Tổ chức kiện toàn, củng cố tổ tiết kiệm và vay vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nguồn vốn quỹ quốc gia về việc làm tại Tỉnh đoàn Hải Dương (Trang 78 - 80)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp quản lý nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm tại Tỉnh

4.2.4. Tổ chức kiện toàn, củng cố tổ tiết kiệm và vay vốn

Tổ tiết kiệm và vay vốn là tổ chức do các tổ chức chính trị - xã hội hoặc cộng đồng dân cƣ tự nguyện thành lập trên địa bàn hành chính cấp xã và đƣợc UBND cấp xã chấp thuận bằng văn bản. Tổ là cánh tay nối dài giải ngân

nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm. Tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động theo nguyên tắc :

- Tự nguyện, đoàn kết, tƣơng trợ, cùng có lợi.

- Các tổ viên cam kết cùng thực hiện đúng nghĩa vụ khi vay vốn, trả nợ và các nghĩa vụ khác.

- Tổ hoạt động theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số dƣới sự điều hành của Ban quản lý Tổ.

Tuy nhiên trong quá trình thành lập và hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn có nhiều thay đổi do nguyên nhân khách quan và chủ quan nhƣ : thành lập tổ ngay từ ban đầu chƣa đúng quy định, tổ viên không đủ điều kiện hoặc vi phạm quy ƣớc, tổ viên không muốn tham gia khi không còn nhu cầu vay vốn, quyền lợi của tổ viên không đƣợc đảm bảo...

Do vậy, để Tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động hiệu quả, Ban Thƣờng vụ Tỉnh đoàn cần thực hiện một số nội dung chính sau :

- Chỉ đạo, thực hiện tổng rà soát, phân loại việc thành lập và hoạt động của các Tổ tiết kiệm và vay vốn trong toàn tỉnh.

- Yêu cầu Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền lợi của tổ và tổ viên (12 nhiệm vụ và 04 quyền lợi).

- Yêu cầu Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn thực hiện đúng nghiệp vụ cho vay, lƣu trữ an toàn hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn và các loại sổ sách, giấy tờ khác đƣợc lƣu trữ tại tổ.

- Thƣờng xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các Tổ tiết kiệm và vay vốn, nhất là tổ trƣởng và tổ phó.

- Chỉ đạo, phối hợp với cơ quan liên quan cấp huyện và UBND xã kiện toàn, củng cố hoặc giải thể Tổ tiết kiệm và vay vốn khi tổ hoạt động không hiệu quả, không đúng nguyên tắc hoặc có đề nghị của tổ.

đề ra, hiệu quả sẽ tăng lên rõ rệt, phát hiện kịp thời và ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cho vay vốn. Qua đó tăng cƣờng năng lực, quản lý nguồn vốn cho vay đạt hiệu quả.

Nhƣợc điểm : tổ viên có thể phải tham gia nhiều cuộc họp do tổ tổ chức đồng thời phải thực hiện ghi chép nhiều loại sổ sách, bảng, biểu mẫu, giấy tờ liên quan, hồ sơ lƣu trữ vay vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nguồn vốn quỹ quốc gia về việc làm tại Tỉnh đoàn Hải Dương (Trang 78 - 80)