣớc khi trình Giám đốc, ngoại trừ một số trƣờng hợp khách hàng cũ vay mới không tăng hạn mức, hoặc số tiền vay ít hơn 60% thuộc quyền hạn phê duyệt của Giám đốc.

Báo cáo thẩm định tín dụng yêu cầu đính kèm hồ sơ vay vốn, do nhân viên phân tích tín dụng thực hiện. Nó phải bao gồm những thông tin cần thiết cho việc đƣa ra quyết định tín dụng, đƣợc trình bày cụ thể, toàn diện, chi tiết về khoản vay

đang đề nghị. Bao gồm: mô tả về đề xuất khoản vay, tài sản đảm bảo, kế hoạch giải ngân, ngƣời bảo lãnh, phân tích tài chính, tổng quan về lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng, bối cảnh lịch sử của cá nhân hoặc doanh nghiệp vay vốn, điểm mạnh và điểm yếu, ý kiến của nhân viên tín dụng.

Việc định giá khoản vay sẽ đƣợc quyết định bởi Giám đốc, trên cơ sở cân nhắc các yếu tố: lãi suất cạnh tranh theo thị trƣờng, số dƣ ký quỹ của khách hàng vay, độ nhạy cảm của lãi suất, khả năng trả cũng nhƣ sự gia tăng dự phòng rủi ro của khách hàng vay, các khoản chi phí liên quan đến việc cấu thành giá vốn cho vay, mục tiêu lợi nhuận của chi nhánh.

Hợp đồng cho vay đƣợc lập cho từng khách hàng, từng loại hình vay vốn. Hợp đồng phải ghi chính xác kỳ hạn và điều kiện vay vốn dựa trên quan hệ của bên vay với NH và đƣợc điều chỉnh theo từng khoản vay. Hợp đồng cho vay là một công cụ quản lý và sẽ đƣợc thông qua bởi bộ phận pháp lý của Chi nhánh.Mỗi hợp đồng vay vốn phải thiết lập ràng buộc về tài chính khi xét thấy hợp lý, ví dụ nhƣ: số tiền vốn lƣu động tối thiểu, vốn chủ sở hữu tối thiểu, chỉ số nợ tối đa...

Ngoài ra, hợp đồng cho vay cũng nên đƣa ra các điều khoản khác nhƣ: cấm cho vay đối tƣợng khác khi chƣa có sự cho phép của Chi nhánh, hạn chế về cổ tức, yêu cầu thông báo trƣớc khi bán hoặc sáp nhập doanh nghiệp/ tài sản doanh nghiệp, thông báo trƣớc khi thay đổi giám đốc điều hành, thay đổi lƣơng...

Sau khi khoản vay đƣợc ghi nhận, nhân viên tín dụng có nhiệm vụ theo dõi khoản vay này, kịp thời phát hiện các sự kiện nào có thể ảnh hƣởng đến khoản vay để có hành động phù hợp trƣớc khi vấn đề trở nên nghiêm trọng. Báo cáo quá hạn luôn đƣợc duy trì và chu chuyển tƣơng ứng dựa trên các thủ tục quá hạn.

Một số biện pháp theo dõi khoản vay mà First Bank Hà Nội đang áp dụng nhƣ: Định kỳ ít nhất 2 lần / năm thăm nhà xƣởng để kiểm tra hoạt động tình hình sản xuất của khách hàng;

Định kỳ ít nhất 2 lần / năm thăm tài sản bảo đảm, đảm bảo tình trạng tài sản đảm bảo còn tốt, không bị hƣ hại;

để đảm bảo tình hình thƣơng mại của khách hàng vẫn hoạt động bình thƣờng; Định kỳ kiểm tra tình hình nhập kho hàng hóa sau mỗi lần giải ngân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng first commercial bank chi nhánh hà nội (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)