Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phƣơng pháp điều tra xã hội học
Điều tra xã hội học đƣợc hiểu là phƣơng pháp thu thập thông tin về các hiện tƣợng và quá trình kinh tế - xã hội trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể nhằm phân tích và đƣa ra kiến nghị đúng đắn về công tác giải quyết việc làm.
Phƣơng pháp điều tra xã hội học có một số đặc điểm nổi bật sau:
Thứ nhất: Phƣơng pháp điều tra xã hội học có ƣu điểm là rất thuận lợi
trong việc thu thập các thông tin định tính nhƣ quan điểm, thái độ, động cơ, tâm tƣ, nguyện vọng...
Thứ hai: Điều tra xã hội học phải áp dụng các nguyên tắc cơ bản của điều tra thống kê nói chung, phải sử dụng phƣơng pháp xử lí số liệu thống kê và thậm chí phải coi đó nhƣ là một bộ phận nghiệp vụ cơ bản.
Thứ ba: Trong điều tra xã hội học ngoài việc sử dụng phƣơng pháp điều
tra, thống kê còn kết hợp sử dụng các phƣơng pháp thực nghiệm, phƣơng pháp trƣng cầu ý kiến và phải tính đến các yếu tố tâm lí trong quá trình điều tra.
Trong phạm vi của vấn đề, tác giả tiến hành điều tra trong phạm vi không gian, thời gian và đối tƣợng cụ thể nhƣ sau:
- Địa điểm: Tiến hành điều tra tại thị xã Chí Linh, huyện Thanh Hà, Kinh Môn và Gia Lộc.
- Đối tƣợng điều tra: Lãnh đạo Ngân hàng chính sách xã hội huyện, chủ tịch UBND xã, cán bộ Đoàn cơ sở và hộ gia đình thanh niên đƣợc vay vốn.
- Mục đích: công tác tổ chức, thực hiện cho vay vốn từ nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm; tâm tƣ, nguyện vọng đƣợc vay vốn tƣ nguồn vốn này; hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay của thanh niên.