Các tiêu chí đánh giá quản lý nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nguồn vốn quỹ quốc gia về việc làm tại Tỉnh đoàn Hải Dương (Trang 31 - 33)

1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nguồn vốn Quỹ quốc gia về

1.2.7. Các tiêu chí đánh giá quản lý nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm

Nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm đƣợc dùng để cho vay hỗ trợ các dự án nhỏ nhằm tạo thêm việc làm. Do vậy các tiêu chí đánh giá quản lý nguồn vốn có những đặc thù riêng với những chỉ tiêu cơ bản sau :

Nhóm chỉ tiêu định tính, bao gồm :

Thứ nhất, là quy trình nghiệp vụ hoàn chỉnh, thủ tục đơn giản, khả năng đáp ứng cho vay nhanh chóng, kịp thời, an toàn, hiệu quả đảm bảo các quy định nhƣ: Mức cho vay (giải ngân), tránh để tồn đọng vốn tại ngân hàng; Thời hạn cho vay, thực hiện đúng quy định cho vay đối với từng dự án; Lãi suất

cho vay, hoàn trả vốn (gốc và lãi); Quay vòng vốn: để vốn liên tục quay vòng sinh lời, không để tồn đọng vốn tại ngân hàng.

Thứ hai, quản lý, sử dụng nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm phải đạt hiệu quả về kinh tế xã hội. Hiệu quả kinh tế xã hội bao gồm: nâng cao mức sống cho khu dân cƣ; phân phối thu nhập và cân bằng xã hội; gia tăng số lao động có việc làm; tăng thu [nguồn Internet].

Nâng cao mức sống cho khu dân cƣ: Đƣợc thể hiện gián tiếp thông qua các số liệu cụ thể về mức gia tăng sản phẩm, mức gia tăng thu nhập, tốc độ tăng trƣởng và phát triển kinh tế của địa phƣơng.

Phân phối thu nhập và cân bằng xã hội: Thể hiện qua sự đóng góp của công cuộc đầu tƣ vào việc phát triển kinh tế và việc đẩy mạnh công bằng xã hội.

Gia tăng số lao động có việc làm: Đây là một trong những tiêu chí chủ yếu của chiến lƣợc phát triển kinh tế, đặc biệt ở những nơi thừa lao động, thiếu việc làm.

Thứ ba, nâng cao uy tín, vị thế của tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trƣớc xã hội, đặc biệt là tạo lòng tin của thanh niên đối với tổ chức đoàn. Qua đó cũng tạo ra nguồn kinh phí cho tổ chức đoàn hoạt động và làm cho hoạt động của tổ chức ngày ngày càng phong phú, hiệu quả.

Nhóm chỉ tiêu định lượng, bao gồm:

Một là, tạo thêm việc làm mới nhờ vay vốn từ nguồn vốn vay Quỹ quốc gia về việc làm. Có thể nói đây là chỉ tiêu quan trọng nhất của Quỹ vì nó chính là mục tiêu hoạt động của Quỹ quốc gia về việc làm. Đây là chỉ tiêu vừa phản ánh kết quả cho vay vốn vừa là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay.

Hai là, tổng dƣ nợ. Tổng dƣ nợ cho vay thể hiện số tiền khách hàng hiện đang còn vay từ Quỹ để đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho ngƣời lao động.

Ba là, doanh số cho vay. Chỉ tiêu này tác động trực tiếp đến chỉ tiêu thu hút lao động tạo việc làm trong các dự án. Doanh số cho vay hàng năm đƣợc thực hiện trên cơ sở vốn thu hồi đến hạn và nguồn vốn bổ sung mới. Doanh số cho vay thể hiện kết quả hoạt động của cả một quá trình từ tổ chức xây dựng dự án, thẩm định xét duyệt đến khâu giải ngân. Doanh số cho vay thể hiện kết quả đầu vào của các dự án, bao gồm sử dụng vốn đầu tƣ, mức đầu tƣ, kế hoạch đầu tƣ vốn cho sản xuất kinh doanh.

Bốn là, doanh số thu nợ. Chỉ tiêu thể hiện chất lƣợng sử dụng đồng vốn của Quỹ quốc gia về việc làm. Doanh số thu nợ càng cao thể hiện khả năng trả nợ của khách hàng cao, chất lƣợng tín dụng tốt. Tuy nhiên, khi nghiên cứu chỉ tiêu này chúng ta cần loại trừ hiện tƣợng đảo nợ.

Năm là, vòng quay vốn tín dụng. Trả vốn vay là hoạt động cuối cùng của một chu kỳ vay, bắt đầu cho một chu kỳ mới. Kết quả hoàn trả vốn, lãi là một trong những chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả cho vay. Đồng vốn đƣợc thanh niên sử dụng đúng mục đích có hiệu quả, tỷ lệ thu hồi vốn đến hạn đạt cao thì tỷ lệ rủi ro thấp.

Sáu là, tỷ lệ nợ quá hạn. Đây là chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng quan trọng nhất. Tỷ lệ nợ quá hạn đƣợc tính bằng công thức: Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn* 100%/ Tổng dƣ nợ. Trong đó: các món vay bị chuyển nợ quá hạn khi hộ vay sử dụng vốn vay sai mục đích đã có quyết định thu hồi của cấp có thẩm quyền nhƣng ngƣời vay chƣa trả đƣợc nợ hoặc khách hàng có khả năng trả khoản nợ đến hạn nhƣng không trả hay đến kỳ hạn trả nợ cuối cùng nhƣng không đƣợc gia hạn nợ.

1.3. Kinh nghiệm quản lý về nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm của một số tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nguồn vốn quỹ quốc gia về việc làm tại Tỉnh đoàn Hải Dương (Trang 31 - 33)